Tìm kiếm

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

Thuốc cho căn bệnh khủng hoảng thương hiệu



Khi có biến cố, những thông tin xấu truyền đi, gây ảnh hưởng đến thương hiệu. Và khi không có cách xử lý kịp thời, hoặc giải pháp xử lý khủng hoảng không hợp lý, rất có thể doanh nghiệp hay thương hiệu đó sẽ rơi vào “thảm họa”.
1. Thiết lập nhóm xử lý khủng hoảng

Cần tổ chức ngay nhóm xử lý khủng hoảng dựa trên việc nhận diện các dạng khủng hoảng thương hiệu có thể xảy ra, đồng thời lập đội quản lý khủng hoảng thương hiệu với các thành viên là các quản trị viên cấp cao, cấp trung và nhóm các nhân viên liên quan. Từ đó, thực hiện nghiên cứu và báo cáo tình hình nhận diện mức độ “rủi ro” của vấn đề khủng hoảng.

2. Thực hiện nhất quán từ phát ngôn tới hành động

Thực hiện xử lý khủng hoảng đồng bộ, từ khâu phát ngôn của doanh nghiệp cho tới các biện pháp thiết thực xử lý khủng hoảng. Từ đó, cho công luận nhận thấy uy tín và chiến lược phát triển của doanh nghiệp là nhất quán. Sự việc xảy ra chỉ mang tính hiện tượng chứ không thuộc về bản chất.

3. Đánh giá đúng vai trò Báo chí trong chiến lược xử lý khủng hoảng

Đánh giá đúng vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong chiến lược xử lý khủng hoảng. Đặc biệt, đặt vị trí và vai trò báo chí trong mối tương quan là cầu nối giữa doanh nghiệp và công luận (khách hàng, người tiêu dùng...). Bên cạnh đó, nên minh bạch, trung thực. Nguyên tắc này yêu cầu những thông tin liên quan tới khủng hoảng và xử lý khủng hoảng cần được công bố trung thực và minh bạch, giúp khách hàng tin tưởng thương hiệu hơn.

4. Chứng minh sự đồng hành với khách hàng

Với kế hoạch PR thiết thực và rõ ràng, thương hiệu phải chứng minh được sự đồng hành của mình với công chúng, với chính quyền trong quá trình xử lý khủng hoảng thương hiệu. Lồng ghép các chương trình PR có sự tham gia của các bạn hàng truyền thống, để họ nói lên chất lượng, uy tín và sự bảo đảm của thương hiệu bằng lòng tin của chính khách hàng mà thương hiệu đã có từ trước đó.

5. Lợi ích của khách hàng là chính yếu

Cần đặt lợi ích của khách hàng là chính yếu. Và chứng minh cho khách hàng thấy họ luôn được quan tâm là cách tốt nhất. Chỉ có như vậy mới lấy lại niềm tin nơi khách hàng và giúp thương hiệu vượt qua khủng hoảng.

6. Định vị và khoanh vùng khu vực khủng hoảng

Định vị và khoanh vùng khu vực khủng hoảng, thông tin phát ngôn trong khu vực này phải công khai sai phạm và có hướng “chữa trị” tận gốc để tránh lây lan. Còn những vùng chưa bị ảnh hưởng nhiều, nên dùng chiêu thức khuyến mại, nhằm tăng lợi ích của khách hàng khi đến với sản phẩm.

7. Tái định vị và nhận dạng thương hiệu

Sau khi có các bước xử lý khủng hoảng cần thiết, nên tái định vị và nhận dạng thương hiệu bằng các chiến lược PR mới. Có thể thay đổi nhãn hàng, thậm chí tạo nên một chương trình rầm rộ với thương hiệu cũ nhưng với nhãn hàng mới, để củng cố niềm tin nơi công chúng cũng như tạo ra uy tín chất lượng và vị thế mới của thương hiệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét