Tìm kiếm

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Misrosoft xây Smartphone khổng lồ lớn gấp 150 lần thực tế



Để chào mừng loạt sản phẩm sử dụng hệ điều hành Windows Phone 7.5, Microsoft đã cho xây dựng một chiếc smartphone khổng lồ, cao tương đương tòa nhà 6 tầng tại quãng trường Herald ở thành phố New York, Mỹ.

Chiếc smartphone khổng lồ có chiều cao tương đương tòa nhà 6 tầng
Chiếc smartphone khổng lồ sử dụng nền tảng Windows Phone này có kích cỡ lớn gấp 150 lần so với một chiếc smartphone thật, là cách mà Microsoft quãng bá cho loạt smartphone 4G sử dụng nền tảng Windows Phone 7.5 Mango được trình làng, bao gồm HTC Radar, HTC Titan, Samsung Focus S và Samsung Focus Flash.

Chiếc smartphone này được dựng lên ở quãng trường Herald của thành phố New York, gần tòa nhà Empire State nổi tiếng. Chiêc smartphone khổng lồ được trang bị những màn hình LED để hiển thị giao diện giả lập tương tự như trên hệ điều hành Windows Phone 7.5 Mango, bao gồm cả các ứng dụng chơi game, các ứng dụng giải trí, xem phim và nghe nhạc.

Hiện chưa rõ chiếc smartphone khổng lồ này của Microsoft sẽ tồn tại bao lâu trên quãng trường Herald, tuy nhiên, có vẻ như đây là một cách thức tiếp thị khá thành công của Microsoft khi nó đã thu hút rất đông sự chú ý của người qua lại trên quãng trường sầm uất này.

Video quá trình xây dựng chiếc smartphone khổng lồ:





Video về chiếc smartphone khổng lồ sau khi hoàn tất:




Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Thương hiệu Việt: Của vô chủ, ai nhanh tay thì lấy!

Trong vụ đánh mất thương hiệu cà phê vào tay DN Trung Quốc được phát hiện từ hơn hai năm trước, nhưng sự đủng đỉnh trong phản ứng suốt thời gian dài đến bây giờ mới bắt đầu loay hoay tìm cách đi kiện.

Chuyện nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc được bảo hộ nhưng lại thuộc sở hữu của một công ty Thái Lan, ngoài ra còn có phần của một công ty Mỹ, đã gây một vết thương còn chưa thành sẹo trong ký ức. Gần đây lại đến chuyện cà phê Buôn Ma Thuột được nhà chức trách Trung Quốc công nhận thuộc về một thương nhân ở Quảng Đông; rồi lại thêm cà phê Daklak được cho là của một nhà sản xuất người Pháp. Và nay nghe nói có thêm một công ty nước ngoài nào đó tiến hành đăng ký tại Hồng Kông để xin bảo hộ quyền khai thác cũng đối với tên gọi nước mắm Phú Quốc.

Đáng buồn không phải là việc đánh mất vài ba thương hiệu, mà là thái độ của một bộ phận những người có trách nhiệm đối với việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thương hiệu của quốc gia. Hiện nay, phần lớn thương hiệu xuất xứ từ Việt Nam đều ở trong tình trạng dễ bị chiếm đoạt, đặc biệt là các chỉ dẫn địa lý. Có người thậm chí còn nói ví von rằng nhiều thương hiệu Việt Nam chẳng khác của vô chủ đang "rơi vãi" ở nơi công cộng, ai nhanh tay thì nhặt được.

Khác với các tài sản hữu hình, thương hiệu, cũng như các tài sản trí tuệ nói chung, là loại của cải tồn tại không phải bằng hình hài vật chất, mà chỉ ở trong nhận thức của con người. Việc nắm giữ, khai thác và bảo vệ thương hiệu hoàn toàn dựa vào công cụ luật pháp, chứ không dựa vào sức vóc của cơ bắp.

Thực ra, xây dựng lá chắn pháp lý để bảo vệ thương hiệu chống sự xâm hại, chiếm đoạt không quá khó, cũng không quá tốn kém. Chỉ cần lập một hồ sơ gồm các chứng cứ thuyết phục về sự hiện hữu của một thương hiệu không bị ai tranh chấp, cũng chưa được đăng ký lần đầu và trả các khoản lệ phí theo quy định, người ta sẽ có một chứng nhận đăng ký độc quyền. Người có độc quyền đối với một thương hiệu có tư cách chủ sở hữu và được tự do khai thác giá trị kinh tế của nó theo ý mình, đồng thời có được sự bảo đảm của nhà chức trách công về việc không cho phép bất kỳ ai khác sử dụng thương hiệu đã được bảo hộ mà không được sự chấp thuận của mình.

Trên nguyên tắc, muốn bảo vệ thương hiệu tại một quốc gia, thì phải đăng ký bảo hộ với nhà chức trách của quốc gia đó. Trong điều kiện sản phẩm được xuất khẩu, xúc tiến việc đăng ký tại các nước nhập khẩu hàng hoá là việc làm cần thiết.

Qua các vụ thương hiệu truyền thống nước mắm, cà phê bị thương nhân nước ngoài lấy mất, dễ có cảm tưởng rằng những người có liên quan trong nước còn chưa hiểu rõ vai trò của các công cụ giao tiếp pháp lý trong đời sống kinh tế đương đại, đặc biệt là trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Nhiều người vẫn giữ định kiến cho rằng các công cụ ấy là những đồ vật không rõ lợi ích trong khi việc mua sắm lại tốn kém.

Thế rồi khi đột ngột phát hiện rằng theo pháp luật ở một nơi chốn nào đó, mình đã bị đặt ở vị trí người ngoài cuộc trong mối quan hệ sở hữu đối với những thứ vốn hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nay, được quen coi là của mình, thì người ta mới chưng hửng.

Đáng nói nữa, trong vụ cà phê, là việc đánh mất thương hiệu vào tay doanh nghiệp Trung Quốc đã được phát hiện từ hơn hai năm trước, nhưng các vị trí có thẩm quyền đã tỏ ra quá nặng nề, đủng đỉnh trong phản ứng. Bây giờ mọi người mới bắt đầu loay hoay tìm cách đi kiện. Theo một tính toán sơ bộ, vụ kiện có thể sẽ làm hao tốn khoảng 800 triệu đồng. Tuy nhiên, bất kỳ dự án nào cũng sẽ làm phát sinh chi phí ngoài dự kiến; vả lại, chắc chắn việc kiện đòi thương hiệu sẽ gây tốn kém nhiều lần so với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, trong khi kết quả kiện cáo có được như ý muốn hay không thì chưa biết, dù công ty luật được uỷ quyền thực hiện vụ kiện dự báo rất lạc quan về khả năng thắng kiện, dựa theo kết quả tham khảo luật lệ của nước sở tại.

Trong mọi trường hợp, cần từ đó rút ra bài học: phải thay đổi sâu rộng nhận thức phổ biến trong bộ máy quản lý và trong xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ các thuơng hiệu Việt. Nếu không, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải chứng kiến nhan nhãn trên thị trường nội địa các sản phẩm mang tên Việt, mang địa danh Việt, nhưng lại được nhập khẩu đường hoàng từ nước ngoài; còn sản phẩm Việt đích thực thì lại bị cấm cửa ở xứ người với lý do vi phạm quyền sở hữu thương hiệu Việt của người nước ngoài.

4 yếu tố tạo nên sức sống mãnh liệt cho Coca-Cola

Bác sĩ John Pemberton đã tình cờ phát hiện ra nước giải khát Coca Cola lừng danh khi chiết xuất nước từ quản Coca để điều trị chứng đau đầu, mệt mỏi.

Đã 125 năm kể từ ngày 8/5/1886 khi chai nước đầu tiên ra đời bán trên thị trường tới nay, Coca Cola hiện có mặt ở hơn 200 quốc gia trên thế giới với lượng tiêu thụ hơn 1 tỷ chai mỗi ngày.
John Pemberton sinh ra ở Atlanta (bang Georgia) trong một gia đình nghèo khó. Lúc thiếu thời ông phải đi rửa bát ở cửa hàng ăn để kiếm sống. Sau đó do ham học, nên từng bước ông đã thi đậu vào trường y và trở thành bác sĩ. Là một lương y, ông hết lòng vì bệnh nhân, tìm mọi cách và các bài thuốc làm giảm sự đau đớn của người bệnh. Một hôm tình cờ khi chiết suất nước từ quả Coca, ông phát hiện ra một chất nước hỗn hợp khi uống vào làm bệnh nhân đỡ mệt mỏi và giảm được chứng đau đầu. Đó chính là nước uống Coca Cola ngày nay.
Sau đó ông pha chế và đem ra bán trên thị trường vào ngày 8/5/1886. Năm đầu tiên, mỗi ngày ông chỉ bán được khoảng 9 chai vì chẳng ai biết loại nước uống này là gì. Bởi vậy, năm đầu tiên ông chỉ thu về được có 50 USD trong khi phải chi phí hết 70 USD. Vậy là, Pemberton bị lỗ vốn 20 USD, một số tiền không nhỏ vào thời kỳ đó.
Năm 1887, Asa Candle - một dược sĩ, nhưng cũng là thương nhân ở Atlanta cùng quê với Pemberton có tầm nhìn xa, trông rộng và nhìn thấy tương lai rộng mở của “loại thuốc này” - đã mua lại công thức pha chế của Pemberton với giá 2.300 USD. Ông đã tiến hành pha chế lại để hợp khẩu vị khách hàng, đồng thời tiến hành quảng cáo và tuyên truyền. Đến cuối những năm 1890, Coca Cola đã trở thành nước giải khát thịnh hành khắp nước Mỹ. Lượng tiêu thụ từ 1890 tới năm 1905 đã tăng tới 4.000 %.
Ngày nay, Coca Cola đã trở thành một trong nền văn hóa ẩm thực của Mỹ và được truyền bá rộng rãi đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với lượng tiêu thụ hơn một tỉ chai mỗi ngày. Coca Cola là một trong 100 tập đoàn mạnh nhất toàn cầu. Mặc dù có những đồ uống cũng nổi tiếng như Diet Coke, nhưng Coca Cola vẫn là nước giải khát được ưa chuộng nhất, chiếm tới 17% trên thế giới và cạnh tranh áp đảo Pepsi Cola. Năm 2010 doanh thu của Coca Cola tới 35 tỉ USD và có lợi nhuận tới 12 tỉ USD.
Năm 1971, để tôn vinh nước uống Coca Cola, nhóm nhạc sĩ gồm McCann Erickson, Billy Davis và Roger Cook đã sáng tác bài ca “I’d like to Buy The World a Coke” hiện lưu hành rất thịnh hành trên thế giới.
Trong cuốn “Vì Thượng đế, vì đất nước và Coca Cola”, nhà sử học Pemderges viết: “Câu chuyện và lịch sử phát triển của Coca Cola mang theo tất cả đặc trưng điển hình về thành công thần kỳ của phát triển doanh nghiệp kiểu Mỹ. Phòng bào chế thuốc đơn sơ của Pemberton ở sau nhà đã phát minh ra loại thuốc diệu kỳ. Coca Cola là loại ẩm thực điển hình tiêu biểu cho thời hoàng kim của các bác sĩ vườn trong thế kỷ 19. Thời kỳ đó rất nhiều y bác sĩ đã ghi tên đăng ký bằng sáng chế phát minh và Coca Cola cũng không ngoại lệ”. Ông Pamdeges cho rằng tuy Pemberton ngẫu nhiên phát hiện ra loại ẩm thực này, nhưng xét phẩm chất thì Pemberton vốn là một lương y, ông hết lòng vì bệnh nhân, vô tư không hám lợi. Với tư chất này, ông đã có được Coca Cola cho nhân loại ngày nay”.
Sở dĩ Coca Cola trở nên thịnh hành toàn thế giới là do những nguyên nhân sau:
Một là công thức pha chế được cải tiến so với ban đầu, nên rất hợp khẩu vị của người tiêu dùng. Hiện nay công thức này vẫn được giữ tuyệt mật, nếu bị lộ thì Coca Cola sẽ hết đất dụng võ.
Hai là văn hóa doanh nghiệp được khai thác triệt để. Nếu cứ để bác sĩ John Pemberton kinh doanh thì chỉ lỗ vốn, nhưng khi công thức này vào tay Dược sĩ Asa Candle, một doanh nhân có tầm nhìn xa trông rộng thì nó đã trở thành một sản phẩm tầm cỡ thế giới. Bởi vậy, chính doanh nhân là người đóng vai trò quan trọng để biến sản phẩm tầm thường thành sản phẩm có uy tín toàn cầu.
Ba là tận dụng triệt để khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo “chữ tín” trong kinh doanh đối với người tiêu dùng.
Bốn là đào tạo và bồi dưỡng lớp người kế thừa sự nghiệp phải nghiêm ngặt, tuân thủ nguyên tắc và tôn chỉ mục đích ban đầu trong kinh doanh và vận hành doanh nghiệp.
Nhờ bốn yếu tố này mà Coca Cola luôn có sức sống mãnh liệt “trẻ mãi không già”.

Những hình ảnh về lịch sử cuộc chiến 100 năm Coca-Cola vs. Pepsi

Cuộc chiến giữa Coke và Pepsi đã kéo dài hơn một thế kỷ. Pepsi từng 2 lần phá sản, còn Coca-Cola phải mất đến 70 năm mới... tăng giá!

Cuộc đối đầu giữa Coca-Cola và Pepsi giống như một câu chuyện huyền thoại. Hai thương hiệu lớn đã đấu đá nhau suốt hơn một thập kỉ, dù có những lúc phần thắng dương như nghiêng về Pepsi hồi những năm 1975 khi Coca-Cola gần như thất bại hoàn toàn với công thức mới New Coke.
Và cuộc chiến không chỉ dừng lại ở việc phát triển sản phẩm, mà đôi khi còn mang tính đả kích cá nhân thông qua những chiến dịch quảng cáo rất nổi tiếng. Đầu năm nay, Pepsi lại đả kích những biểu tượng nổi tiếng của Coke: Gấu bắc cực và Ông già Noel bằng chiến dịch quảng cáo “Summer time is Pepsi time”.
Xem video quảng cáo đả kích Coke của Pepsi tại đây.
Cuộc chiến giữa hai thương hiệu này còn vượt ra ngoài… vũ trụ và tạo sóng gió trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tại sao quan hệ giữa Coke và Pepsi lại đến nỗi này? Hãy cùng khám phá điều đó qua đồ thị thông tin dưới đây.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1886, khi John. S. Pemberton viết công thức đầu tiên cho Coke. Công thức như sau:

13 năm sau, dược sĩ Caleb Bradham viết công thức Pepsi-Cola:
Coca-Cola đã bán được cả triệu galông mỗi năm vào thời điểm Pepsi xuất hiện:
Coke hình thành dáng chai kinh điển, mời các tên tuổi lớn về quảng cáo và mở rộng sang châu Âu. Trong khi đó, Pepsi phá sản do Thế chiến I:
8 năm sau Pepsi lại tiếp tục phá sản, nhưng lần này hãng đã bật lên được:
Trong Thế chiến II, Pepsi bắt đầu thúc đẩy quảng cáo và bán đồ uống trong lon.
Những năm 50, quảng cáo của Cokes bắt đầu xuất hiện trên TV, còn Pepsi thì thay đổi hình ảnh để theo kịp cuộc đua:
Coke quyết định cổ phần hóa năm 1962, ngay sau khi cho ra mắt sản phẩm mới Sprite – đây có thể coi là thương hiệu thành công nhất của hãng:
Pepsi sáp nhập với Frito Lay giữa những năm 60 và trở thành PepsiCo, chuẩn bị cho cuộc chiến trường kì đến tận hôm nay. Đồ uống cho người ăn kiêng ra đời, tạo ra một phân khúc thị trường nước có ga hoàn toàn mới:
Dưới đây là biểu đồ giá trị cổ phiếu của hai thương hiệu qua nhiều năm. Cuộc “đột nhập” thành công của Pepsi vào ngành kinh doanh đồ ăn vặt thông qua Frito Lay đã giúp hãng này rõ rệt, đặc biệt là trong thập kỉ trước. Trong khi đó, Coke vẫn bám chặt lấy ngành đồ uống:
Dưới đây là những thương hiệu nổi tiếng nhất của Coke – 15 trong số này đã đạt mức doanh thu bán lẻ 1 tỷ USD hoặc hơn:
Tuy các thương hiệu đồ uống của Pepsi không thể mạnh bằng, ngành kinh doanh đồ ăn vặt của hãng lại khá phát đạt:
Coke dẫn trước Pepsi khá nhiều trong thị phần trên thị trường cola, nhưng Pepsi thu được nhiều tiền hơn nhờ kinh doanh đa ngành:
Mỗi thương hiệu có một “đội quân người nổi tiếng” đứng về phía mình. Dưới đây là những gương mặt nổi tiếng quảng cáo cho Coke:
Và Pepsi:
Hai thương hiệu đều thay đổi logo rất nhiều lần. Logo ngày nay của cả hai đều chẳng có nét gì giống logo ban đầu:
Cả hai đều bám lấy thế giới kỹ thuật số khi truyền thông xã hội ngày một phát triển hơn – nhưng Coke có vẻ dẫn trước khá xa:


Chia nhỏ giao dịch giá trị lớn sẽ thoát “án” rửa tiền

“Nếu quy định tiêu chí giao dịch “giá trị lớn” phải kiểm soát, khách hàng sẽ chia tài sản giá trị lớn thành nhiều khoản nhỏ để giao dịch. Khi đó hành vi rửa tiền có thể bị bỏ sót”.
“Nếu quy định tiêu chí giao dịch “giá trị lớn” phải kiểm soát, khách hàng sẽ chia tài sản giá trị lớn thành nhiều khoản nhỏ để giao dịch. Khi đó hành vi rửa tiền có thể bị bỏ sót” - UB Kinh tế nêu quan điểm thẩm tra dự luật Phòng, chống rửa tiền.
Thay mặt Chính phủ trình bày Luật Phòng chống rửa tiền trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nêu cụ thể từng lý do cấp thiết phải ban hành đạo luật.
Theo đó, sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Việc tự do hóa giao dịch vãng lai và từng bước tự do hóa các giao dịch vốn nên mức độ mức độ kiểm soát đối với các giao dịch chuyển tiền quốc tế được nới lỏng hơn.
Hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền trong nước nếu chưa hoàn thiện có thể khiến Việt Nam trở thành nơi tội phạm rửa tiền quốc tế lựa chọn để rửa tiền, thông qua hệ thống tài chính.
Bên cạnh đó, Luật Phòng chống tham nhũng được áp dụng với yêu cầu cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập... Chính điều này có thể dẫn tới nhu cầu hợp pháp hóa tiền, tài sản bất hợp pháp của một số cá nhân.
Thẩm tra dự án luật, UB Kinh tế “phê” nhiều điểm bất hợp lý, thậm chí có không ít điều khoản quy định quá đơn giản, chung chung, ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả của luật khi được ban hành.
Cụ thể, đối với dự án luật không quy định cụ thể mức giá trị giao dịch phải báo cáo để “siết” kiểm soát mà chỉ quy định chung chung là giao dịch “có giá trị lớn” và giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định mức cụ thể. Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị cân nhắc tiêu chí “giá trị lớn” của giao dịch. Bởi, có trường hợp giao với giá trị lớn nhưng không hẳn đã là rửa tiền, có trường hợp giao dịch với giá trị nhỏ nhưng thực chất là rửa tiền.
Mặt khác, nếu quy định tiêu chí “giá trị lớn” thì khách hàng sẽ chia tài sản giá trị lớn thành nhiều khoản nhỏ để giao dịch, khi đó việc phòng, chống rửa tiền có thể bỏ sót các hành vi này. Do đó, theo cơ quan thẩm tra, dự luật cần phải quy định rõ về mức giá trị giao dịch phải báo cáo, hoặc giao Thủ tướng quy định, thay vì giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định như dự luật.
Vấn đề xử lý vi phạm, biện pháp chống rửa tiền, UB Kinh tế chỉ ra phần “khuyết” khi nội dung dự luật mới chủ yếu tập trung vào quy định về “phòng ngừa” rửa tiền, còn nội dung “chống rửa tiền” chưa tương xứng, chưa đủ liều lượng.
Về nội dung quy định liên quan đến quyền cơ bản của công dân, UB Kinh tế thống nhất quan điểm quyền bí mật riêng tư của cá nhân cần phải được tôn trọng, đảm bảo. Các quy định về quy trình nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, báo cáo giao dịch... đều liên quan đến các quyền cơ bản trên của người dân, cần được bảo vệ.
Cơ quan thẩm tra nêu thắc mắc, với quy định về “khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị”, dự án luật chỉ quy định đối với các trường hợp là người nước ngoài mà không thấy đề cập đến cá nhân là người Việt.
Luật phòng, chống rửa tiền được xếp lịch thảo luận trong chương trình làm việc của Quốc hội đầu tuần tới.