Tìm kiếm

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG,NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM


Phần 1:Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam.

                                 I.      Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước.

Sự ô nhiễm là từ mà chúng ta nghe nhiều trong thời gian gần đây. Nhưng nghĩa chính xác của nó là gì? Nếu bạn tra nghĩa từ “ pollution” trong từ điển, bạn sẽ tìm thấy nghĩa như thế này-  phá hoại sự tinh khiết , làm ô nhiễm, đặc biệt do chất thải của con người”. Môi trường, ví dụ như môi trường sống xung quanh chúng ta, nơi chúng ta sống, bị ô nhiễm bởi chính các hoạt động của chúng ta. Những thứ ô nhiễm mà chúng ta tạo ra không những ảnh hưởng đến cuộc sống của chính chúng ta mà còn ảnh hưởng đến những sinh vật sống khác sống chung trong một môi trường với chúng ta như động vật và thực vật.
Môi trường nước: Mỗi vật thể sống đều phụ thuộc vào nước để sống. Hơn 2/3 trái đất được bao phủ bởi nước biển và nước ngọt. Mặc cho vai trò quan trọng của nước, con người vẫn tiếp tục làm ô nhiễm nguồn nước một cách đáng báo động.

                                 II.      Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
 

1.Đe dọa nguồn nước sạch- sông, suối, hồ


-Một trong những mối đe dọa lớn nhất đến nước tinh khiết là hóa chất. Các cánh đồng thường được phun thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Mưa sẽ cuốn các hóa chất này chảy ra suối và song,các động vật và cây cối ở trong nước không thể tiếp nhận những hóa chất này. Động vật và thực vật ngay lập tức bị nhiễm độc và mất cân bằng sự sống.
Phân hóa học chứa N và P, “hồ xi măng” (slurry), kết hợp với Photphat từ chất thải sinh hoạt như xà phòng giặt đồ, có thể bị cuốn vào nước. điều này không trực tiếp làm ô nhiễm nước nhưng nó gây cho những thực vật sống dưới nước như là tảo phát triển nhanh. Tảo tiêu thụ quá nhiều oxygen và do đó sẽ không còn oxygen cho cây cối và động vật. Sự phát triển này còn che ánh sáng mặt trời, đẫn đến các cá thể sống dưới nước sẽ chết. Cuối cùng tảo sẽ chết, gây hôi và thối rữa. Vấn đề của việc có quá nhiều phân bón trong nước được gọi là Eutrophication.

-Xí nghiệp, thường được xây cạnh các con sông để có thể lấy nước, có thể thải các hóa chất xuống nước, giết chết môi trường sống ở sông.

-Hệ thống lọc nước thải từ hộ gia đình và sau đó chảy ra sông hồ. Vi khuẩn trong hệ thống loc phan huy chất thải hữu cơ nhưng nếu nước chứa hóa chất như chất tẩy, vi khuẩn sẽ chết và nước ô nhiễm sẽ chảy ngược ra hồ. Mất đi lượng oxy trong nước, sinh vật không thể sống.

-Nước được dùng và thải ra sông từ nhà máy điện thường ấm, điều này có thể làm cho sinh vật có thể chết và thực vật phát triền và chết nhanh. Mưa acid dưới không khí ô nhiễm được tập trung nhiều ở sông đủ để giết cá.

-Cuối cùng, rác thải gây ra sự hủy hoại to lớn. Sông, hồ và suối là nơi để vứt bỏ mọi thứ từ lon cũ đến xe hơi cũ. Những bãi rác được đốt trên mặt đất hóa chất nguy hiểm và kim loại như cadmium và thủy ngân từ pin. Chúng có thể ngấm vào đất và chảy ra sông.

2.Đe dọa biển và đại dương

       
                           dầu tràn                               chất dẻo có thể gây ô nhiễm Đại Tây Dương



-Sự ô nhiễm được đề cập trên đây có thể dễ dàng chảy ra biển từ các con sông, cửa sông và nước  biển bị đặc biệt bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, rất nhiều nước được bơm ra đại dương. Một vấn đề nghiêm trọng nhất là chất phóng xạ được sử dụng trong cuộc chiến tranh Thế Giới thứ 2. Một vài thùng đựng hàng bị rò rỉ và chúng ta vẫn không chắc sự tác động lâu dài của chúng lên hệ sinh thái biển?
-Một lượng lớn chất thải chưa được xử lý, chứa các chất hóa học nguy hiểm và vi khuẩn, được phóng thích ra biển. Hon the nua, tràn dầu là mối đe dọa khác cho hệ sinh thái biển.

-PCBs ( polychlorinated biphenyls) có nhiều công dụng trong ngành công nghiệp và có thể bị phân tán trong khói hoặc đường sông. Chúng cuối cùng đã ra biển và có thể trở thành vô cùng đậm đặc khi di chuyển qua chuỗi thưc ăn biển. Trở về năm 1969 ở vùng biển Irish, hàng ngàn guillemots bị giết bởi vì chất độc PCB. Sau đó người ta phát hiện ra rằng những loài động vật khác như gấu polar, hải cẩu và cá heo có một lượng lớn PCB trong cơ thể của chúng. Người ta tin rằng sự sinh sản có thể bị ảnh hưởng và nó dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng.

            -Các đại dương được kết nối với nhau, do đó ô nhiễm sẽ được các dòng hải lưu và thủy triều mang đi và lan ra khắp thế giới. Sự ô nhiễm bắt đầu từ các động vật phù du và kết thúc ở các động vật cấp cao trong chuỗi thức ăn ở đai dương. Một vài chất độc có thể kết thúc ở các đĩa thức ăn của ta!

            -Một điều rõ rang từ các thông tin mà bạn đã đọc là chúng ta đang sản sinh Quá Nhiều Chất Thải! Trái đất không thể đương đầu với tất cả các ô nhiễm này. Chúng ta ít nhất đang nhận thức vấn đề của sự ô nhiễm- nhưng đã có bất cứ hành động nào được thực hiện để kiểm soát chúng?

Kênh nước thải – 1 sự khó chịu cho những người dân ở khu vực xung quanh.

                             III.      Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí


1.Nước thải từ các khu công nghiệp gây ô nhiễm

Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác.

Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận...

Đến năm 2009 tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng.Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm  do Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố, khoảng 70% trong số hơn một triệu m3 nước thải/ngày từ các Khu công nghiệp (KCN) được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Có đến 57% số KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước thải các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên là 2%. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn rất thấp. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam.

Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan lên tới cả phần thượng lưu. Kết quả quan trắc chất lượng cả 3 lưu vực sông Đồng Nai, Nhuệ - Đáy và sông Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt, những khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD , NH4+ , tổng N, tổng P đều cao hơn quy chuẩn Việt Nam nhiều lần.


Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt
Cống nước thải


Một khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp đã đưa ra dự đoán rằng tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam trong năm 2010 sẽ tăng gấp 4, 5 lần so với hiện tại.

Viện trưởng Phan Đăng Tuất cảnh báo rằng nếu không có những biện pháp thúc đẩy kịp thời, tổng thiệt hại của nền kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra có thể lên đến 0.3% GDP cả nước trong năm 2010, và 1.2% trong năm 2020.VN có thể mất 5,5% GDP hàng năm do ô nhiễm môi trường


2.Nguồn nước ô nhiễm do đô thị hóa


Quá trình đô thị hóa cũng gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường. Hà Nội với tổng diện tích là 924 km2 và hơn 3 triệu người sinh sống, hiện đang có khoảng 300 xí nghiệp, 450 tổ hợp thủ công và hơn 300 đơn vị sản xuất. Ở nhiều khu công nghiệp, điều kiện vật chất đã cũ nát, nhiều bệnh viện hay lò mổ cũng đang trong tình trạng tương tự. Hệ thống xử lý rác và thoát nước đã cũ và không hiệu quả, vì vậy đường phố Hà Nội hay bị ngập mỗi khi trời mưa to, gây nên nhiều vấn đề vệ sinh đáng lo ngại.


 
Nước thải sinh hoạt

3.Nước thải từ các làng nghề cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng.

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

4.Chất  thải từ đất liền đem ra làm ô nhiễm nước biển

Có một điều chắc chắn là con người càng đẩy nhanh tốc độ phát triển trên lưu vực sông ven biển và trên biển thì mức độ gây tổn thương đến môi trường và tài nguyên biển ngày càng cao. Và không thể kể hết các tác động đến môi trường và tài nguyên biển do con người gây ra, nhưng thực tế con người đã nếm trải đủ thất bại và thiệt hại do những hành vi thiếu khôn khéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Các chất thải không qua xử lý từ các lưu vực và vùng ven biển được đưa ra biển ngày càng nhiều, làm cho nhiều vùng biển ven bờ có nguy cơ bị thiếu ôxy trên diện rộng, khiến cho một số loài sinh vật biển bị đe dọa. Ở vùng nước ven bờ, đến năm 2010 dự tính chất thải sẽ tăng rất lớn: dầu khoảng 35 - 160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26 - 52 tấn/ngày và tổng amôni 15 - 30 tấn/ngày.

Các chất thải có nguồn gốc lục địa được đưa vào biển nước ta thường là thuốc trừ sâu từ các vùng sản xuất nông nghiệp, chất thải hữu cơ từ các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, chất thải sinh hoạt và bệnh viện từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung, chất thải mỏ, chất thải từ các khu công nghiệp, ... Hàng năm đã có cả trăm ngàn tấn COD, hàng chục ngàn tấn BOD và dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp đổ vào biển chủ yếu từ các khu công nghiệp trọng điểm và các khu dân cư tập trung ven biển.
Các sông lớn ở Việt Nam trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ. Hàng năm trên 100 con sông cần cù tải ra biển khoảng 880 km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác

5.Thải ngay trên biển

Các nguồn thải này chủ yếu phát sinh từ các hoạt động trên biển như: khai thác và nuôi hải sản, thăm dò và khai thác dầu khí, hoạt động tàu thuyền trên biển, các sự cố tràn dầu,...

Chất thải từ các tàu thường bị đổ xuống biển ở các khu vực bến cảng, vũng vịnh khá kín sóng gió, nên đã làm cho nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Có nhiều nơi tập trung hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ như bến cảng Hậu Lộc, Nghi Sơn (Thanh Hóa), sông Hàn (Đà Nẵng), Bến Đình (Vũng Tàu), cửa Ông Đốc (Cà Mau), cửa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Hầu hết tại các khu vực biển có cảng cá hoạt động, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và tổng coliform tương đối cao, nhiều khi vượt giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thủy sản, nhất là dầu và vi khuẩn.

Cùng với phát triển và mở rộng hoạt động đội thương thuyền, tăng cường khả năng luân chuyển hàng hóa qua các cảng cũng làm tăng thêm nguồn chất thải đổ vào biển, gia tăng sự cố hàng hải và chủ yếu gây ra các vụ tràn dầu. Từ năm 1994 đến năm 2002 đã xác định được trên 40 vụ tràn dầu với số lượng dầu tràn trên 4.000 tấn. Đầu năm 2003 có 2 vụ tràn dầu ở khu vực sông Sài Gòn và Vũng Tàu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản. Đội tàu của ta nói chung là nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu, không được trang bị các máy phân ly dầu nước, cho nên khả năng thải dầu vào môi trường biển sẽ nhiều. Theo nghiên cứu của Hoa Kỳ (2000) thì các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu như vậy đã đóng góp khoảng 70% lượng dầu thải trong biển. Ngoài ra, hoạt động tàu thuyền thương mại qua tuyến hàng hải quốc tế cắt qua biển Đông cũng thải vào biển một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ.

Hiện nay, ở vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.

6.Nước biển xuống cấp nghiêm trọng

Ở hầu hết các điểm đo thuộc vùng biển phía Bắc (từ Cửa Lục đến Cửa Lò) và vùng biển phía Nam (từ Vũng Tàâu đến Kiên Giang), hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ. Đặc biệt ở Cà Mau đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ cho nhiều mục đích sử dụng, tổng chất rắn lơ lửng trung bình đạt 354,85 mg/l. Vịnh Hạ Long bị đục hóa chưa rõ nguyên nhân, nhưng chắc chắn liên quan đến các hoạt động phát triển diễn ra sôi động trong những năm gần đây trên lưu vực sông ven biển. Đục hóa không chỉ ảnh hưởng đến mỹ cảm của khách du lịch, mà còn làm giảm khả năng quang hợp và một số sinh vật biển chết hoặc suy giảm nguồn giống hải sản. Theo các nhà khoa học, nước biển có giá trị tổng chất rắn lơ lửng cao phần lớn là do nước sông đổ ra, vì các giá trị cực đại thường xuất hiện vào mùa mưa lũ.

Nước biển ở một số khu vực biểu hiện bị "axít hóa" do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Giá trị pH thấp nhất đo được ở biển Trà Cổ vào quý IV năm 2002, chưa rõ nguyên nhân. Ngoài ra, do ảnh hưởng của mưa lũ, nồng độ silicát trong nước biển ở cửa Ba Lạt, Đồng Hới, Quy Nhơn, Định An, Cà Mau, Rạch Giá trong đợt đo tháng 8 đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển. Hàm lượng silicát lớn nhất ở Cà Mau đo được 4,047mg/l. Hàm lượng trung bình nitrát (NO3) trong nước biển khu vực Ba Lạt đạt 0,235mg/l, ở vùng biển Định An đạt 0,231mg/l, nước biển thuộc các khu vực phía Bắc và Nam có hàm lượng nitrát cao hơn giá trị trên 2 - 4 lần, nhất là vào mùa mưa lũ.

Trong nước vùng biển Ba Lạt hàm lượng amôniắc (NH3-N) cao nhất, đạt 0,695mg/l, vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ. Còn ở các khu vực khác thuộc vùng biển phía Bắc nồng độ amôniắc đã vượt quá giá trị giới hạn của ASEAN từ 1 đến 2 lần, trừ vùng biển Trà Cổ, Đồ Sơn, Cửa Lò. Nhìn chung, ở khu vực biển miền Nam và miền Trung hàm lượng NH3-N còn nhỏ. Tuy nồng độ phôtphát (PO4-P) trong nước biển ven bờ và ngoài khơi tương đối nhỏ, chưa vượt quá giới hạn của ASEAN đối với nước biển vùng cửa sông, nhưng ở Cửa Lục, Đồ Sơn, Cồn Cỏ, Đà Nẵng, Dung Quất, Phan Thiết, Định An vào một số thời điểm quan trắc, cũng đã vượt quá giới hạn đối với Tiêu chuẩn nước biển ven bờ của Việt Nam.
Hàm lượng dầu trong nước biển ở tất cả các khu vực biến đổi trong khoảng 0,14 - 1,10mg/l, vượt quá giới hạn của ASEAN. Nếu so với Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam thì hầu hết các khu vực biển ở miền Bắc và Nam Bộ đều vượt quá giới hạn này vào các thời điểm quan trắc. Một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm dầu trong nước biển vùng ven bờ là các vụ tràn dầu rõ và không rõ nguyên nhân từ hoạt động tàu thuyền.
Do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, chất thải hữu cơ và phân bón mà chỉ số khuẩn côli trong nước biển gần các đô thị lớn, khu du lịch biển và các kênh tiêu nội đồng ven biển biến đổi trong khoảng 12 - 9.200cfu/100ml. Vùng biển từ Nha Trang đến Rạch Giá thường xuyên có chỉ số khuẩn côli cao hơn giới hạn cho phép 1 - 9,2 lần. Khu vực Đèo Ngang, Quy Nhơn, Thuận An, Đồng Hới, Đà Nẵng, Dung Quất, Sa Huỳnh, kết quả của một số đợt đo cho thấy chỉ số này cũng cao hơn giới hạn cho phép.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét