Tìm kiếm

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Trông anh...

Em trông anh, lặng lẽ,chiều cuối đông
mưa lất phất,vấn vương làn tóc rối
1 góc quán,ly cà phê mê mộng
ánh mắt nhìn,thổn thức,tiếng gọi anh

giây phút chờ,những kí ức mong manh
đồng hồ quay,dồn bước chân hối hả
1 dấu lặng xen dòng đời vội vã
được bên anh em sống chậm 1 ngày...

1 nỗi buồn mơn man trong lòng em.em buồn ko hiểu vì sao lại buồn.1 ngày cuối xuân,1 ngày héo úa trong cái mơn mởn của trời xuân ấy...
như tia nắng cuối trời nhạt nhòa...
cần 1 điểm tựa.1 điểm vững chắc.1 bờ vai để em có thể gục trên đó mà khóc....
vẫn chờ anh...vẫn đợi anh...
những mệt nhoài đã vướng chân em,em như bị xô đẩy trong cuộc sống hối hả....
giây phút chờ có phải lại là giây phút hạnh phúc nhất,khi mà con ng ta có thể ngồi lặng để ngắm nhìn thời gian trôi,để thấy dòng người vọt qua đông đúc ,để thấy mây lững lờ trên cái nền xanh hờ hững đó....
và để ta có thể sống  chậm 1 ngày....

viết những dòng vô định...ko hiểu nổi m đang viết cái j nữa.lủng củng...vô nghĩa...kệ...mặc kệ...vì ta thik.đơn giản vì ta thik...

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Mô hình chiết khấu cổ tức (Dividend Discount Model_DDM)


 
Mô hình chiết khấu cổ tức là một mô hình tương đối tốt để định giá cổ phần. Lý thuyết này phát biểu rằng giá trị cổ phần của một công ty là giá trị của toàn bộ dòng tiền tương lai mà bạn kì vọng một doanh nghiệp tạo ra sau khi đã được điều chỉnh bằng một tỉ lệ chiết khấu hợp lý. công thức tính như sau:
ddm.gif
Trong đó
Value of stock : giá trị cổ phần
Dividend per share : cổ tức trên một cổ phần
Discount rate: tỉ lệ chiết khấu
Divident growth rate: tốc độ tăng cổ tức.
Vấn đề cốt lõi trong lý thuyết này đó là cổ phần của bất cứ công ty nào cũng có trị  giá không vượt quá những khoản cổ tức mà nó sẽ đem lại cho nhà đầu tư trong hiện tại và tương lai. Theo lý thuyết DDM, cổ tức là dòng tiền mà các cổ đông sẽ thu về trong tương lai, tất nhiên là có tính tới giá trị của tiền tệ theo thời gian. Để đánh giá một công ty thông qua việc sử dụng mô hình DDM, bạn cần phải tính giá trị khoản cổ tức mà công ty sẽ trả trong năm tới. Có nhiều mô hình chiết khấu cổ tức trong đó có hai loại chính là mô hình cổ tức không tăng trưởng và mô hình cổ tức tăng theo thời gian.
Xét một ví dụ đơn giản: giả sử rằng một công ty trả cổ tức 1$/năm, bạn sẽ tự hỏi rằng liệu bạn có sẵn sàng mua cổ phiếu của công ty này không? Giả sử rằng tỉ lệ thu nhập kì vọng là 5%, khi đó theo mô hình DDM có tốc độ tăng cổ tức bằng 0, giá trị của doanh nghiệp này là 1/5% = 20$
Khiếm khuyết trong mô hình 1là ở chỗ khi tiến hành đầu tư vào một doanh nghiệp, bao giờ nhà đầu tư cũng hi vọng rằng doanh nghiệp này sẽ tăng trưởng qua thời gian. Nếu nhà đầu tư cũng suy nghĩ như vậy trong trường hợp trên thì mẫu số sẽ tương đương với hiệu số của tỉ lệ thu nhập kì vọng và tốc độ tăng trưởng của cổ tức. Giả sử rằng tốc độ tăng cổ tức là 3% một năm, khi đó giá trị của công ty sẽ là 1/ (5%-3%) = 50$.
Mô hình DDM cổ điển này thường phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng để đánh giá các công ty mạnh, có mức trả cổ tức cao. Những người ủng hộ lý thuyết này thì cho rằng chỉ có lượng cổ tức trong tương lai mới có thể cho bạn những đánh giá đúng đắn về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Mua cổ phần với bất kì lý do gì, ví dụ mua với mức giá cao hơn 20 lần so với thu nhập có thể kiếm được từ công ty vì tin rằng hôm sau sẽ có người mua lại với giá gấp 30 lần thì chỉ đơn thuần là một sự đầu cơ.
Trên thực tế, mô hình DDM đòi hỏi một sự nghiên cứu tỉ mỉ để có thể dự đoán được mức cổ tức trong tương lai. Thậm chí khi bạn áp dụng mô hình này với công ty trả cổ tức đều đặn, thường xuyên, bạn vẫn cần đưa ra rất nhiều giả thuyết về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Trong đó giả định lớn nhất trong mô hình DDM là giả định rằng cổ tức của doanh nghiệp là tương đối ổn định, không tăng hoặc tăng đều. Thêm vào đó các yếu tố đầu vào để tính toán giá trị thì thường xuyên thay đổi và tiềm ẩn những sai số. Tuy nhiên, ngay cả đối với các cổ phần đáng tin cậy, ổn định, thì việc dự đoán chính xác việc trả cổ tức trong các năm tới cũng là công việc vô cùng khó khăn.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

somebody needs you!
1 ai đó đang cần sự quan tâm của bạn.1 ai đó cần được chia sẻ.
và 1 ai đó cần được yêu!

CÓ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI TIẾT KIỆM VÀ NGƯỜI ĐẦU TƯ

Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu - Tác giả: Donald J. Trump – Robert T. Kiyosaki

Quan điểm của Robert
Nhiều người đầu tư vào quỹ hỗ tương. Khi tôi nói đến việc không làm người tiết kiệm, nhiều người trả lời, “Nhưng tôi đang đầu tư. Tôi có nhiều quỹ hỗ tương. Tôi có 401 (k). Tôi còn có chứng khoán và cổ phiếu. Đó không phải là đầu tư sao?”
Tôi lùi lại một bước và giải thích thêm, “Phải, tiết kiệm là một hình thức đầu tư. Vì thế khi bạn mua quỹ hỗ tương, chứng khoán, hay trái phiếu là bạn đang đầu tư nhưng nó là từ quan điểm của người tiết kiệm và giá trị của người tiết kiệm hơn.”
Hãy nghe lý luận của người đầu tư thụ động. Một lần nữa, các nhà kế hoạch tài chính sẽ khuyên bạn:
􀂃 Làm việc chăm chỉ
􀂃 Tiết kiệm tiền
􀂃 Thoát nợ
􀂃 Đầu tư dài hạn (chủ yếu là quỹ hỗ tương)
􀂃 Đa dạng hóa
Nói theo ngôn từ của các nhà kế hoạch tài chính thì thường như thế này, “Làm việc chăm chỉ đi. Đảm bảo là công ty bạn làm có chương trình 401 (k). Đảm bảo tối đa sự đóng góp của bạn. Vì đó là tiền không bị thuế mà. Nếu bạn có nhà thì lo mà trả nợ cho nhanh. Nếu nợ thẻ tín dụng thì trả luôn đi. Ngoài ra, nên có danh sách đầu tư cân đối các quỹ phát triển, quỹ kỹ thuật, một quỹ cho tài sản nước ngoài và khi bạn lớn tuổi rồi thì chuyển vào quỹ trái phiếu để có thu nhập đều đặn. Dĩ nhiên là phải đa dạng hóa, đa dạng hóa, đa dạng hóa. Không nên cho tất cả trứng vào cùng một sọt.”
Dù không chính xác nhưng tôi chắc chắn lời rao hàng trong lớp vỏ lời khuyên tài chính này nghe rất quen thuộc với bạn.
Donald Trump và tôi không nói tất cả nên thay đổi và đừng làm những điều này nữa. Đó là lời khuyên đúng đắn cho một nhóm người nhất định - những người mang lý luận của một người tiết kiệm hay là những nhà đầu tư thụ động.
www.nxbtre.com.vn 1
Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu - Tác giả: Donald J. Trump – Robert T. Kiyosaki
Quay lại với sự khác nhau giữa người tiết kiệm và người đầu tư, có một từ phân biệt họ và đó là đòn bẩy. Định nghĩa của đòn bẩy là khả năng làm nhiều hơn bằng ít sức hơn.
Hầu hết những người tiết kiệm không sử dụng đòn bẩy tài chính. Và bạn không nên sử dụng đòn bẩy trừ khi đã có kiến thức hay đã được đào tạo tài chính để áp dụng. Nhưng xin để tôi giải thích thêm. Chúng ta hãy xem lời khuyên chuẩn từ quan điểm một người tiết kiệm và sau đó là từ một người đầu tư, hay là người từ nhóm L và T so với người từ nhóm C và Đ.
Làm việc chăm chỉ
Chúng ta hãy bắt đầu từ lời khuyên “làm việc chăm chỉ.”
Phần đông khi nghĩ đến mấy chữ “làm việc chăm chỉ,” người ta chỉ nghĩ có chính mình làm việc cật lực. Có rất ít yếu tố đòn bẩy trong việc làm lụng chăm chỉ của bạn. Khi Donald và tôi nghĩ đến làm việc chăm chỉ, dù cả hai chúng tôi đều thực sự vất vả, chúng tôi thường nghĩ đến cả những người khác làm việc chăm chỉ để giúp chúng tôi trở nên giàu có. Đó là đòn bẩy. Đôi khi cái đó được gọi là thời gian của người khác. Như đã thảo luận, người nhóm C được giảm thuế nhiều hơn nhóm L và T vì nhóm C tạo ra việc làm. Nói cách khác, chính phủ chúng ta muốn chúng ta tạo ra công ăn việc làm... chứ không phải là đi tìm việc. Kinh tế chúng ta hẳn sẽ sụp đổ nếu ai cũng bắt đầu tìm việc. Để kinh tế phát triển, chúng ta cần những người tạo ra công việc.
Tiết kiệm tiền
Dù tôi đã nói đến tiết kiệm trong chương trước nhưng vẫn còn một số điểm khác đáng đề cập.
Vấn đề của tiết kiệm tiền là hệ thống kinh tế hiện tại cần phát triển người nợ chứ không phải người tiết kiệm.
Xin được giải thích bằng biểu đồ dưới đây, nằm trong bộ Dạy Con Làm Giàu.
Hãy dành ít phút để nghiên cứu biểu đồ này. Tiết kiệm của bạn là nợ của ngân hàng dù những khoản tiết kiệm đó đối với bạn là tài sản. Ngược lại, nợ của bạn là tài sản của ngân hàng nhưng lại là khoản vay của bạn.
Để hệ thống kinh tế hiện tại không ngừng phát triển, cần có những người vay thông minh... những người vay tiền và làm giàu lên chứ không phải những người vay tiền rồi nghèo hơn. Một lần nữa, luật 90/10 của tiền lại có hiệu lực - 10% người vay tiền trên thế giới dùng nợ để làm giàu - 90% dùng nợ để nghèo đi.
Donald Trump và tôi dùng nợ để giàu hơn. Ngân hàng yêu chúng tôi. Ngân hàng muốn chúng tôi mượn càng nhiều càng tốt vì những người vay tiền làm họ giàu lên. Cái này được gọi là tiền của người khác (other people's money - OPM). Donald và tôi khuyên bạn học thêm về tài chính vì
www.nxbtre.com.vn 2
Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu - Tác giả: Donald J. Trump – Robert T. Kiyosaki
chúng tôi muốn bạn khôn ngoan hơn trong việc sử dụng nợ. Nếu chúng ta có thêm người vay tiền thì kinh tế của đất nước sẽ phát triển. Nếu có thêm người tiết kiệm thì kinh tế sẽ thu hẹp lại.
Nếu bạn hiểu được nợ có thể tốt và học kỹ càng cách sử dụng nợ làm đòn bẩy, bạn sẽ đạt được lợi thế so với số đông những người tiết kiệm.
Thoát nợ
Phần đông người tiết kiệm nghĩ nợ là xấu và thanh toán dứt điểm thế chấp nhà là khôn ngoan. Và với nhiều người thì nợ là xấu và thoát nợ là khôn ngoan. Nhưng nếu bạn sẵn sàng đầu tư chút thời gian vào kiến thức tài chính thì bạn có thể phát triển nhanh hơn bằng cách sử dụng nợ làm đòn bẩy. Nhưng một lần nữa, tôi khuyến cáo bạn là, đầu tiên hãy đầu tư vào kiến thức tài chính trước khi đầu tư với nợ.
Có nợ tốt và nợ xấu. Mục đính của việc giỏi giang về tài chính là nhận biết khi nào thì sử dụng nợ và khi nào không.
Donald và tôi yêu địa ốc vì các ngân hàng thích cho chúng tôi vay tiền để mua những dự án tốt - những dự án được quản lý tốt. Dĩ nhiên có cả địa ốc tốt và xấu.
Những người tiết kiệm đầu tư vào quỹ hỗ tương gặp khó khăn trong việc sử dụng đòn bẩy đơn giản vì đa số ngân hàng không cho vay tiền để đổ vào quỹ hỗ tương. Tại sao? Rõ ràng ngân hàng nghĩ quỹ hỗ tương quá rủi ro và cho rằng địa ốc là đầu tư an toàn hơn.
Cũng như người cha nghèo thua thiệt tiền bạc vào đầu những năm 1970 vì ông là một người tiết kiệm, hàng triệu người ngày nay cũng đang bị thua thiệt vì lý do tương tự.
Trong môi trường kinh tế này, người tiết kiệm thất bại và người đi vay là người chiến thắng. Bạn nên luôn cẩn thận khi sử dụng nợ cho bất lý do gì.
Đầu tư dài hạn
“Đầu tư dài hạn” mang nhiều ý nghĩa.
1. Hãy nhìn lời khuyên này như một câu rao hàng, “Cứ giao hết tiền của anh cho tôi trong nhiều năm và tôi sẽ tính phí lâu dài.” Tôi gọi nó là rao hàng vì “đầu tư dài hạn” giống như các hãng hàng không cho bạn chương trình khách hàng thân thiết. Họ muốn bạn làm một khách hàng phải trả tiền và trung thành trọn đời.
2. Nó cũng có nghĩa họ có thể tính phí bạn lâu dài. Giống như thể bạn trả tiền cho người môi giới địa ốc hoa hồng trong việc bán nhà cho bạn và rồi lại trả tiếp hoa hồng cư trú chừng nào bạn còn ở trong nhà mình.
3. Quỹ hỗ tương có thể không hoạt động tốt như các đầu tư khác do các khoản phí trả để quản lý quỹ. Dù tôi không ngại trả phí nhưng tôi không thích trả phí cho hoạt động kém hiệu quả.
Nhiều người đầu tư vào quỹ hỗ tương dài hạn. Tuy nhiên, quỹ hỗ tương lại không mang đến đòn bẩy nào. Như tôi có nói trước, ngân hàng sẽ không cho tôi mượn hàng triệu đôla để cho vào quỹ www.nxbtre.com.vn 3
Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu - Tác giả: Donald J. Trump – Robert T. Kiyosaki
hỗ tương đơn giản vì chúng quá rủi ro. Ngoài ra còn thiếu sự kiểm soát (chủ đề này sẽ được đề cập ở phần sau).
Một trong những khác biệt giữa quỹ hỗ tương và quỹ chống rủi ro cho những nhà đầu tư được công nhận là đòn bẩy. Quỹ chống rủi ro thường sử dụng tiền vay. Tại sao họ sử dụng tiền vay? Vì với tiền vay, bạn có thể tăng lợi tức từ đầu tư (return on investment - ROI) nếu bạn là một nhà đầu tư thông minh. Nói cách khác bạn càng sử dụng tiền của mình nhiều bao nhiêu thì lợi tức càng thấp bấy nhiêu.
Quỹ hỗ tương phải tùy chỗ và tùy thời điểm. Thỉnh thoảng tôi đầu tư vào đó. Nhưng với tôi, quỹ hỗ tương giống thức ăn nhanh vậy; thỉnh thoảng thì không sao, nhưng bạn đâu có muốn tạo thành thói quen ăn thức ăn nhanh.
Đa dạng hóa, đa dạng hóa, đa dạng hóa
Warren Buffett, được cho là người đầu tư giàu nhất thế giới, đã nói về việc đa dạng hóa như thế này, “Đa dạng hóa nhằm chống lại sự ngu dốt. Nó chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn biết rõ mình đang làm gì.”
Như vậy câu hỏi là bạn đang chống lại sự ngu dốt của ai? Của chính bạn hay của người tư vấn tài chính?
Có nhiều tầng nghĩa trong từ “đa dạng hóa.” Thường thì nó mang nghĩa không dồn tất cả trứng của bạn vào một sọt, nhưng đó là điều mà Warren Buffett làm. Tôi từng nghe ông nói, “Hãy cho tất cả trứng vào một rổ và canh cái rổ cho cẩn thận.”
Phần mình, tôi không đa dạng hóa, ít nhất là cái cách mà các nhà kế hoạch tài chính vẫn giới thiệu. Tôi không mua đủ loại tài sản. Tôi thích tập trung hơn. Thực tế, tôi giàu là nhờ tập trung chứ không phải đa dạng hóa.
Trong tiếng Anh, từ “tập trung” là “focus” và có người xem đó là từ viết tắt của:
F = Follow (theo đuổi)
O = One (một)
C = Course (mục tiêu)
U = Until (cho đến khi)
S = Successful (thành công)
Tôi thấy đây là một định nghĩa hay về “tập trung”: theo đuổi một mục tiêu cho đến khi thành công.
Đó là điều tôi đã làm. Nhiều năm trước, tôi đầu tư vào địa ốc cho đến khi thành công. Bây giờ, tôi vẫn đầu tư vào địa ốc. Khi muốn học về trái phiếu, tôi đầu tư vào đó cho đến khi thành công. Tôi quyết định không thích trái phiếu nữa và vì thế không đầu tư thêm. Tôi đã đưa hai công ty từ khởi nghiệp lên sàn giao dịch chứng khoán thành công. Tôi kiếm được hàng triệu đôla và thành công nhưng quyết định không muốn đi qua những công việc đó nữa. Bây giờ tôi vẫn thích địa ốc hơn.
www.nxbtre.com.vn 4
Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu - Tác giả: Donald J. Trump – Robert T. Kiyosaki
Theo tôi, đa dạng hóa là tình thế phòng vệ nên tôi thấy rất ít đòn bẩy tấn công trong đa dạng hóa.
Với nhiều người, đa dạng hóa là một chiến lược tốt chỉ vì nó bảo vệ người đầu tư trước chính họ và trước những nhà đầu tư bất lực hay không có tâm.
Lời khuyên kế hoạch tài chính trước nay rằng làm việc chăm chỉ, thoát nợ, đầu tư dài hạn và đa dạng hóa phù hợp cho một người đầu tư bình thường - người đầu tư thụ động hàng tháng trả ít tiền cho người khác để quản lý. Nó là lời khuyên tốt cho những ai giàu nhưng không ham thích việc học để trở thành người đầu tư. Nhiều ngôi sao điện ảnh, những người làm chuyên môn giàu có, các vận động viên chuyên nghiệp và những đứa trẻ giàu nhờ thừa kế nằm trong nhóm này. Bí quyết là làm sao tìm được nhà tư vấn tài chính tốt.
Nhưng bạn nên biết rằng có rất ít đòn bẩy nếu đi theo con đường này - và đòn bẩy là bí quyết để giàu cực độ.
Đòn bẩy là chìa khóa
Từ lúc còn sống trong hang động, con người đã tìm những đòn bẩy. Hai dạng đòn bẩy đầu tiên là lửa và mũi giáo. Lửa và mũi giáo đã cho con người lợi thế trong môi trường khắc nghiệt. Khi đứa trẻ đã có thể học, cha mẹ sẽ dạy cho chúng tự nhóm lửa và dùng giáo mác để phòng thân và săn thú kiếm thịt. Sau đó, ngọn giáo dần thu nhỏ lại và cung tên được phát triển, một hình thức đòn bẩy cao hơn. Tôi lặp lại một trong những định nghĩa của đòn bẩy là khả năng làm nhiều hơn bằng ít sức hơn. Cung tên là một ví dụ về khả năng làm nhiều hơn bằng ít sức hơn... so với giáo mác.
Thời gian trôi qua, con người tiếp tục dùng trí tuệ để phát triển nhiều đòn bẩy khác. Học cách cưỡi ngựa là một dạng đòn bẩy đầy giá trị. Ngựa không chỉ dùng để vận chuyển hay cày bừa mà còn là lực lượng dũng mãnh trong chiến trận.
Khi thuốc súng được phát triển, người có đại bác xâm lược người không có. Những người bản địa như các thổ dân người Mỹ, Hawaii, người Maori ở New Zeeland, thổ dân châu Úc và nhiều nền văn hóa khác đã bị xâm lược bởi thuốc súng.
Xe hơi và máy bay thay cho ngựa chỉ mới một trăm năm nay. Một lần nữa, cả hai dạng đòn bẩy này đều được sử dụng cho cả mục đích hòa bình và chiến tranh. Ngày nay, những nước kiểm soát nguồn dầu có lợi thế so với số đông còn lại của thế giới.
Phát thanh, truyền hình, điện thoại, chiếc máy tính tôi đang sử dụng và Internet đều là những hình thức đòn bẩy. Mỗi phát kiến mới lại thêm sự giàu có và sức mạnh cho những ai tiếp cận được và được đào tạo để sử dụng những công cụ đòn bẩy đó.
Nếu bạn muốn trở nên giàu có và không là nạn nhân của những thay đổi toàn cầu, điều quan trọng là bạn phát triển đòn bẩy lớn nhất: trí tuệ của bạn. Nếu bạn muốn giàu và giữ được tài sản, trí tuệ của bạn - kiến thức tài chính của bạn - sẽ là đòn bẩy tốt nhất.
Donald và tôi đều có lợi thế là có những người cha giàu giới thiệu chúng tôi với thế giới của tiền. Nhưng tất cả những gì người cha giàu có thể làm chỉ là bước giới thiệu. Chúng tôi vẫn phải nỗ lực
www.nxbtre.com.vn 5
Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu - Tác giả: Donald J. Trump – Robert T. Kiyosaki
phần mình. Chúng tôi vẫn phải học, thực tập, sửa sai và phát triển. Cũng như cha mẹ thời hang động dạy con cái nhóm lửa và dùng giáo mác, chúng tôi có những người cha giàu dạy mình cách sử dụng đồng tiền và trí tuệ để trở nên giàu có.
Tôi có thể nghe bạn nào đó nói “Nhưng tôi không có người cha giàu. Tôi đâu sinh ra trong gia đình có nhiều tiền. Tôi đâu có được giáo dục đầy đủ.” Suy nghĩ như thế có thể là lý do vì sao cơ hội đạt được, và quan trọng hơn, giữ được tài sản khổng lồ của bạn khá mong manh. Cơ hội mong manh vì bạn đang dùng tài sản lớn nhất của bạn, trí tuệ, chống lại chính mình. Bạn đang dùng trí óc để viết ra những cái cớ hơn là để kiếm tiền. Hãy nhớ trí tuệ của bạn là đòn bẩy tốt nhất. Nhưng tất cả đòn bẩy đều hoạt động theo hai hướng - tốt hoặc xấu. Cũng như nợ có thể được tận dụng để làm bạn giàu có mà cũng có thể khiến bạn nghèo đi.
Tôi không được học cao và cũng chẳng sinh ra trong một gia đình giàu có. Điều duy nhất tôi có là một người cha giàu dạy tôi cách sử dụng trí tuệ để kiếm tiền... và không ỷ vào những cái cớ. Người cha giàu ghét lý do ly trấu. Ông thường nói, “Những cái cớ luôn rẻ tiền. Vì thế mà những người không thành công có rất nhiều lý do.” Ông cũng nói, “Nếu con không điều khiển được trí tuệ của mình thì con sẽ không thể kiểm soát được đời mình.” Ngày nay, lúc nào gặp người không hạnh phúc, không khỏe mạnh và không giàu có, tôi biết đơn giản là vì người ấy đã đánh mất kiểm soát trí tuệ của mình, công cụ lớn nhất mà cuộc đời đã ban tặng cho chúng ta.
Hiện giờ Donald và tôi giàu có nhưng cả hai đều từng bị thua lỗ tiền bạc. Nếu chúng tôi dùng trí tuệ của mình để đổ lỗi cho ai khác hay là vin một cái cớ nào đó, hẳn bây giờ chúng tôi đã nghèo rồi.
Tất cả chúng ta sinh ra đều giàu có
Thông điệp chúng tôi dành cho bạn cũng là thông điệp chúng tôi nhận từ người cha giàu của mình, “Tất cả chúng ta sinh ra đều giàu có. Tất cả đều được ban tặng đòn bẩy mạnh nhất trái đất này, trí tuệ của chúng ta... vì thế hãy tận dụng trí tuệ để trở nên giàu có thay vì để sản sinh ra những cái cớ.”
Tóm tắt
Sự khác biệt giữa người sống trong hang động và người vượn là đòn bẩy. Sự khác nhau giữa người giàu, người nghèo và trung lưu là đòn bẩy. Sự khác nhau giữa nhóm L và T với nhóm C và Đ là đòn bẩy. Một người đầu tư có kỷ luật và được huấn luyện tốt có thể thu về nhiều lợi tức với ít rủi ro với ít vốn hơn, nhưng cần có đòn bẩy... và đòn bẩy đòi hỏi bạn phải tự đào luyện và sử dụng trí tuệ của mình một cách khôn ngoan.
Quan điểm của Donald www.nxbtre.com.vn 6
Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu - Tác giả: Donald J. Trump – Robert T. Kiyosaki
Đâu là điểm khác biệt giữa người tiết kiệm và người đầu tư? Nhiều năm trước, một người bạn Do Thái của tôi có cho tôi câu trả lời, “Moses đầu tư, Jesus tiết kiệm.” Tôi không biết liệu câu trả lời đó có giúp ích gì chúng ta không nhưng có thể là một câu trả lời có nhiều điều phải suy nghĩ.
Tôi cho rằng nhà đầu tư là những người tiết kiệm tích cực. Đầu tư là một cách kiếm tiền và nó có thể không làm bạn giàu sau một đêm, nhưng tiết kiệm chắc chắn là mất nhiều thời gian. Lợi nhuận sẽ cao hơn nếu bạn đầu tư tiền ...
Nhiều người ngại rủi ro hay ngại thời gian học hỏi về đầu tư. Robert đã giải thích rất hay cách tiếp cận khác nhau của một người khi suy nghĩ làm thế nào để quản lý tiền. Dạy Con Làm Giàu không phải là một thành công nhờ ăn may. Phải có lý do thì bộ sách này mới thành công trên khắp thế giới và đó là vì anh đã dành thời gian để giải thích những điều này.
Nhà đầu tư bước những bước lớn vào ngân hàng và bước ra cũng lớn. Người tiết kiệm bước vào lớn nhưng bước nhỏ lúc đi ra. Đó là hình ảnh tôi luôn dựng nên về sự khác biệt giữa đầu tư và tiết kiệm. Sức mạnh của những đồng tiền để dành của người tiết kiệm bị giảm thiểu.
Nhà đầu tư ở góc độ nào đó là những nhà tiên tri - cái nhìn của họ vượt khỏi hiện tại. Họ nhìn vào tương lai. Nếu họ nhìn được rõ thì những bước chân vào và ra ngân hàng không đáng sợ đến thế - họ dựa vào niềm tin rủi ro sẽ tốt cho bất kỳ ai. Họ nhìn thấy mọi người đi ra trong tư thế chiến thắng.
Hiếm khi tôi cảm thấy cần thuyết phục người khác ý tưởng của tôi tốt vì tôi sẽ không nói với người đó nếu tôi thấy mình cần phải thuyết phục. Tôi chỉ cho họ biết - thay vì thuyết phục - rằng những gì tôi đưa ra sẽ có lợi cho mọi người. Tôi không dấn sâu vào việc làm ăn nếu không có những cơ sở đó. Ngay khi bắt đầu, tôi đã có thể thấy kết quả rõ ràng đến nỗi một cảm giác “làm ăn thắng lợi” tràn ngập suy nghĩ và hành động của mình.
Tiền cũng như tài năng. Nó chẳng tốt gì nhiều nếu bạn giữ nó cho riêng mình. Nó cần được phát triển. Nó cần được nuôi dưỡng. Nó cần được vận dụng đúng đắn. Việc đó cần thời gian, công sức và lòng kiên nhẫn. Có nhiều người tài không bao giờ được phát hiện chỉ vì họ chưa từng được phát triển. Nó cũng giống như một ý tưởng lớn nhiều khả thi nhưng lại không được tạo cơ hội chỉ vì người chủ ý tưởng không suy nghĩ đầy đủ, hoặc tệ hơn, chẳng nghĩ gì cả.
Đầu tư đòi hỏi trách nhiệm, một trách nhiệm liên tục. Tiết kiệm thì không. Đầu tư không dành cho mọi người nhưng cũng giống như bất kỳ kỹ năng nào, một khi bạn đã thử và tìm tòi kết quả, nó sẽ hấp dẫn bất ngờ.
Tôi có nghe ai đó hỏi “Đầu tư mà hấp dẫn à?” Từ phản ứng đó, tôi biết người này chưa hề thử qua.
Nhiều bạn biết tôi trước nay sẽ hiểu là tôi thích phiêu lưu. Nhưng tôi không phải là người săn tìm hồi hộp trong chuyện tiền bạc. Và tốt nhất bạn cũng không nên thế. Tuy nhiên, tránh né những gì có thể thay đổi cuộc đời bạn trong chuyện tiền bạc không phải là chọn lựa tốt nhất.
Chúng ta đã nói về sự lo sợ và làm thế nào để giảm thiểu nó. Đó là một trong những khác biệt giữa người tiết kiệm và người đầu tư: người tiết kiệm vẫn sống trong vòng kềm tỏa của sợ hãi.
www.nxbtre.com.vn 7
Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu - Tác giả: Donald J. Trump – Robert T. Kiyosaki
Người đầu tư đã chế ngự được nỗi sợ và đang thu hoạch phần thưởng. Hãy tập trung vào những nỗi sợ đang chèn ép bạn và rồi... chèn ép lại chúng!
Khi tôi mới bắt đầu và chỉ vừa chuyển đến Manhattan, thị trường địa ốc đóng băng đến độ lần đầu tiên người ta đồn là thành phố sắp phá sản. Nỗi sợ này dẫn đến nỗi sợ khác và người dân bắt đầu mất niềm tin vào thành phố. Nếu bạn là một người phát triển địa ốc nhậm lẹ thì môi trường như thế chẳng có gì hay để làm ăn.
Nhưng tôi lại thấy khó khăn đó là một cơ hội lớn vì với tôi Manhattan là trung tâm của thế giới và tôi sẽ là một phần của thế giới đó, cho dù cuộc khủng hoảng tài chính lúc bấy giờ (mà theo tôi chỉ là nhất thời) có như thế nào. Như vậy nỗi lo sợ cụ thể này thực sự tiếp thêm năng lượng cho tham vọng và lòng can đảm của tôi chứ không làm chúng giảm đi. Đó là lúc tôi nghĩ đến một mảnh đất cực lớn dọc sông Hudson - một khoảnh 100 mẫu Anh sát sông chưa được phát triển. Khủng hoảng tài chính chẳng ảnh hưởng gì đến giấc mơ của tôi và tôi không gác ý tưởng của mình lại chờ thời cơ tốt hơn hay ngày nắng đẹp nào đó. Tôi đã quyết tâm trở thành một người phát triển địa ốc cho dù khí hậu có thế nào đi nữa. Tôi muốn nói ở đây là tôi đầu tư và phát triển ý tưởng của mình cho dù hoàn cảnh có ra sao. Tôi không trì hoãn kế hoạch hay đợi đến khi có điều kiện hoàn hảo.
Người tiết kiệm chờ rất lâu, tức thường bỏ lỡ các cơ hội. Bây giờ có thể bạn chưa có tiền và điều kiện chưa chín muồi, nhưng không có nghĩa trí não bạn không thể làm việc trên ý tưởng và dọn đường cho một tương lai tươi sáng hơn. Sự vật hiếm khi hoàn hảo và trí tuệ của một người đầu tư tích cực sẽ giúp bạn luôn sẵn sàng đón những cơ hội trước mắt. Hãy cho đầu tư một cơ hội theo cách tích cực nhất có thể: tìm kiếm cơ hội trong mọi khí hậu. Đó là đòn bẩy. www.nxbtre.com.vn 8

6/3,chủ nhật.Buồn~~

Hà nội.Mưa.Lạnh 1 căn phòng,1 bóng người,1 sự cô đơn.
ngồi gặm nhấm từng nét chữ,gõ mỏi tay.ôi nhật kí,tự nhớ đến nó,dạo này m bỏ đâu mất thói quen viết nhật kí rồi nhỉ.thấy chán vô cùng,1 ngày m chẳng làm đc j nên hồn cả.
sáng thức dậy,làm đc tí kế toán tài chính.chiều lại ngủ,nấu cơm,dọn nhà,ăn rùi lên mạng.hết 1 ngày.
vừa zô 4rum,tự nhiên thấy chán vô cùng,càng ngày mình càng dốt đi.mà tự nhiên thấy nó sao mà xa lạ quá,thấy mọi ng nói chuyên với nhau rất thoải mái còn m tự nhiên nhảy vào như 1 kẻ vô duyên.
m là thùng rỗng kêu to ư?có lẽ nào như thế?thực ra làm sao để hòa đồng được với mọi người thì thật là khó.
thôi,ko viết nữa,đi đọc 1 tí tin rùi học bài đây.cố lên,sắp thi rùi,hơn nữa tiếng anh của m rất dốt,m phải cố gắng thôi.cố lên,chi-a-ki!

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

7 cuộc khủng hoảng giá dầu trong lịch sử




Dù tăng hay giảm giá, mỗi cuộc khủng hoảng dầu lửa trong 40 năm qua đều gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính toàn cầu.
Khủng hoảng dầu lửa 1973-1975 khiến giá tăng vụt và người mua phải xếp hàng dài.
1. Khủng hoảng dầu lửa Trung Đông 1973 - 1975

Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Ngày 16/10/1973, giá dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng, và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974.

Đây được xem là cơn khủng hoảng đáng nhớ nhất trong thời kỳ những năm 1970. Những ai từng trải qua "cơn khủng hoảng dầu Trung Đông" sẽ không thể nào quên cảnh hàng người dài dằng dặc chờ đợi trước các cây xăng bởi nguồn cung ứng thiếu hụt nghiêm trọng và giá cả tăng cao. Trong thời gian khủng hoảng, tại nhiều bang ở Mỹ mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng nhiên liệu nhất định, giá đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng một năm từ 1973 đến 1974.

Thêm vào đó, một biến cố lớn nữa xảy đến với thị trường chứng khứng toàn cầu vào năm 1973 - 1974. Chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng khoán London bốc hơi 73% giá trị, khiến đôla Mỹ mất giá và làm cuộc khủng hoảng dầu lửa thêm tồi tệ. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, số tiền khổng lồ thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Trong suốt cuộc khủng hoảng, tại Mỹ, GDP giảm 3,2%, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 9%. Suy thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu cho tới tận thập niên 1980.

2. Cách mạng Iran và biến động thị trường dầu lửa năm 1979

Vào đầu 1978, Iran xuất khẩu 5,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 17% tổng sản lượng của OPEC. Nhưng khi cách mạng Iran lật đổ chính quyền quân chủ của Shah, ngành công nghiệp vàng đen của nước này dưới chế độ mới đã giảm mạnh bởi sự tàn phá của các lực lượng đối lập. Trong nỗ lực kìm giá dầu, Ảrâp Xêút và các nước thuộc OPEC khác đã nhất loạt tăng sản lượng. Kết quả là lượng khai thác chỉ giảm 4% so với trước Cách mạng Hồi giáo Iran.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn bốc lên ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị trường, cộng thêm việc việc Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD lên 39,5 USD.

Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ.

Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Dù kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao 7,5% và đạt kỷ lục 10,8% vào 1982.

Hậu quả của suy thoái tồi tệ đến nỗi các ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép đều liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng giá dầu tiếp theo kết thúc.

3. Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980

Từ 1981 đến 1986, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp (hậu quả của các cuộc khủng hoảng năm 1973 và 1979), nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn thế giới chậm lại. Ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật và châu Âu, nhu cầu nhiên liệu giảm 13% từ năm 1979 đến 1981. Hệ quả là giá dầu giảm mạnh từ 35 USD hồi 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm 1986.

Giá giảm đã làm lợi cho rất nhiều nước tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu và thế giới thứ 3, nhưng lại gây tổn thất nghiêm trọng cho các nước xuất khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô và khối OPEC. Nhiều công ty nhiên liệu của Mexico, Nigeria và Venezuela đến bên bờ vực phá sản. Dầu mất giá còn khiến khối OPEC mất đi sự đoàn kết.
4. Cơn sốt giá dầu năm 1990

Giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% vào tháng 8/1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwait.

Sau cuộc chiến, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày, khiến giá tăng cao.

Cơn sốt lần này kéo dài trong 9 tháng và giá không vượt đỉnh các cuộc khủng hoảng trước (hồi 1973 và 1979 - 1980). Tại thời điểm đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD mỗi thùng. Chỉ khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giải phóng Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ.

Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn vào vòng xoáy suy thoái.

5. Giá dầu xuống dốc năm 2001

Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn. Năm 2001 mỗi thùng dầu chỉ còn 20 USD một thùng, giảm 35% so với trước. Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh cũng góp phần vào sự giảm giá dầu.
6. Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007 - 2008

Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối OPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu. Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực.

Bong bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện của Mỹ đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007. Sự đổ vỡ lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933. Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USD mỗi thùng.
7. Cú sốc dầu lửa 2011

Bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung cùng những cuộc biểu tình ở Libya thời gian gần đây đang gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng. Hiện tại, các nước châu Âu (ví dụ Italy, Iceland và Áo) phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libya.

Giá dầu mỏ tăng cao đã và đang ảnh hưởng kinh doanh chứng khoán và vận tải. Giới phân tích tính toán nếu những cuộc bạo loạn hiện nay khiến cho giá dầu tăng thêm 40 đến 50 USD, và tình trạng này kéo dài 1 năm, thì tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 2%.

Người giàu ngày càng thông minh hơn (phần 1)




Thật bất công nếu lấy tiền của những người đã lao động chăm chỉ, sáng tạo để cho những người cả đời chỉ biết ngồi lỳ một chỗ.
Một nhân viên ngân hàng nổi tiếng nói rằng khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, những người phụ nữ mà ông biết đã ngừng đeo đồ trang sức. "Đó không chỉ vì họ biết nghĩ về sự phô trương mà còn do đeo chúng chẳng còn là việc hay."
Ông cho biết: "Có những blog có tên tôi, tên gia đình tôi và cả địa chỉ. Còn có cả những lời đe dọa giết người. Bạn có thể cho rằng đó chỉ là đứa trẻ ranh nào đó ngồi trong xó nhà nhưng John Lennon đã gặp một đứa trẻ như thế và anh ta đã bị đứa trẻ đó bắn."
Các vụ phá sản hàng loạt đã gây nên một làn sóng giận dữ trong công chúng đối với các nhà tài chính và toàn bộ những người giàu có nói chung. Bất bình đẳng gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các nước giàu có nên tranh luận về chúng cũng vì thế mà trở nên căng thẳng hơn.
Người giàu ngày càng giàu hơn
Ví dụ như tại Hoa Kỳ vào năm 1987 top 1% những người đóng thuế nhiều nhất nhận 12.3% tổng số thu nhập trước thuế. 20 năm sau, con số này đã lên tới 23.5%, gần gấp đôi so với trước. Tỷ lệ này của nửa dưới những người đóng thuế giảm từ 15.6% xuống 12.2%.
Jan Pen, một nhà kinh tế học Hà Lan qua đời năm ngoái, đã đưa ra một cách rất ấn tượng để hình dung về bất bình đẳng.
Giả dụ chiều cao con người tỷ lệ thuận với thu nhập, do đó một người với chiều cao trung bình sẽ có thu nhập trung bình. Bây giờ tưởng tượng rằng toàn bộ dân số trưởng thành của Hoa Kỳ đi qua bạn trong một giờ theo thứ tự thu nhập tăng dần.
Những người đi qua đầu tiên là những chủ doanh nghiệp thua lỗ và họ vô hình bởi đầu họ nằm dưới mặt đất. Sau đó là tới những người thất nghiệp và những lao động nghèo khổ - những người lùn.
Sau nửa tiếng thì đoàn người đi qua vẫn chỉ cao tới eo bạn bởi thu nhập mức giữa của Hoa Kỳ chỉ bằng nửa mức thu nhập trung bình. Phải mất tới gần 45 phút thì những người có kích thước bình thường mới xuất hiện.
Nhưng sau đó ở những phút cuối cùng, những người khổng lồ ầm ầm băng qua. Trong vòng 6 phút toàn những người cao 12 feet (~3.66m). Khi 400 người cao nhất đi qua vào lúc cuối cùng, mỗi người cao đến hơn 2 dặm.
Thước đo bất bình đẳng phổ biến nhất là hệ số Gini. 0 điểm tương ứng với mức bình đẳng tuyệt đối: mọi người có thu nhập như nhau. 1 điểm bằng với việc một người có tất cả mọi thứ.
Chỉ số Gini của Hoa Kỳ đã tăng từ 0.34 (những năm 1980) lên 0.38 (giữa những năm 2000). Chỉ số này của Đức đã tăng từ 0.26 lên 0.3 và Trung Quốc từ 0.28 lên 0.4. Chỉ một nước lớn duy nhất là Brazil có chỉ số này giảm từ 0.59 xuống 0.55.
Đáng ngạc nhiên là trong cùng lúc đó, bất bình đẳng toàn cầu đã giảm từ 0.66 xuống 0.61, theo số liệu của Xavier Sala-i-Martin, một nhà kinh tế học tại Đại học Columbia. Đó là bởi những nước nghèo hơn, như là Trung Quốc, đã tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu.
Bất bình đẳng chẳng phải chuyện nhỏ
Bất bình đẳng giàu ảnh hưởng đến đâu? Rất nhiều là câu trả lời của Richard Wilkinson và Kate Pickett, hai tác giả của cuốn "The Spirit Level: Tại sao bình đẳng tốt cho tất cả mọi người".
Cuốn sách của họ đã gây xôn xao tại Anh bằng cách chỉ ra rằng bất bình đẳng có liên quan tới mọi tệ nạn xã hội với những biểu đồ và số liệu phong phú.
Sau khi so sánh các quốc gia và những tiểu bang không bình đẳng ở Mỹ với những nước và tiểu bang bình đẳng hơn, các tác giả kết luận rằng sự bất bình đẳng lớn hơn sẽ dẫn tới nhiều tội phạm hơn, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao hơn, dân cư phát phì hơn, tuổi thọ thấp hơn, nhiều thiếu niên mang thai hơn, phân biệt đối xử với nữ giới nhiều hơn, v.v… Họ thậm chí còn rút ra là những nước bình đẳng hơn sẽ cách tân hơn, thể hiện ở số bằng sáng chế trên đầu người.
Ông Wilkinson và bà Pickett cho rằng những xã hội bình đẳng phát triển tốt hơn bởi loài người tiến hóa trong những nhóm nhỏ săn bắn - hái lượm chia sẻ thức ăn.
Những xã hội hiện đại bất bình đẳng đều rất căng thẳng bởi ý thức cơ bản về bình đẳng của con người bị xâm phạm. Các tác giả kêu gọi tăng cường sở hữu chung tại các công ty và đánh thuế cao hơn vào những người giàu. Các học giả cánh tả rất hoan nghênh ý tưởng này nhưng những người còn lại thì không chắc.
Ông Peter Saunders từ cơ quan nghiên cứu trung hữu Policy Exchange tại London, cho rằng những kết luận dựa trên thống kê trong cuốn sách hầu hết là vớ vẩn. Ông đã chỉ ra một số điểm sai sót.
Đầu tiên là ông Wilkinson và bà Pickett không loại trừ những ngoại lệ từ mẫu của họ.
Do đó, ví dụ khi họ nói rằng các nước bất bình đẳng có tỷ lệ giết người cao hơn những nước bình đẳng, tất cả những gì họ quan sát chỉ là các vụ giết người ở Mỹ xảy ra thường xuyên hơn ở những các nước giàu có khác, có thể là bởi họ được trang bị vũ khí dễ dàng hơn. Đối với phần còn lại của mẫu, không có liên hệ chặt giữa bất bình đẳng và giết người.
Tương tự như vậy, phát hiện của họ về tuổi thọ trung bình lại dựa vào Nhật Bản, đất nước có tuổi thọ cao có lẽ là do chế độ ăn uống hợp lý chứ không phải do phân phối thu nhập đồng đều.
Và những phát hiện về mang thại vị thành niên, vị thế nữ giới và sự cách tân lại dựa vào Scandinavi, một khu vực với nền văn hóa hòa nhã và vừa phải, có thể thấy rất rõ ở những người gốc Scandinavi sống tại Mỹ.
Những nhân tố ngoài sự bất bình đẳng thường tương quan lớn với những vấn đề nêu ra trong cuốn sách.
Ông Saunders nói rằng ví dụ tại các bang của Mỹ, chủng tộc là một yếu tố dự đoán chuẩn xác hơn nhiều cho việc giết người, bỏ tù hay tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong.
Ông cũng phê phán các tác giả vì bỏ qua các nước không phù hợp với giả thuyết của họ và lờ đi những vấn đề xã hội như ly dị và tự sát, hiện đang tồi tệ hơn ở các nước bình đẳng hơn.
Giàu, đơn giản vì họ giỏi
Cuộc tranh luận này có lẽ sẽ không bao giờ được giải quyết. Những vấn đề được thống kê đã đủ rắc rối.
Nếu đo lường bất bình đẳng trong tài sản thay cho thu nhập, trật tự thế giới sẽ thay đổi. Theo cách đo lường này, Thụy Điển sẽ bất bình đẳng hơn so với Anh, bởi rất ít người Thụy Điển có lương hưu tư nhân.
Và nếu đo lường mức tiêu thụ thì thế giới dường như bình đẳng hơn nhiều. Những người nghèo ở các nước giàu thường tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm ra bởi họ được hưởng phúc lợi và sử dụng dịch vụ công cộng.
Những người rất giàu thường chỉ chi một phần nhỏ trong thu nhập của họ. Bill Gates giàu gấp hàng triệu lần một người bình thường nhưng ông ta không ăn hàng triệu bữa trong một ngày.
Các vấn đề về triết lý thậm chí còn phức tạp hơn. Ông Saunders lưu ý rằng dường như là bất công khi những cầu thủ bóng đá, các giám đốc ngân hàng và những nhà tài phiệt kiếm được nhiều hơn những gì họ làm trong khi những người thất nghiệp và những ông bố bà mẹ độc thân phải vật lộn để trả tiền nhà.
Tuy nhiên cũng có vẻ là không công bằng nếu lấy tiền từ những người làm việc vất vả để cho những người lười biếng hay là lấy đi lợi nhuận của những người đã liều lĩnh khoản tiết kiệm cả đời để mang tới một phát minh mới cho thị trường nhằm giúp cho những người mà đã không mạo hiểm gì cả.
Những xã hội khác nhau sẽ chọn các cách khác nhau để xử lý xung đột này.
Rất khó để đánh giá người dân sẽ phản đối bất bình đẳng mạnh tới mức độ nào. Một cuộc thăm dò gần đây của BBC, một đài truyền hình có ngân sách từ tiền đóng thuế, đã phát hiện ra rất nhiều người ở Anh nghĩ rằng các thủ quỹ, trợ lý chăm sóc khách hàng nên được trả lương cao hơn và những giám đốc điều hành cùng với các ngôi sao bóng đá thì ít đi.
Tuy vậy rất ít người Anh bo cho những người thủ quỹ, tẩy chay những hãng có những ông chủ kếch xù hay xem những đội bóng ở giải hạng hai.
Dự án thái độ toàn cầu Pew Global Attitudes Project phỏng vấn nhiều người ở các nước khác nhau xem quan điểm của họ có phải là "hầu hết mọi người đều sống tốt hơn trong một nền kinh tế thị trường tự do, thậm chí một vài người giàu và một vài người nghèo."
Ở Anh, Pháp, Đức, Phần Lan, Mỹ và thậm chí cả Thụy Điển hầu hết mọi người đều đồng ý, nhưng tại Nhật Bản và Mexico phần lớn lại phản đối. Người dân ở những nước mới mở cửa gần đây và hiện đang bùng nổ là đồng tình nhất: 79% người Ấn Độ và 84% người Trung Quốc đồng ý với quan điểm đó.
Minh Tuấn
Theo Economist

Làm sao để vẫn giàu có ngay cả khi lạm phát cao?


Chi phí cuộc sống có thể tăng gấp đôi trong 1 hoặc 2 thập kỷ tới. Mỗi người cần tìm cách phòng vệ tốt nhất để vẫn có cuộc sống sung túc, ổn định.
Nếu bạn còn trẻ và vẫn còn đi làm, sự phòng vệ tốt nhất chính là tài năng. Lương thường theo kịp lạm phát, ít nhất trong khoảng thời gian dài.
Nếu bạn đã về hưu, bạn chỉ còn tiền tiết kiệm để sống.
Tính tổng số có đến 18 cách để ứng phó với lạm phát mà bạn cần biết. Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn cần phải áp dụng tất cả các biện pháp. Một số biện pháp mang tính đầu cơ hoặc quá tốn kém.
Đối với người về hưu, lạm phát là mối lo lớn nhất sau sức khỏe. Người già ở thời điểm hiện nay vẫn còn nhớ quá rõ về thập niên 1970 khi đó giá cả các loại hàng hóa tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Dưới đây là chiến lược để bảo toàn tài sản và trở nên giàu có trong bối cảnh lạm phát cao. Làm tốt và bạn sẽ không cần phải sợ hãi về chỉ số CPI.
Dù những lời khuyên dành cho người Mỹ nhưng vẫn mang nhiều ý nghĩa với các thị trường khác đang đương đầu với lạm phát cao.
  1. Sở hữu bất động sản
Trong thời gian dài, giá nhà thường diễn biến theo chi phí cuộc sống. Giá bất động sản tại Mỹ (sau khi điều chỉnh lạm phát) tăng trung bình khoảng 1%/năm trong thế kỷ vừa qua.
Ví như căn nhà ở nông thôn mà tác giả bài viết đã sống tăng khoảng 6%/năm từ khi cha mẹ của ông mua nó vào năm 1953 và lần bán gần nhất. Bất chấp khủng hoảng trên thị trường bất động sản và việc căn nhà không được bảo trì tốt, giá của nó sau khi điều chỉnh với lạm phát vẫn tăng 3%/năm
  1. Mua cổ phiếu
Chắc chắn rằng khi lạm phát tăng, thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng không nhỏ trong một khoảng thời gian. Thị trường chứng khoán thế giới đã chịu tác động nặng nề khi Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và hai nước Ai Cập và Syria, thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria.
Thế nhưng trong dài hạn, thị trường chứng khoán vẫn có mức tăng trưởng tốt hơn nếu so với lạm phát. Trong thế kỷ qua, cổ phiếu mang lại lợi suất 6%/năm cao hơn lạm phát khi tính cả cổ tức.
Việc sở hữu cổ phiếu đã giúp nhà đầu tư chống chọi tốt với lạm phát tại Braxin và Mêhicô. Nó cũng giúp nhà đầu tư Mỹ sống qua thời kỳ Đại Lạm phát bắt đầu năm 1971. Từ đó đến nay, giá vàng tăng gấp 5 lần.
Tuy nhiên trong 40 năm qua, mức lợi nhuận trung bình hàng năm của thị trường chứng khoán Mỹ đạt 6%.
Hãy dành ít nhất 1/3 tài sản vào cổ phiếu. Hãy dành thêm nữa nếu bạn không sở hữu nhà. Và dành thêm nữa nếu bạn có đủ khả năng chống đỡ nếu biến động tài sản của bạn có lúc bất thường.
Cách đỡ tốn kém và dễ dàng hơn để sở hữu cổ phiếu và rót tiền vào quỹ ETFs hay quỹ đầu tư chỉ số.
  1. Mua cổ phiếu của công ty khai thác tài nguyên
Bạn được phòng vệ khá tốt với lạm phát với việc sở hữu cổ phiếu của các công ty khai thác tài nguyên trong lòng đất.
Quỹ T. Rowe Price New Era Fund đã kiếm được lợi nhuận khá tốt trong thập kỷ qua bằng việc nắm cổ phiếu của công ty khai thác tài nguyên như Schlumberger, Cameron International và Freeport-McMoran Copper & Gold.

Nước Mỹ có lợi nhất từ khủng hoảng Trung Đông, Bắc Phi


Đáng mỉa mai nhất ở chỗ Mỹ chính là tội đồ gây ra khủng hoảng Trung Đông, Bắc Phi nhưng cuối cùng Mỹ hưởng lợi lớn nhất.
Mark Twain từng có câu nói nổi tiếng: “Lịch sử không tự lặp lại nhưng vang vọng đến ngày nay.”
Ở thời điểm nhà đầu tư đang lo lắng về ảnh hưởng từ bất ổn Trung Đông và Bắc Phi, tôi không còn cách nào khác ngoài việc nhắc lại thay đổi chính trị lớn tại Đông Âu và Xôviết đầu thập niên 1990 và liên hệ với thực tế hiện nay.
Trong giai đoạn đó, làn sóng thay đổi đã khiến chế độ cũ sụp đổ, gây ra bất ổn trên thị trường tài chính và vài cuộc suy thoái kinh tế. Và từ đó, tôi tin những gì đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi ngày nay cuối cùng sẽ mang đến hiệu ứng domino kinh tế và dẫn đến sự thay đổi lớn trong môi trường đầu tư năm tới.
Như chúng ta đã thấy, rủi ro nguồn cung dầu gián đoạn đã khiến giá dầu tăng vọt. Nếu không có rủi ro từ phía Iran hay Arập Saudi, giá dầu khó có thể lên mức 200USD/thùng. Tuy nhiên khi các hoạt động biểu tình lan rộng khắp Trung Đông, trong tương lai không xa, khi áp lực ngày một lớn hơn, giá dầu có thể vượt mức 125USD/thùng hoặc cao hơn nữa.
Nếu giá năng lượng lên mức cao như vậy, áp lực lạm phát sẽ trầm trọng hơn tại các nước trên thế giới, đặc biệt nhóm thị trường mới nổi.
Trước những gì đang diễn ra tại Trung Đông, chính phủ nhóm nước BRIC bao gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã phải đưa ra biện pháp mạnh tay kiềm chế thị trường tăng trưởng quá nóng và kiềm chế lạm phát. Nếu giá năng lượng tăng, áp lực buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ lên cao hơn trong tất cả các thị trường mới nổi trong năm 2011.
Chúng ta đã chứng kiến điều này tại Nga, nước đã nâng lãi suất cơ bản đầy bất ngờ vào ngày 25/02/2011. Tôi tin tín hiệu này chỉ báo cho nhũng gì sẽ đến tại nhóm thị trường mới nổi, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ vốn đang chật vật với việc lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn.
Khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt, kinh tế nhóm nước mới nổi chắc chắn tăng trưởng chậm lại. Và bởi thật không mấy khôn ngoan khi đi ngược lại chính sách của các Ngân hàng Trung ương, thị trường chứng khoán nhóm nước mới nổi chẳng thể trở thành nơi đầu tư trong vài quý tới. Đối với các nhà đầu tư đang nhìn vào nhóm thị trường này, điểm đến tiếp theo sẽ rõ ràng hơn một khi lãi suất đã tăng và giá hàng hóa bắt đầu theo chiều hướng đi xuống.
Trở lại lý thuyết domino, khả năng kinh tế nhóm nước phát triển chững lại sẽ khiến nước Đức cực kỳ khốn khổ bởi kinh tế Đức năm 2010 phục hồi bởi nhu cầu của nhóm thị trường mới nổi với sản phẩm ô tô, hàng công nghiệp và máy móc của Đức tăng cao.
Khi cỗ máy kinh tế Đức chững lại, ảnh hưởng sẽ lan rộng sang nhóm nền kinh tế khác tại châu Âu. Nếu GDP Đức tăng trưởng dưới 2%, cái mà tôi nghĩ có thể xảy ra, tăng trưởng của châu Âu sẽ dưới 1% hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể bị đẩy đến bờ vực suy thoái kinh tế lần 2 và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ buộc phải điều chỉnh lại chính sách tiền tệ.
Sau khi các quân đôminô sụp đổ, nhà đầu tư toàn cầu chắc chắn sẽ thấy họ trong thế giới như sau: tình hình khu vực Trung Đông cực kỳ bất ổn, nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chững lại, khủng hoảng châu Âu trở nên trầm trọng hơn do xuất khẩu suy giảm và giá trị của đồng euro đi xuống.
Trong bối cảnh này, kinh tế Mỹ và các tài sản tài chính định giá bằng đồng USD sẽ trở nên hấp dẫn. Nửa sau năm 2011, tôi cho rằng đồng USD sẽ hồi phục, lợi suất trái phiếu giảm, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm tốt hơn thị trường chứng khoán châu Âu và phần lớn các thị trường mới nổi, Nga là một ngoại lệ. Tâm lý tìm đến công cụ tài sản an toàn sẽ tốt cho giá vàng, loại tài sản vẫn trong trạng thái tăng giá bất chất khoảng thời gian điều chỉnh vừa qua (theo tôi rất tích cực).
Cuối cùng, đáng mỉa mai nhất về việc nước Mỹ hưởng lợi lớn nhất từ chuỗi sự kiện bất ổn tại Trung Đông chính là việc mọi bất ổn đang diễn ra khắp nơi, từ Trung Đông cho đến châu Á hay châu Âu, thực tế bắt nguồn từ chính sách nới lỏng định lượng của FED.
Bằng việc in ra 2 nghìn tỷ USD và sử dụng tiền đó để mua tài snr, nước Mỹ đã tạo ra làn sóng thanh khoản đẩy giá các loại tài sản lên cao, đặc biệt hàng hóa nông nghiệp. Cũng giống như căng thẳng tại Xôviết năm 1991, giá thực phẩm tăng cao hiện nay đã tạo ra tình trạng bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi.
Bất chấp việc bạn coi ai có lỗi đối với tình hình bất ổn hiện nay tại Trung Đông, rõ ràng thị trường tài chính Mỹ sẽ trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất năm 2011.
Tác giả bài viết là ông Scott Minerd, trưởng bộ phận đầu tư tại Guggenheim Partners.

Làm thế nào để chặn đà tăng tỷ giá?


Để chặn đà giảm giá một đồng tiền, phải làm cho nó khan hiếm đi trên thị trường trong tương quan với một đồng tiền khác.
Giá của một đồng tiền cũng như giá các hàng hóa khác sẽ tăng khi khan hiếm và giảm khi dư thừa. Vì vậy để chặn đà giảm giá một đồng tiền, phải làm cho nó khan hiếm đi trên thị trường trong tương quan với một đồng tiền khác.
Thứ Sáu tuần trước, đúng một tuần sau khi tỷ giá chính thức được điều chỉnh tăng thêm 9,3%, tỷ giá ở thị trường tự do lại tăng thêm một mức tương ứng, làm cho chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá bên ngoài trở về như trước lúc điều chỉnh. Đây là một cuộc rượt đuổi làm thiệt hại cho tất cả mọi người dân, cần phải có biện pháp trong ngắn hạn để chấm dứt đà tăng tỷ giá.
Trong ngắn hạn, để tỷ giá không còn tăng từng ngày như tuần qua, cách thức trực tiếp nhất là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút tiền đồng về hay nói cách khác là bán đô la ra để cung cầu được đáp ứng, lập tức tỷ giá sẽ ổn định ở mức mà NHNN muốn.
Mới nhìn qua, biện pháp này lẽ ra nằm trong tay NHNN vì nhu cầu đô la của thị trường về mặt nguyên tắc được cân bằng bởi cung ứng đô la từ nhiều nguồn như xuất khẩu, kiều hối, đầu tư nước ngoài, vay vốn ODA nhưng thực tế không đơn giản như thế. Đã có nhiều số liệu cho thấy tiền đô la xuất khẩu không được đưa về Việt Nam hay được doanh nghiệp găm giữ trong tài khoản của họ, kiều hối thì trả nguyên đô la cho người nhận; vì thế mới có mục sai số và bỏ sót trong cán cân thanh toán.
Ngược lại nhu cầu của thị trường không dừng ở các khoản chi ngoại tệ bình thường như nhập khẩu, trả nợ... Tâm lý phòng tránh lạm phát, phòng ngừa các đợt điều chỉnh tỷ giá có thể xảy ra làm người dân và doanh nghiệp đổ dồn mua đô la (và vàng - cũng là một dạng nhu cầu cần mua ngoại tệ gián tiếp), làm cung cầu méo mó, không thể nào lượng định được.
Một khi không thể lấy dự trữ ngoại tệ ra bán để ổn định tỷ giá, NHNN chỉ còn một vài biện pháp khác - không tính việc đi vay ngoại tệ ở các định chế quốc tế như quỹ Sáng kiến Chiang Mai của ASEAN hay IMF - để làm cho tiền đồng khan hiếm trên thị trường hòng duy trì giá trị của nó. Đó là tăng lãi suất (mà NHNN đã thực hiện khi tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11% vào tuần trước).
Ở đây điểm đáng lưu ý là biện pháp nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (như Trung Quốc vừa áp dụng, tăng thêm 0,5%, hòng hút ra khỏi lưu thông khoản nhân dân tệ tương đương trên 50 tỉ đô la) đã không được NHNN xét đến vì lo ngại tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Việc tăng lãi suất gặp nhiều sức ép phản đối từ giới doanh nghiệp và ngân hàng, kể cả một số đại biểu Quốc hội cho nên công cụ này khó lòng được NHNN đẩy mạnh trong khi tác dụng lại có độ trễ khá lớn.
Thế nhưng điều NHNN có thể làm trong bối cảnh này là khẳng định một nguyên lý: muốn chống lạm phát, ổn định tỷ giá thì phải nâng lãi suất; ngược lại muốn thúc đẩy tăng trưởng chống suy thoái thì giảm lãi suất; nhưng chỉ có thể chọn một trong hai mục tiêu này chứ không thể vừa “ổn định kinh tế” vừa “duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh”. Đó là cái giá phải trả và xã hội phải hiểu được điều đó.
Nhưng quan trọng hơn, để tiền đồng khan hiếm trên thị trường (tức là tỷ giá sẽ giảm hay ít nhất sẽ không còn tăng mãi), người ta còn chú ý đến nguồn cung tiền từ phía Chính phủ cho các dự án đầu tư công, tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, chi tiêu trong và ngoài ngân sách...
Ở góc độ này, Chính phủ cũng đã phát ra thông điệp tích cực theo hướng cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm 10% chi tiêu từ ngân sách, giảm bội chi dưới 5%, không tăng đầu tư xây dựng cơ bản, ngưng xây dựng trụ sở không quan trọng...
Ở hướng ngược lại, có thể thời gian sắp tới sẽ có những đề xuất tăng lượng cung ứng đô la trên thị trường (chứ không chú trọng để giảm lượng tiền đồng) như yêu cầu doanh nghiệp có đô la chỉ được giữ trong một thời gian sau đó phải bán lại cho NHNN. Các biện pháp ngăn chặn tình trạng đô la hóa cũng sẽ được nhấn mạnh vì tình trạng này làm nhu cầu đô la tăng mạnh hơn thực tế. Tất cả đều là giải pháp, vấn đề là đo lường tác động của chúng đồng thời hiệu ứng ngược về mặt tâm lý lâu dài để tránh rơi từ thái cực này sang thái cực khác.
Ý kiến của các chuyên viên kinh tế
Ông Vũ Quang Việt (nguyên là chuyên viên cấp cao của Liên hiệp quốc):
Cái cần biết là hiện nay nhu cầu mua đô la là bao nhiêu và khả năng ngân hàng đáp ứng được bao nhiêu. Điều này thì NHNN có thể nắm được và có thể yêu cầu ngân hàng thương mại báo cáo hàng ngày, kể cả từng giờ nếu muốn. Khi cầu ngoại tệ của các nhà nhập khẩu không được đáp ứng thì tất nhiên là tỷ giá phải tăng. Nếu số thiếu hụt lớn, thì tình hình sẽ nhanh chóng trở nên trầm trọng trong những ngày tới, và cần đến IMF. IMF khi cho vay thì sẽ đòi điều kiện cắt giảm chi tiêu. Điều kiện này hiện nay là cần thiết.
Ông Lê Hồng Giang (chuyên viên tài chính):
Tôi hơi ngạc nhiên là NHNN đã không can thiệp hoặc không tuyên bố mạnh sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối ngay sau khi phá giá. Có khả năng là dự trữ ngoại tệ không còn nhiều hoặc không có tính thanh khoản cao.
Bởi vậy giải pháp của tôi là NHNN cần bơm ngoại tệ ra, nếu thiếu có thể đi vay và thường các khoản vay này được giữ kín. Đồng thời tăng lãi suất tiền đồng thật mạnh để rút tiền đồng khỏi lưu thông, vừa cân bằng lại cán cân tỷ giá vừa chống lạm phát. Chính phủ và NHNN tuyên bố cứng rắn mục tiêu kinh tế quan trọng nhất trong năm nay là giảm lạm phát, do đó Chính phủ sẽ cắt giảm mạnh chi tiêu và đầu tư như đã làm năm 2008, còn NHNN tuyên bố sẽ giữ lãi suất cao đến khi nào lạm phát giảm.
Ông Huỳnh Thế Du (giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright):
Cách điều chỉnh tỷ giá vừa qua và điều hành hiện nay làm cho người giữ ngoại tệ và vàng cảm thấy mình có lý nên tiếp tục nắm giữ trong khi những ai giữ tiền đồng cảm thấy mình bị thiệt. Điều này làm cho việc lánh nạn khỏi tiền đồng gia tăng nhất là trong bối cảnh lạm phát còn đang căng thẳng hiện nay. Đáng lý ra NHNN cần phải bán đủ ngoại tệ để bình ổn thị trường trong những ngày đầu. Nhưng có vẻ như điều này đã không được thực hiện. Theo tôi, chính sách điều hành tỷ giá nếu không để thị trường quyết định (thả nổi) thì nên làm sao đó là có thể tiên liệu được. Cụ thể ở đây là tỷ giá nên biến động theo lạm phát.
Mức thay đổi tỷ giá sẽ tương ứng với sự chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ. Căn cứ vào một tỷ giá mục tiêu nêu trên, nếu tỷ giá trên thị trường biến động quá mức thì NHNN cần phải can thiệp kịp thời. Song song với giải pháp này cần phải kéo lạm phát xuống một chữ số trong năm nay và dưới 5% trong dài hạn cùng với việc hạn chế nhập siêu là điều hết sức quan trọng. Nếu tỷ giá có thể tiên liệu thì tâm lý găm giữ đô la có thể sẽ giảm đi rất nhiều
Ông Trần Ngọc Thơ (Giáo sư kinh tế):
NHNN có thể tham gia hoán đổi tiền tệ với ngân hàng trung ương các nước trong khuôn khổ Sáng kiến Chiang Mai. Như thế chúng ta không phải mang tiếng là vay mượn mà chỉ là “hoán đổi”. Hình thức hoán đổi tiền tệ giữa các ngân hàng trung ương được sử dụng có hiệu quả trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Chẳng hạn Việt Nam có thể ký với Singapore một hợp đồng hoán đổi tiền tệ trị giá 10 tỉ đô la tính theo tỷ giá chéo giữa đồng Việt Nam và đô la Singapore trong thời hạn ba năm. Bất kỳ lúc nào tiền đồng mất giá, Singapore sẽ dùng 10 tỉ đô la này để can thiệp vào thị trường để mua tiền đồng, làm cho tiền đồng lên giá trở lại.
Cái giá phải trả của hình thức hoán đổi này là lãi suất hoán đổi. Tuy nhiên cho dù lãi suất có là như thế nào cũng không quan trọng bằng kết quả mà nó mang lại là rồi đây thị trường sẽ không còn kỳ vọng tiền đồng sẽ mất giá nữa do NHNN không đủ khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Ngoài việc tham gia vào Sáng kiến Chiang Mai, Việt Nam còn có thể giam gia hoán đổi tiền tệ song phương với các nước. Các hoán đổi này chủ yếu liên quan đến việc xác định đồng tiền thanh toán trong quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các đối tác. Có lẽ đây là giải pháp không thể tốt hơn nữa trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng như thế này.

Lãi suất VND: Hạ nhiệt vào đầu quý III?


BIDV đề nghị NHNN xem xét cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap) giữa VND và USD theo các kỳ hạn 3-6 tháng với chi phí Swap không quá 12%/năm.
việc giảm mặt bằng lãi suất huy động ngay lập tức là không khả thi. Đó là nhận định mới đây của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng này cũng đưa ra dự báo lãi suất sẽ "hạ nhiệt" vào đầu quý III năm nay.
14%/năm: Mức hỗ trợ tốt nhất
"Lãi suất huy động VND bình quân trên thị trường hiện ở mức 14%/năm là mức lãi suất hỗ trợ tốt nhất cho chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên, đây là mức lãi suất cao. Mức lãi suất hợp lý nên vào khoảng 12,5%/năm". BIDV đã đưa ra nhận định như vậy tại cuộc họp báo công bố kế hoạch triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Mặc dù vậy, lãnh đạo của ngân hàng này cũng thừa nhận, việc giảm mặt bằng lãi suất huy động ngay lập tức là không khả thi trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát còn cao như hiện nay. Chính vì vậy, BIDV đưa ra dự báo: "Lãi suất sẽ có xu hướng hạ nhiệt sớm nhất vào thời điểm cuối quý II và đầu quý III năm nay".
Song song với đó, trước mắt có thể xem xét cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap) giữa VND và USD theo các kỳ hạn 3-6 tháng với chi phí Swap không quá 12%/năm.
Theo các chuyên gia ngân hàng, vấn đề mấu chốt cần giải quyết hiện nay tập trung vào 3 nội dung chính là: đảm bảo thanh khoản trong hệ thống ngân hàng; xử lý các méo mó hiện nay trên thị trường; tạo dựng niềm tin trong dân chúng.
Để thực hiện mục tiêu này, NHNN cần quản lý chặt chẽ lãi suất huy động để tránh tình trạng các ngân hàng cạnh tranh huy động vốn không lành mạnh làm xáo trộn thị trường. Đồng thời, NHNN cần điều hành linh hoạt để lãi suất vận động theo nguyên tắc thị trường.
Theo lãnh đạo một NHTM Nhà nước, lâu nay chênh lệch lãi suất giữa thị trường I và thị trường II vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, các quy định chuyển vốn giữa NHTM và các công ty con vẫn chưa có. Điều này, vô hình trung đã tạo ra "kẽ hở" để các NHTM, đặc biệt các NHTMCP tìm cách chuyển vốn cho các công ty con để đầu tư tiền gửi với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng kiếm lời.
Vì vậy, NHNN cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn hiện tượng này, sớm góp phần làm ổn định mặt bằng lãi suất.
Bên cạnh đó, lãnh đạo BIDV kiến nghị "Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiêm túc ủng hộ chủ trương ổn định lãi suất của Chính phủ, không được thỏa thuận vượt trần lãi suất quy định".
Tín dụng: Nên giao chỉ tiêu?
Theo BIDV, để hạn chế tác động bất lợi của chính sách thắt chặt tiền tệ đối với một số ngành sản xuất trọng yếu, NHNN có thể xem xét cho vay tái cấp vốn đối với một số NHTM chủ lực nhằm hỗ trợ cho vay đối với các dự án trọng điểm quốc gia, cho vay xuất khẩu, phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Song song với đó, trước mắt có thể xem xét cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap) giữa VND và USD theo các kỳ hạn 3-6 tháng với chi phí Swap không quá 12%/năm.
Cơ sở của đề xuất này, theo các chuyên gia, là do hiện nhiều NHTM trong nước dư thừa nguồn vốn ngoại tệ ngắn hạn, đang gửi một lượng lớn ngoại tệ tại nước ngoài với lãi suất thấp (dưới 0,4%/năm), trong khi nguồn vốn VND hạn chế. Biện pháp này sẽ góp phần giảm dư thừa vốn ngoại tệ, tăng nguồn vốn VND với chi phí hợp lý để các NHTM có thể cho vay.
BIDV nhận định: Những đợt tăng giá liên tục trong thời gian qua đã làm tăng mạnh chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Cùng với đó, lãi suất cho vay lên tới 17 - 19%/năm đã khiến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp bị suy giảm mạnh. Vì vậy, nếu các yếu tố vĩ mô không nhanh chóng có những chuyển biến tích cực thì rất có thể chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng sẽ kém đi.
Theo BIDV, chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ bất ổn vĩ mô là các ngành phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, ngành may mặc sử dụng nhiều nhân công, ngành thi công xây lắp…
Đối với biện pháp kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho rằng, cần có biện pháp đảm bảo "công bằng, minh bạch".
Theo đó, NHNN nên công bố công khai cơ chế kiểm soát và các biện pháp chế tài để các NHTM thực hiện; hoặc NHNN giao chỉ tiêu cho từng NHTM…

Carry On

Một tác phẩm của Robert W. Service.
Carry On
__________
It’s easy to fight when everything’s right,
And you’re mad with the thrill and the glory;
It’s easy to cheer when victory’s near,
And wallow in fields that are gory.
It’s a different song when everything’s wrong.
When you’re feeling infernally mortal;
When it’s ten against one, and hope there is none,
Buck up, little soldier, and chortle:
Carry on! Carry on!
There isn’t much punch in your blow.
You’re glaring and staring and hitting out blind;
You’re muddy and bloody, but never mind.
Carry on! Carry on!
You haven’t the ghost of a show.
It’s looking like death, but while you’ve a breath,
Carry on, my son! Carry on!
And so in the strife of the battle of life
It’s easy to fight when you’re winning;
It’s easy to slave, and starve and be brave,
When the dawn of success is beginning.
But the man who can meet despair and defeat
With a cheer, there’s a man of God’s choosing;
The man who can fight to Heaven’s own height
Is the man who can fight when he’s losing.
Carry on! Carry on!
Things never were looming so black.
But show that you haven’t a cowardly streak,
And though you’re unlucky you never are weak.
Carry on! Carry on!
Brace up for another attack.
It’s looking like hell, but – you never can tell;
Carry on, old man! Carry on!
There are some who drift out in the deserts of doubt,
And some who in brutishness wallow;
There are others, I know, who in piety go
Because of a Heaven to follow.
But to labor with zest, and to give of your best,
For the sweetness and joy of the giving;
To help folks along with a hand and a song;
Why, there’s the real sunshine of living.
Carry on! Carry on!
Fight the good fight and true;
Believe in your mission, greet life with a cheer;
There’s big work to do, and that’s why you are here.
Carry on! Carry on!
Let the world be the better for you;
And at last when you die, let this be your cry:
Carry on, my soul! Carry on!
(author: Robert W. Service)