Tìm kiếm

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

ROA or ROE,ưu tiên chỉ tiêu nào hơn?

Nếu khách ghé thăm đang muốn lựa chọn 1 công ty để đầu tư thì bạn sẽ lọc theo chỉ số ROE hay ROA.Tức là chỉ tiêu nào sẽ được làm tiêu chí đầu tiên ?
 
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Nếu:
- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

ROA là lợi nhuận trên tổng tài sản
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà lớn hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy là sự cấu thành của "cái" sinh ra 1 đồng lợi nhuận của công ty. ROE càng cao tức là sử dụng đồng vốn cổ đông càng hiệu quả và ngược lại. Khi đánh giá 2 chỉ số này ta không thể bỏ qua yếu tố vố cùng quan trọng là khoản lãi vay phải trả, cơ cấu nợ của công ty...Mặt khác Điểm khác nhau cơ bản của ROE và ROA là: ROE thường được các nhà đầu tư tham khảo, còn ROA thường được các nhà quản lý doanh nghiệp tham khảo

Nhưng nếu bạn có thể áp dụng đòn bẩy tài chính vào thì tốt quá.Với 2 công ty có ROA như nhau nhưng sử dụng đòn bẩy tài chính FL khác nhau sẽ ảnh hưởng đến ROE.Cứ theo hướng đó bạn sẽ thấy rằng ROE cao chưa chắc đã hiệu quả.

Ko nói khái niệm đòn bẩy tài chính ra nữa nhé,vì chắc mọi người đã biết hoặc nếu ko thì chỉ cần gõ google 1 cái ra vô số.
Ở trên mình nói 2 công ty có ROA giống nhau đó,nhưng khi áp dụng đòn bẩy tài chính vào thì ROE cao chưa hẳn đã tốt.

Ví dụ như này nhé:

CTy A ,B cùng có tổng nguồn vốn là 1000trd.
trong đó : A tài trợ bằng 100% vốn chủ.(lấy như này cho đơn giản nhất nhé,bạn có thể cho A tài trợ bằng tỷ lệ khác như 70% vốn cổ phần ,30% vốn v ay or ...)
B tài trợ bằng 50% vốn chủ và 50% vốn vay.

Giả sử năm N lợi nhuận của A,B đều là 500 tr(lợi lớn nhìn cho thik ^^)
Vậy ROA (A) =LN/ tổng TS = 500/1000 =50% = ROA (B)
nhưng:

ROE (A)= LN/ VCSH =500/1000 = 50%
ROE (b) = 500/500 = 100%

=>wow,cao chưa.thế thì chọn B còn j,hjhj.

Nhưng nhìn xem nhé,B sử dụng đòn bẩy FL= 1+ NPT / VCSH
trong đó : NPT: nợ phải trả.

Ta có công thức ROE=ROA * FL (công thức này chỉ là biến đổi toán học tí thôi mà^^)
thấy đc ROE (A) = 50% * (1+ 0/1000) = 50%

ROE (B) = 50% * ( 1+ 500/ 500) =100%.

Đấy ,có phải là thằng B có ROE cao do sử dụng đòn bẩy tài chính cao ko?,thằng A ko sử dụng đòn bẩy nên ROE thấp hơn nhiều đó thôi.Vậy khi xem xét 1 công ty thì phải xem mức độ sử dụng đòn bẩy của nó thế nào đã, phải ko các bác.

Em xin giải thik theo ý hiểu của em về vụ sử dụng đòn bẩy tài chính để vực dậy trong ngắn hạn nhưng nếu trong dài hạn sẽ có tác dụng ngược lại.
(em hiểu ý của bác là đang đứng trên góc độ doanh nghiệp nhé,tức là đang xét việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Dn chứ ko phải là nhà đầu tư sử dụng nghen)

Khi 1 Dn sử dụng đòn bẩy tài chính cao tức là thu hút đc nguồn tài trợ để tài trợ cho các dự án,như thế thì họ tạo ra lợi nhuận từ các dự án đó =>các nhà đầu tư sẽ thik mua cổ phiếu của công ty đó,hjhj.

Nhưng nếu trong dài hạn or trong tình trạng nền kinh tế suy thoái thì sử dụng đòn bẩy sẽ làm cho Dn bất lợi.Trong dài hạn có thể gặp rất nhiều rủi ro mà trong đó 1 loại rủi ro dễ gặp nhất ,cơ bản nhất và cũng tác động mạnh đó là lãi suất .

Lãi suất tăng tất yếu làm chi phí lãi vay sẽ tăng từ đó làm giảm EBT (lợi nhuận trước thuế- earning before tax) của dn => giảm lợi nhuận.=Thậm chí nếu lãi vay của dn quá lớn mà dn lại tạm thời ko sản xuất đúng kế hoạch thì còn dẫn tới lỗ.

Từ đó dẫn theo 1 loạt hệ quả,niềm tin của nhà đầu tư giảm =>bán cổ phiếu của Dn=>giá cp lại càng giảm.
Lợi nhuận dn giảm =>EPS của cổ đông cũng giảm...

Đấy là mới xét đến rủi ro dễ gặp nhất,còn 1 loạt các rủi ro khác mà dn có thể gặp phải có tác động gián tiếp or trực tiếp đến dn ,ảnh hưởng đến hđ sxkd ...chẳng hạn thì lúc đấy nguy to.

Nói tóm lại,sử dụng đòn bẩy tài chính là con dao 2 lưỡi,nếu đc thì đc cao hơn,con nếu ngã thì ngã sâu hơn...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét