Tìm kiếm

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

quỹ đầu tư và ưu nhược điểm

Thế nào là Quỹ đầu tư chứng khoán?

Trong hoạt động kinh doanh, đầu tư được hiểu là việc cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản để tiến hành hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu thu được lượng tài sản nhiều hơn trong tương lai. Lĩnh vực đầu tư rất phong phú, từ việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá, đến việc góp vốn, mua cổ phần hay đơn giản là việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng hoặc tham gia vào một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Một trong những lĩnh vực đầu tư rất hấp dẫn, không những về khả năng sinh lời mà còn ở tính hấp dẫn của nó, đó chính là đầu tư chứng khoán. Đầu tư chứng khoán được hiểu là việc một chủ thể nắm giữ chứng khoán để kỳ vọng vào lợi nhuận do chứng khoán đó mang lại trong tương lai. Lợi nhuận có thể thu được từ lãi chứng khoán đang nắm giữ hoặc chênh lệch từ hoạt động mua, bán chứng khoán.

Tình huống: Ông Lợi quyết định mua 1000 chứng chỉ quỹ đầu tư mệnh giá 10000đ với giá 12000 đ/chứng chỉ vào ngày 31/12/2004. Lợi tức trả năm 2005 của quỹ là 10%. Sau khi nhận lợi tức, ông Lợi quyết định bán số chứng khoán này cho bà Nhuận, với mức giá 13500 đ/chứng chỉ.

Như vậy, lợi nhuận mà ông Lợi thu được là:

(13500 x 1000 + 10000 x 1000 x 10%) – 12000 x 1000 = 2500000 đ

Cũng giống như các lĩnh vực đầu tư khác, đầu tư chứng khoán có thể được phân chia thành hai loại là đầu tư chuyên nghiệp và đầu tư không chuyên nghiệp.

Đầu tư chuyên nghiệp là hoạt động của các chủ thể trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán như các công ty chứng khoán, ngân hàng hoặc những định chế đầu tư chuyên nghiệp khác. Những chủ thể này có nguồn vốn dồi dào, có kỹ năng chuyên môn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thu lợi nhuận. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thường có những dấu hiệu như:

- Hoạt động đầu tư chứng khoán là hoạt động chính của chủ thể đó;

- Hoạt động đầu tư chứng khoán mang lại nguồn thu nhập chính;

- Nhà đầu tư chứng khoán có kiến thức và kỹ năng tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán.

Những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thường được biết đến là các công ty chứng khoán tự doanh, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm và một số tổ chức tài chính khác.

Bên cạnh những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, có những chủ thể có thể không đủ kiến thức hoặc kỹ năng để tự mình đầu tư, hoặc không coi đó là nghề nghiệp của mình nhưng vẫn có nguyện vọng tham gia đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán để tăng thu nhập. Những chủ thể này được gọi là những nhà đầu tư không chuyên nghiệp.

Ông An là một nhà giáo đã nghỉ hưu. Ông có một khoản tiết kiệm và muốn nó sinh lời nhiều hơn so với việc ông gửi tiền vào ngân hàng. Ông quyết định đầu tư vào chứng khoán, nhưng ông không am hiểu lắm về lĩnh vực này. Thông qua tư vấn của luật sư, ông quyết định mở một tài khoản tại công ty chứng khoán ABC và uỷ thác việc đầu tư cho công ty này. Nhân viên hành nghề chứng khoán của công ty có trách nhiệm sử dụng tiền và chứng khoán trên tài khoản của ông An để mua, bán chứng khoán vì lợi ích của ông.

Trong những trường hợp như vậy, những chủ thể này có thể đầu tư thông qua việc uỷ thác cho công ty chứng khoán hoặc tham gia góp vốn để hình thành một quỹ tài chính, gọi là Quỹ đầu tư chứng khoán.






Quỹ đầu tư chứng khoán là mô hình đầu tư mà theo đó, nguồn vốn của quỹ được đầu tư chủ yếu vào chứng khoán và các nhà đầu tư uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quyền trực tiếp điều hành quỹ.

Thực tiễn ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cho thấy, quỹ đầu tư hình thành trong rất nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau như khai thác kim loại quý, dầu mỏ v.v., nhưng quỹ đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán là phổ biến nhất. Ngay trong lĩnh vực chứng khoán, sự chuyên biệt trong lĩnh vực đầu tư cũng này càng rõ nét[1]. ở Mỹ, có khoảng 9000 quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập dưới nhiều hình thức[2]. Tại Hàn Quốc, riêng quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư vào trái phiếu đã có trên 500 quỹ khác nhau[3]. Tại Thái Lan hiện có trên 70 quỹ đầu tư chứng khoán, còn ở Malaysia có khoảng 17 triệu dân sở hữu chứng khoán của quỹ đầu tư chứng khoán[4].

Xét một cách khái quát, mô hình quỹ đầu tư chứng khoán có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, quỹ đầu tư chứng khoán luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư vào chứng khoán. Đặc điểm này phân biệt quỹ đầu tư chứng khoán với các loại quỹ đầu tư khác. Quỹ có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của các nhà đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Trước đây, Nghị định 144/2003/NĐ-CP quy định quỹ đầu tư chứng khoán phải dành tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào lĩnh vực chứng khoán. Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán cũng có thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực khác như góp vốn, kinh doanh bất động sản v.v..

Thứ hai, quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp bởi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Nói một cách khác, các nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán việc quản lý quỹ và tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán từ số vốn của quỹ. Công ty quản lý quỹ có thể cử ra một cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là nhà quản trị quỹ. Nhà quản trị được chọn thường phải là người có thành tích và được sự ủng hộ của đa số nhà đầu tư. Để đảm bảo công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tiến hành hoạt động đúng như mong muốn của các nhà đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán cần phải có một ngân hàng giám sát. Ngân hàng này sẽ thay mặt các nhà đầu tư để giám sát cũng như giúp đỡ quỹ đầu tư chứng khoán hoạt động đúng mục tiêu mà các nhà đầu tư đã đề ra, tránh tình trạng công ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhà đầu tư.

Thứ ba, quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý quỹ và các quỹ khác do công ty này quản lý. Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích khác của công ty quản lý quỹ. Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của các nhà đầu tư vào quỹ chứ không vì mục đích của riêng mình. Từ yêu cầu tách bạch về tài sản đã chi phối rất lớn đến nội dung những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ.[5]

Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán có thể được thành lập theo nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Sự phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán trên thế giới đã dẫn đến có nhiều tiêu chí để phân loại quỹ đầu tư chứng khoán.

Phân loại theo phương thức huy động vốn và quyền quản lý

Nếu phân loại theo phương thức huy động vốn thì quỹ đầu tư chứng khoán có hai loại là quỹ đại chúng (trước đây gọi là quỹ công chúng) và quỹ thành viên.

Quỹ đại chúng

Quỹ đại chúng là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư tối đa vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các nhà đầu tư vào quỹ. Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau. Cách phân loại phổ biến dựa vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó, quỹ đại chúng có hai loại là quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.[6]

Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán[7].

Quỹ đại chúng dạng mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư. Loại quỹ này có số vốn và số thành viên luôn biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản v.v..

Pháp luật chứng khoán ở một số quốc gia quy định, quỹ đại chúng dạng đóng chỉ được phép phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi thành lập quỹ, còn quỹ đại chúng dạng mở có thể phát hành chứng chỉ quỹ nhiều lần. Vấn đề này chưa được Luật chứng khoán 2006 quy định một cách rõ ràng.

Ưu điểm của quỹ đại chúng

- Thứ nhất, quỹ đại chúng có khả năng huy động vốn rộng rãi thông qua việc chào bán chứng khoán ra công chúng. Điều này cho phép quỹ có thể được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung và như vậy, khả năng thu hút các nhà đầu tư và làm gia tăng giá trị cho chứng chỉ quỹ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn ưa thích loại quỹ này ở khả năng thanh khoản cao của chứng chỉ quỹ.

- Thứ hai, quỹ đại chúng có khả năng thu hút được những nhà đầu tư nhỏ và không chuyên nghiệp. Mặc dù từng nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể không có nhiều vốn, nhưng thực tế đã cho thấy lượng vốn do những chủ thể này nắm giữ trong nền kinh tế là rất đáng kể. Nếu quỹ thu hút được nguồn vốn này, sức mạnh tài chính của quỹ sẽ tăng lên rất nhiều.

- Thứ ba, đối với công ty quản lý quỹ, quỹ đại chúng chính là mô hình đầu tư mà công ty có cơ hội thể hiện hết khả năng quản lý của mình, do được các nhà đầu tư trao quyền điều hành quỹ hàng ngày. Chính vì vậy, chiến lược đầu tư của công ty quản lý được thực thi một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn so với mô hình quỹ thành viên.

Nhược điểm của quỹ đại chúng

- Thứ nhất, quỹ đại chúng có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nên có thể gây ảnh hưởng đến giá trị của quỹ vì hai nguyên nhân:

(i) Việc mua bán chứng chỉ quỹ diễn ra liên tục và do đó, có thể làm ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hình ảnh của quỹ.

(ii) Đối với quỹ đại chúng dạng mở, việc số lượng nhà đầu tư và giá trị ròng của quỹ luôn biến đổi có thể làm sai lệch các biện pháp đầu tư hoặc vi phạm các giới hạn tài chính do pháp luật quy định

- Thứ hai, quỹ đại chúng thường chịu sự giám sát khá chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước trên quan điểm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ. Pháp luật thường có những yêu cầu đối với quỹ đại chúng cao hơn so với quỹ thành viên.

Quỹ thành viên

Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Nhà đầu tư vào quỹ thành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành viên quỹ đầu tư. Pháp luật thường có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn của Quỹ thành viên. Luật chứng khoán năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viên phải là pháp nhân. Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm. Các thành viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn so với nhà đầu tư trong quỹ đại chúng, đồng thời khả năng chịu đựng rủi ro cũng tốt hơn nên quỹ thành viên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng.

Ưu điểm của quỹ thành viên

- Thứ nhất, quỹ thành viên thường đưa ra những quyết định quan trọng một cách nhanh chóng do số thành viên ít nên dễ nhóm họp hơn. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp của những thành viên và kiến thức chuyên môn của họ là một nhân tố quyết định đến sự thành công của quỹ.

- Thứ hai, thành viên của quỹ có quyền năng cao hơn trong điều hành quỹ so với quỹ đại chúng. Pháp luật cũng không có những đòi hỏi khắt khe đối với quỹ trong hoạt động đầu tư chứng khoán như đối với quỹ đại chúng.

Nhược điểm của quỹ thành viên

- Thứ nhất, quỹ thành viên thường không dành cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏ tham gia. Những nhà đầu tư nhỏ không thể có đủ khả năng góp những khoản vốn lớn để đảm bảo nguồn vốn của quỹ.

- Thứ hai, quỹ thành viên không bắt buộc phải có ngân hàng giám sát, do đó, nếu cơ chế quản lý lỏng lẻo, có thể sẽ không kiểm soát được một cách tốt nhất những rủi ro trong đầu tư hay ngăn chặn những hành vi gian lận từ công ty quản lý quỹ hoặc của nhân viên.

Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ

Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ thì Quỹ đầu tư chứng khoán có hai loại là quỹ không có tư cách chủ thể và quỹ có tư cách chủ thể.

Quỹ không có tư cách chủ thể [8] là loại quỹ do công ty quản lý quỹ thành lập và không phải là một chủ thể pháp luật. Mọi hoạt động của quỹ đều do công ty quản lý quỹ thực hiện trên cơ sở thoả thuận với các nhà đầu tư vào quỹ. Bản chất của quỹ đầu tư chứng khoán không có tư cách chủ thể là một quỹ tài chính, chứ không phải là một công ty. Tuy nhiên, nguồn vốn của quỹ lại không phải là nguồn vốn của công ty quản lý quỹ. Nó được quản lý một cách độc lập với nguồn vốn các quỹ khác và nguồn vốn của công ty quản lý quỹ. Theo Luật chứng khoán 2006, loại quỹ này được gọi là Quỹ đầu tư chứng khoán.

Quỹ có tư cách chủ thể là một loại quỹ được thành lập dưới dạng công ty, gọi là công ty đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán (investment company)[9]. Công ty đầu tư chứng khoán là công ty cổ phần được thành lập theo sự cho phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, có hoạt động đầu tư chủ yếu vào chứng khoán. Luật chứng khoán năm 2006 đã quy định về địa vị pháp lý của mô hình này, và đây được coi là một trong những sự khác biệt cơ bản của Luật chứng khoán năm 2006 với những văn bản pháp luật chứng khoán trước đây. Cuốn sách này không đi sâu vào nghiên cứu mô hình đầu tư này, mà chỉ nghiên cứu về mô hình quỹ đầu tư không có tư cách chủ thể (hay Quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán 2006). Việc phân biệt này chỉ giúp độc giả hiểu đầy đủ bản chất của mô hình quỹ đầu tư chứng khoán mà thôi.[10]

Phân loại theo mục tiêu đầu tư của quỹ

Nếu phân loại theo mục tiêu đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán rất đa dạng về loại hình. Sau đây xin được nêu một số loại quỹ đầu tư phổ biến trên thị trường chứng khoán ở các nước có nền kinh tế phát triển:

Quỹ đầu tư trái phiếu

Đây là loại quỹ đầu tư mà chứng khoán do nó nắm giữ là các loại trái phiếu, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Đầu tư vào trái phiếu được coi là giải pháp đầu tư khá an toàn, vì nó luôn bao hàm khả năng được hoàn trả từ phía những chủ thể phát hành trái phiếu. Đổi lại, mức lợi tức mà quỹ thu được lại không cao nên không phải lúc nào cũng hấp dẫn được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các quỹ này lại có một ưu điểm là chi phí quản lý thấp do sự ổn định của việc đầu tư, và thường được ưu đãi về thuế hơn các lĩnh vực đầu tư khác.

Quỹ đầu tư mạo hiểm

Đây là loại quỹ đầu tư chuyên tìm kiếm và đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới mẻ hoặc những công ty mới được thành lập. Việc đầu tư như vậy có thể đem đến những rủi ro nhiều hơn cho quỹ, nhưng đổi lại, nếu thành công thì mức độ lợi nhuận sẽ cao hơn bình thường. Nhìn chung, mặc dù gọi là đầu tư mạo hiểm nhưng việc đầu tư này không phải là đánh bạc mà luôn có sự cân nhắc, tính toán cụ thể dựa trên những thông tin có thể tin cậy. Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, trình độ của quản trị viên giữ một vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của quỹ.

Quỹ đầu tư ngành kinh doanh

Quỹ đầu tư ngành kinh doanh là loại quỹ chuyên đầu tư vào chứng khoán của một hoặc một số ngành nhất định như dầu mỏ, điện tử, công nghệ thông tin, v.v.. Việc đầu tư theo ngành thể hiện mối quan tâm của nhà đầu tư và sự hiểu biết của quản trị viên về một ngành nghề nhất định. Đôi khi, các quỹ đầu tư theo ngành sẽ đầu tư vào những ngành có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro, ví dụ như đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và vận tải. Nếu dầu mỏ giảm giá thì đồng nghĩa với việc ngành vận tải sẽ làm ăn phát đạt và ngược lại.

Quỹ đầu tư có mục tiêu đạo đức

Đây là loại quỹ đầu tư đặt mục tiêu đạo đức không thấp hơn mục tiêu lợi nhuận. Quỹ tập trung đầu tư theo những tiêu chí đạo đức mà quỹ đặt ra. Ví dụ: quỹ có thể chỉ đầu tư cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động là đối tượng chính sách, hoặc cho những doanh nghiệp trên địa bàn kinh tế còn nhiều khó khăn v.v.. Cần nhấn mạnh rằng, đây không phải là một quỹ từ thiện. Đơn giản là, các nhà đầu tư mong muốn kết hợp mục tiêu lợi nhuận với mục tiêu xã hội trong hoạt động đầu tư mà thôi.

Quỹ đầu tư chủ động

Đây là loại quỹ đầu tư mà chiến lược đầu tư thường xuyên thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình đầu tư trên thị trường chứng khoán. Những quỹ đầu tư chủ động cần đến những nhà quản trị tài ba kể cả về sách lược và chiến lược đầu tư. Hơn những thế, thông tin và phương pháp xử lý thông tin cũng góp phần quan trọng vào thành công của quỹ.

Quỹ đầu tư thụ động

Ngược lại với quỹ đầu tư chủ động, quỹ đầu tư thụ động coi trọng tính ổn định của danh mục chứng khoán do quỹ nắm giữ. Quỹ tuân thủ những tiêu chí nhất định khi xây dựng danh mục này và thường không có sự thay đổi lớn. Mặc dù có phương pháp tiếp cận ngược hẳn với quỹ đầu tư chủ động, nhưng thực tiễn cho thấy ở Hoa Kỳ, sự thành công của hai dạng quỹ này là ngang nhau.

Rõ ràng với cách phân loại này, không thể kể hết các loại quỹ đầu tư chứng khoán. Thực chất, mỗi quỹ đầu tư đều có một phương thức đầu tư nhất định và điều quan trọng là nó đem lại sự hài lòng cho các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, chủ yếu trên hai phương diện là phương thức đầu tư và lợi nhuận thu được.

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Vì mình là con trai...

Là con trai mình mạnh mẽ hơn
Là con trai mình cứng rắn hơn

Mỗi lần vấp ngã mình can bật dậy 1 cak nhanh chóng,bước tiếp những bước vững chắc hơn về phía trước.Để khi nhìn lại phía sau thấy mình đã vượt qua được thế nào, để nhìn lại bản thân mình tự hào vì đã trưởng thành hơn ,cứng rắn hơn rất nhiều.Vì mình là con trai...

Tạm biệt cái mềm yếu ngày xưa.Tạm biệt những giọt nước mắt yếu đuối.Ngày xưa mình can khóc 1 cak dễ dàng.Mình đã từng khóc khi nấu 1 bữa cơm đầu tiên cho mọi người trong phòng với cơm sống,rau nhừ,trứng nát làm mọi người ăn 1 miếng phải nhả ra ngay.KHi biết được ko vào đc khoa mong muốn,cố lết những bước vô hồn về nhà rùi khóc thật to chỉ vì nghĩ trong phòng ko còn ai.Đọc 1 mẩu tình cảm gia đình trong tập san " Thời để nhớ" của trường cũng làm mình bật khóc vì nhớ nhà.Mỗi lần bố mẹ lên thăm rùi về cũng làm mình khóc thút thít đòi về theo.Được điểm ko đúng như mong muốn cũng làm mình buồn và khóc vì bất lực...
Ai có thể nghĩ đó là 1 cô bé tân sinh viên năm thứ 1.Thật mềm yếu .Thật hèn nhát.

Giờ đây,nước mắt với mình là 1 sự xa xỉ.Buồn thì hát.Mạnh cho mọi người đỡ bắt nạt.
Cười lên đi như Lam Trường tin " ngày mai trời lại sáng",as long as I believe in me như Dima Bilan thì mình cũng sẽ "Win" như MC Knight thôi.

Vì mình là con trai....

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Con có lạc lối không?

Con lạc lối rồi phải không cha?con lạc lối rồi phải không mẹ?
Con buồn lắm.Con thật sự chán nản.Vì sao con lại bước những bước lạc để rồi phải ôm 1 nỗi niềm tiếc nuối.Dù là những vấp ngã đầu đời mà sao con vẫn đau thế ạ.Con có thể đứng dậy được không ạ?Khi mà trong con giờ đây đang kiệt sức vì những bon chen xô bồ.Con cảm giác lạc lõng giữa những dòng người xô bồ đó.Giữa thủ đô phồn hoa mà sao con trống trải quá.Con thật sự cô đơn.Và con sợ...

Con sợ cuộc sống đua chen,con sợ những tiêu cực xã hội.
Con sợ con không thể cố gắng được.Con sợ....
Như một chiếc lá vàng dù cố gắng bám vào cành cây nhưng gió vô tình vẫn cuốn con đi mất.
Như một mầm non cố ngoi lên mặt đất để sống nhưng đất vẫn vô tình phủ lên một lớp đất mới.
Như một cánh chim lạc bầy giữa sa mạc mênh mông...
Cha ơi,mẹ ơi...Con biết phải làm sao bây giờ ạ?con xin lỗi,con thật sự xin lỗi,
Con đã phụ công cha ,con đã phụ nghĩa mẹ.Lòng con đau lắm.
Con có lỗi với những nhọc nhằn gánh oằn vai cha,con có lỗi với những cơ cực chai xầy tay mẹ.Bước con đi đâu còn những gai hồng .Những đôi bàn tay ấy đã rướm máu vì gai sắc nhọn .Những hi sinh ân nghĩa đất trời cha mẹ đã dành tất cả cho con.
Thương cha mẹ mà con thế ư?thương cha mẹ mà con làm đau lòng cha mẹ...Con xin lỗi ...
Giờ đây đứng trước những ngã rẽ cuộc đời ,con như 1 chú chim mất phương hướng.Liệu con có thể tìm được đường về với tổ ấm?liệu con còn cơ hội nhìn thấy ánh sáng hồng?dù đường có xa đến đâu,con sẽ đứng dậy lần nữa,...sẽ bước tiếp...Con xin hứa!

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Sáng tạo: Hòa hợp, phá lệ và hành động.


.
(Hiếu học). Bởi không cần phải sáng tạo trong mọi việc, mọi lúc, mọi nơi và cũng vì thói quen chỉ cần tìm được một câu trả lời đúng là đã bằng lòng. Nên chúng ta thường không đi xa thêm để tìm câu trả lời chính xác thứ hai hoặc những đáp án hiệu quả khác.
 
Tiếc rằng, chúng ta đã học được cách để có những điều cụ thể, logic nhưng mất đi rất nhiều trí tưởng tượng tự nhiên của óc sáng tạo.

 
 
 
Thật ra, phương thức suy nghĩtâm hồn sáng tạo đều cần thiết và rất tốt khi đi đôi với nhau. “Thực tế” và “tưởng tượng” đều đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống, cả hai dạng tư duy này cần hòa hợp để bổ sung những điểm mạnh yếu cho nhau trong quá trình sáng tạo.
 
1. Hòa hợp.
Để có nhiều ý tưởng hơn và hay hơn, điều quan trọng trước tiên là quên đi tư duy phê phán và thành kiến. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình sáng tạo, nếu suy nghĩ logic quá mạnh mẽ, nó sẽ nhanh chóng hạn chế sự tưởng tượng, giết chết các ý tưởng sáng tạo vừa mới manh nha.
Chấp nhận sự mâu thuẩn, sự không nhất quán là “thông minh sáng tạo” cao nhất của con người. Trí tuệ,  tư duy con người không phải là cỗ máy “logic”; máy móc chỉ có thể phán đoán, xác định: đúng hoặc sai, hoặc có hoặc không. Nhưng con người có thể đồng thời chấp nhận tất cả, biết cách khoan dung với sự mơ hồ để tìm thấy ý tưởng ngay trong mâu thuẩn, có thể gọi đó là linh cảm trực giác. “Đường đi lên và đi xuống là một” (Triết gia Heraclitus).
Tuy nhiên, khi đánh giá và chuẩn bị đưa ý tưởng vào thực hiện thì tư duy “logic” lại là phù hợp. Nó là công cụ phán xét cần thiết cho sự chắc chắn và chính xác của thực tế. Vì thế, hãy sử dụng loại tư duy “thích hợp” cho từng giai đoạn.
Tránh tư duy logic, thực tế xen vào quá trình đang tìm ý tưởng mới. Sự đánh giá hấp tấp do định kiến có thể ngăn cản trí tưởng tượng và làm hư tổn nhận thức sáng tạo. Sự “hữu ích” chỉ nên được xem xét sau khi đã có nhiều ý tưởng.
 
2. Phá lệ.
Để có những ý tưởng mới, chúng ta đã lắng nghe, quan sát, tò mò, đặt ra câu hỏi, giải quyết vấn đề và những gì cần làm là phá vỡ chúng, hãy phá lệ. Vì nếu các ý tưởng mới, các sáng tạo đều theo khuôn mẫu có sẵn, thì tất cả chúng ta đã là những thiên tài sáng tạo!
Bởi hấp thụ quá nhiều vào tư duy của mình: những lề luật, những thành kiến, những quy định…, chúng đã hạn chế sự đổi mới, khiến cho tư duy sáng tạo bị cùn nhụt chỉ còn là sự sao chép buồn tẻ theo lề thói. Khi rủ bỏ được ý tưởng đã từng được yêu mến trước đó, bạn sẽ được tự do để tìm kiếm những ý tưởng khác từ nhiều hướng khác nhau.
Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi, sự vật nào cũng đều có thời kỳ phục hưng, chu kỳ của nó. Sáng tạo của ngành thời trang chẳng hạn, sau khi đã thành công rồi, không được tiếp tục sử dụng nữa, nay lại có thể nâng cao, tái sử dụng để thành công trong một bối cảnh mới.
Vì thế, hãy linh hoạt! Phá lệ không có nghĩa là sẽ chắc chắn dẫn tới ý tưởng sáng tạo, nhưng nó là một hướng đi. Hẳn nhiên bạn không phá lệ bằng cách dùng thuật toán giải tích để viết nên công thức cho một món bánh. Nhưng chắc chắn lần này bạn sẽ dùng thêm “vị quế” vào món bánh theo linh cảm mách bảo mặc dù xưa nay bạn vẫn rất ghét mùi quế?
 
3. Hành động.
Thành công và thất bại đều là sản phẩm của cùng một quá trình, kết quả công việc có thể thành công, có thể thất bại. Nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng thành công và thất bại là trái ngược. Chúng ta đều không muốn mắc lỗi trước mọi người, chúng ta không dám thử vì sợ thất bại, vì luôn tin rằng “mắc lỗi là sai”, điều này làm mất đi khả năng sáng tạo, mất đi cơ hội thử nghiệm mới.
Để đưa ý tưởng vào hành động, đừng chờ đợi, hãy biến nó thành hiện thực. Tư duy và hành động luôn đi liền với nhau, suy nghỉ của chúng ta đều có khả năng trở thành sự thật. Những người sáng tạo nghĩ rằng họ sáng tạo, và những người thiếu sáng tạo nghĩ rằng mình không sáng tạo. Bạn sẽ sử dụng sự sáng tạo của mình: thử một số hướng tiếp cận mới, đưa ra những phát kiến mới, có những giải pháp hữu hiệu hơn. Và cuối cùng, bạn có thể tự đánh thức bản thân để thực hiện tất cả những hành động này.

Sáng tạo: Bước nhảy đột phá diệu kỳ.

 

(Hiếu học). Sáng tạo không có giới hạn, không có rào chắn. Sáng tạo không phân biệt đúng - sai, hữu ích và không hữu ích.
Một sáng tạo nào đó sẽ nảy sinh, làm sao biết được rằng nó sẽ có hoặc không có giá trị?
Sáng tạo không dành cho riêng ai, ai cũng sáng tạo được, điều cần phải có chỉ là tinh thần ham muốn sáng tạo, và đây chính là cái đẹp tuyệt vời của sáng tạo.

  
Có sự khác biệt lớn giữa tư duy trí tuệ và nguồn cảm hứng sáng tạo, nhưng thường bởi quá tin vào các chuẩn mực, các ước định, các quy định và sự sợ hãi khi phải vượt qua những thông lệ đó, khiến cho sáng tạo riêng có của mỗi người bị mai một đi.
Hầu hết con người đều luôn muốn sáng tạo, ngay từ thuở trẻ thơ mới học đi đã biết líu lo ca hát, vung chân múa tay theo nhịp, bôi bôi xóa xóa vẽ những thứ không thành hình. Nhưng tại sao, khi dần dần lớn lên lại từ bỏ khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mình, hứng thú của mình? Tự đánh mất rất nhiều niềm vui của mình, cho rằng: sáng tạo là đặc quyền dành riêng của một số người, của những nghệ sĩ và những thiên tài, riêng mình thì không?
Bạn có sẵn lòng cho câu trả lời, làm thế nào để thực hiện điều đó, bắt đầu từ nơi nào bất kỳ, và sau đó thì nhảy vào không? Đôi khi để đạt được những điều mới, bạn cần có một cú nhảy của lòng tin.
Nhận biết cho được: Nguyên nhân là do thành kiến, do sự quy định của con người về đúng và sai, về hữu ích và không hữu ích khi giải quyết vấn đề. Nó đã làm nên một hố sâu ngăn cách giữa bạn và sáng tạo, bạn cần một sự can đảm để có bước nhảy đột phá diệu kỳ vượt qua nó và bạn sẽ hài lòng.
“Một cậu bé, khó khăn lắm mới tìm được cách leo rào vào vườn cây ăn trái của người khác, cuối cùng thì cậu cũng vào được, người mướt mồ hôi. Không may, chưa được bao lâu thì người chủ vườn xuất hiện, cậu bỏ chạy và “phóc”, cậu đã vượt qua hàng rào một cách dễ dàng, nhanh chóng, để ở bên ngoài”.
Có lẽ các bạn đã từng gặp những trường hợp tương tợ: Chính sự bối rối khi tìm phương cách hữu ích nhất để vượt qua trở ngại, nó lại trở thành phức tạp và ngăn trở khả năng tiềm ẩn của con người.
Vấn đề bởi: ở thái độ, ở tinh thần, ở quan niệm cũ rich là phải đẹp, phải hữu ích, phải đúng…đã cản trở không cho ý tưởng sáng tạo lộ diện. Chính bởi quan niệm hẹp hòi đó khiến bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng, loay hoay chạy theo cái đẹp, cái đúng nào đó để rồi không thể vượt qua cái đẹp, cái đúng đó được. Có chăng chỉ là sự sao chép hoặc thay đổi nhàm chán từ đỏ ra xanh thế thôi.
Tuy nhiên, thành kiến đã sâu đậm thì khó mà thay đổi để tiếp thu cái mới.
Vì vậy, trong nhiều phương pháp sáng tạo của những người đi trước và đã thành công, họ đề nghị: ” Nên có một giai đoạn thảnh thơi sau căng thẳng”, nghĩa là “quên phức nó đi” sau khi đã tìm hiểu, thu thập và xác định vấn đề trong quá trình đi tìm ý tưởng.

“Quên phức nó đi” để tư duy không còn bận rộn với những thành kiến, những tính toán so đo hữu ích và không hữu ích...; để sự sáng tạo, trí tưởng tượng được tự do bay bổng theo tự nhiên của nó..
“Quên phức nó đi” để phát triển khả năng làm chủ tâm trí, để xóa bỏ mọi thái độ tiêu cực ảnh hưởng từ những thất bại trong quá khứ, để vượt qua được nỗi sợ hãi và làm bạn với chúng.
“Quên phức nó đi” để tâm hồn sáng tạo được biểu lộ, để đón nhận sự diệu kỳ của bước nhảy đột phá, để thoát khỏi những quy định, những ước định, những hành vi xưa cũ vô vị.
Hãy mở rộng cửa Tâm hồn sáng tạo để óc tưởng tượng có đủ điều kiện phát huy những hình ảnh trong tâm trí trở thành sức mạnh sáng tạo. Sự sáng tạo này có khả năng nhìn thấu suốt một cách tinh tế, nó  hướng dẫn bạn trên con đường riêng của mình, giúp bạn biết cách giải quyết vấn đề, giúp bạn vượt thoát khỏi những ước lệ, những lề thói xưa cũ lạc hậu và bế tắc. Đó là sự thay đổi, đánh thức sự sáng tạo để cảm nhận cái mới mỗi lúc mỗi khác, muôn màu muôn vẻ…
Với cái nhìn rộng mở, cuộc sống của bạn sẽ mở rộng. Sống để làm gì, chẳng phải hứng thú sáng tạo là một trong những lý do cho sự có mặt của bạn trên đời này sao?

Sáng tạo � (Bài 3) : Tìm hiểu, thu thập và xác định vấn đề.



(Hiếu học). Chúng ta hãy bắt đầu từ một điều mà mọi người đều nhất trí với nhau: “Nhận thức vấn đề” là bước thứ nhất và là bước rất quan trọng trong chu trình của tất cả các phương pháp sáng tạo từ trước đến nay. Các bạn có thể gọi giai đoạn đầu tiên này là định nghĩa vấn đề, chuẩn bị vấn đề, phát biểu vấn đề, xác định vấn đề v.v…tùy bạn. Nhưng tất cả cũng chỉ cùng chung một mục đích, như Einstein đã viết: “Việc phát biểu vấn đề, nhiều khi còn thiết yếu hơn giải pháp, vốn có thể chỉ là chuyện kỹ năng toán học hoặc kỹ năng thực nghiệm. Muốn nêu lên những câu hỏi mới, vấn đề mới, muốn nhìn vấn đề cũ dưới góc độ mới, ta phải có trí tưởng tượng sáng tạo và tiến bộ thật sự”.
Hẳn nhiên là như thế, nhưng làm sao có thể có “tiến bộ thật sự” khi hầu hết chúng ta đều được giáo dục chỉ đi tìm những giải pháp được gọi là đúng đắn? Làm sao có được “trí tưởng tượng sáng tạo” khi chúng ta phải nghe theo rằng: “chỉ những sự vật mới mẻ và có ích cho đời sống con người mới được thừa nhận là sáng tạo”? Làm sao biết được sáng tạo nào là có ích, là có hại? Dựa vào đâu để phê phán một ý tưởng là có và không có ý nghĩa? Tại sao ta lại phải giới hạn sáng tạo bằng cách “tự giam cầm” mình lại chỉ vì những chuẩn mực chi chi của một ai đó?
Vậy ta có thể làm gì cho việc: Tìm hiểu, thu thập và xác định vấn đề, giai đoạn thứ nhất và cũng là bước quan trong nhất trong chu trình sáng tao?
 
 
 
 
Không cần phải dẫn chứng vì có quá nhiều bằng chứng: Cuộc sống của chúng ta hiện tại đang được thừa hưởng từ các “sáng tạo”, trong đó có những sáng tạo mà xưa kia từng bị xem là những ý tưởng điên rồ, ngu ngốc, vô tích sự…, thậm chí còn bị xử giảo bởi những “giáo sư khả kính và uyên bác”!
Vì thế, để cho nguồn cảm hứng sáng tạo không bị lụi tàn, bạn phải vượt qua và chấm dứt sự e dè. Bạn hãy sẳn sàng biểu lộ và sáng tạo cho dù người ta sẽ thích nó hay họ sẽ không thích nó: điều đó không thành vấn đề!
Sáng tạo của bạn, ý tưởng của bạn có thể sẽ là phù hợp, rất phù hợp hoặc chưa phù hợp. Có thể bạn sẽ phải điều chỉnh sáng tạo của mình để bán hoặc sử dụng nó, cũng có thể bạn phải tìm một ý tưởng khác, nhưng đó là việc “lựa chọn và đánh giá” khi đã có được ý tưởng rồi, “xem xét” phải là bước sau cùng trong chu trình sáng tạo.  
Vì thế, trong bước đầu tiên của quá trình sáng tạo: Nhận định vấn đề, tìm hiểu và thu thập dữ liệu, điều lưu ý quan trọng nhất là bạn hãy thật sự quên đi các lời giáo huấn, các phương pháp, các kinh nghiệm, bất kỳ cái gì cho dù là của một ai. Bạn sẽ tự do khi xóa đi ranh giới xấu- đẹp, đúng- sai, bạn sẽ không bị bỏ lỡ một dữ liệu nào cả vì thành kiến, có thể đó sẽ là một dữ liệu tuyệt vời cho sáng tạo sau này.
Bạn không mơ tưởng sáng tạo của bạn sẽ là rất quan trọng, mọi người sẽ đứng dậy và hoan hô thì đồng thời, cũng không vì lý do gì để bạn phải tự quy định cho mình chỉ đi tìm cái đẹp, cái hữu ích. Thật buồn cười khi quy định sáng tạo phải là những ý tưởng hữu ích. Làm sao biết được như thế nào là sáng tạo hữu ích? Vì có rất nhiều ý tưởng bị xem là điên rồ, vô dụng nay lại rất hữu ích và không thiếu những việc làm gây tác hại cho nhiếu người, tác hại cho môi trường sống, thậm chí đe dọa cho sự sinh tồn của cả nhân loại nhưng vẫn được gọi là sáng tạo đó thôi.
Vấn đề ở đây không phải là tranh luận, là định nghĩa cho đúng thế nào là sáng tạo, mà là nhận biết để không tiếp tục lầm lẩn chạy theo những định kiến tẻ nhạt, buồn chán như: phải mới, phải đẹp, phải đúng, phải hữu ích, phải, phải  và phải phải phải…  
Sáng tạo không nhất thiết là những thành quả to lớn, phức tạp, kỳ lạ để cho mọi người yêu quý, kính trọng và chiêm ngưỡng. Sáng tạo là đơn giản, sáng tạo là tự nhiên, sáng tạo là tự do, sáng tạo là cảm hứng và ngược lại. Nó có thể có khi ta làm mộc, làm gạch, nuôi trẻ, chơi thể thao, nấu ăn, thậm chí khi đánh bài, chơi cờ và cả trong sinh hoạt tình dục nữa, có phải thế không?  
Bạn hãy sáng tạo để có niềm vui sống. Dù sao chăng nữa, tính sáng tạo là một trong những lý do giải thích sự tồn tại của bạn trên thế gian này. Do đó, bạn gạt bỏ mọi thành kiến khi tiếp nhận, thu thập các thông tin để làm chất liệu cho sáng tạo. Không có gì là hữu ích hay vô ích, chỉ là phù hợp hay không mà thôi, chuyện đó, bạn hãy để qua một bên.
Bạn là nhà kinh doanh, vấn đề của bạn hiện nay là khách hàng chẳng hạn: Và để có một giải pháp nào đó cho phù hợp thì việc trước tiên bạn làm là “thấu hiểu” khách hàng, thật sự thấu hiểu, thật sự lắng nghe để thấu hiểu. Một khi đã thấu hiểu kỷ càng, nắm được cái rắc rối của vấn đề thì các giải pháp, các hành động tiếp theo nên làm thế nào, thế nào không còn là chuyện quá khó. Rõ ràng, mức độ thấu hiểu khách hàng của bạn càng lớn thì cơ hội sáng tạo các giải pháp để nâng cao kết quả kinh doanh của bạn càng nhiều.
Điểm mấu chốt là “thật sự”: Thật sự lắng nghe, lắng nghe với sụ thích thú, với sự vô tư khi tìm hiểu, chắc chắn bạn sẽ có sự nhận biết, sự thấu hiểu. Trong khi, nếu lắng nghe với những định kiến đúng sai, đẹp xấu có sẵn, bạn chỉ sẽ chọn những ý kiến mà bạn cho là hữu ích mà thôi. Làm sao  biết được những dữ liệu tầm thường vô dụng lại có thể kết hợp nên sáng tạo tuyệt vời?

Bởi thế nên những phương pháp sáng tạo được nhiều người ưa thích sử dụng đều có yếu quyết “Không thành kiến”, yếu quyết “Vô chiêu” này. Đó là: hãy sáng tạo như trẻ thơ, hãy viết vẽ ra giấy tất cả suy nghỉ của mình-không chọn lựa, mũ xanh mũ đỏ, thu thập ngẫu nhiên, đảo lộn vấn đề v.v…Nhưng chúng ta hầu như không thể chú ý đúng mức về yếu quyết này, chạy theo cái gọi là “trí tuệ đám đông” thì dễ dàng hơn. Như thế này là đẹp, đẹp, đẹp. Như kia là hữu ích ích ích. Chúng ta e dè, lo lắng, quan tâm về việc người khác phản ứng như thế nào nên chúng ta chỉ có thể đi theo một khuôn mẫu định sẵn.
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào gọi là hoàn hảo để khơi dậy khả năng sáng tạo ẩn chứa trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng thích hợp. Trong đó, giai đoạn tìm hiểu, thu thập và xác dịnh vấn đề là then chốt nhất. Và để nhận thức vấn để cho đầy đủ, yếu quyết đầu tiên của cảm hứng sáng tạo là Tự Do, can đảm phá bỏ mọi tư duy thành kiến, gầy dựng lại tâm hồn sáng tạo đã có sẵn trong con người.
Hãy quan sát thiên nhiên, vì thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất. Thiên nhiên luôn dịch chuyển, tuôn chảy và lại tiếp tục dịch chuyển. Trong đó có vẻ đẹp sáng tạo lạ thường của núi lửa, bão giông…. Hãy im lặng, đừng phê phán vì sợ hãi thì có thể thấy được vẻ đẹp tuyệt vời dù là hãi hùng của nó.

Sáng tạo (Bài 2) : Tâm hồn sáng tạo.

 


                            
 
Bạn đã học, đã biết, có thể là rất nhiều các phương pháp để rèn luyện kỹ năng sáng tao như: Những nguyên tắc thủ thuật sáng tạo, lập bản đồ tư duy, phương pháp đột kích não, phương pháp SAEDI, SIMPLEX, nghệ thuật sáng tạo theo DOIT…v.v. Nhưng bạn không hài lòng vì chẳng thu được một chút xíu kết quả nào. Bạn kết luân: Sáng tạo là chỉ để cho “những người sáng tạo”. Bạn đúng, sáng tạo là việc chỉ dành cho người sáng tạo, nhưng bạn chưa biết một điều: Chỉ khi nắm được yếu quyết sáng tạo, bạn mới có khả năng hiểu rõ và thực hành các phương pháp sáng tạo. Khi đó vấn đề sáng tạo “được hay không” chỉ còn tùy thuộc vào động cơ của bạn: bạn có thật sự muốn thay đổi? “Đời thay đổi khi ta thay đổi”. Ai cũng có thể sáng tạo được, chấp nhận nó đi, cứ tin đi, chắc chắn bạn phải là người sáng tạo. 
 
 
Trong các phương pháp sáng tạo, phương cách thực hiện tức là những thủ tục, các bước, các trình tự phải theo để sáng tạo được diễn giãi rất nhiều cùng với những ứng dụng và ích lợi của nó. Nhưng không ai nói về các yêu cầu nằm ngoài kiến thức, nghĩa là vấn đề “Tâm hồn sáng tạo” đã rất ít khi được đề cập đến ! Các tài liệu huấn luyện cho người học sáng tạo phần nhiều chỉ dựa theo và mô tả “phần xác” của những bậc thiên tài sáng tạo đi trước đã để lại, bỏ qua “phần tâm hồn” của họ, nên chúng ta thiếu mất một điều kiện cần và đủ để có thể sáng tạo.
Một nghệ sĩ múa, một tay xiếc uốn dẽo có thể mau chóng học và thực hiện tất cả các tư thế của Yoga, không những họ có thể trồng chuối, đi bằng tay mà còn có thể ngoáy mũi, móc lỗ tai bằng ngón chân cái chẳng hạn. Nhưng họ vẫn không phải thật sự là nhà Yoga, họ chẳng thu được ích lợi gì với sự bắt chước hình thức như vậy. Có thể cũng có chút kết quả hời hợt, nhưng muốn thành công trên con đường tu đạo, điều trọng yếu nhất của họ là phải nhận biết và sống như một người có “tâm hồn Yoga”.
Cũng vậy, các phương cách sáng tạo chỉ hướng dẫn các chiêu thức, các phương pháp, cách thực hiên tổng quát, đó là những điều cần thiết nhưng chưa đủ. Muốn là người sáng tạo, chúng ta phải học và sống với một “Tâm hồn sáng tạo” trước đã. Ở nhũng người sáng tạo, có thể họ đã may mắn có sẵn một tâm hồn như vậy, việc của họ chỉ là tiếp tục học hỏi, tìm kiếm để phát huy sáng tạo mỗi ngày một tốt hơn. Riêng với chúng ta, phải cần nhận biết và thay đổi mới có thể gây dựng cho mình một tâm hồn sáng tạo. Nhưng chúng ta sẽ thành công, nếu muốn.
Tâm hồn sáng tạo là gì? Như đã giãi thích ở trên, các phương pháp sáng tạo không gầy dựng nên tâm hồn sáng tạo, bắt chước theo lối sống lập dị cho dù là của một thiên tài sáng tạo cũng không thể giúp bạn có tâm hồn sáng tạo. Vậy, làm thế nào để có một tâm hồn sáng tạo? Tùy thuộc vào quan niệm, thái độ và  phong cách mỗi người, sống một cách tự do thoát khỏi mọi thành kiến, một tâm hồn không còn bị giam cầm trong những ước lệ và quy định, sống một cách nhận biết: đó chính là một tâm hồn sáng tạo.
Người có tâm hồn sáng tạo luôn lạc quan, vui vẻ. Thái độ lạc quan giúp sáng tạo thêm linh hoạt, tích cực sáng tạo trở thành những hoạt động hàng ngày. Đươc vui thú với công việc của mình thì người đó sẽ làm việc tốt hơn.
Người có tâm hồn sáng tạo thì tự tin, can đảm, không khuất phục trước những thành kiến, không sợ hãi khi phải từ bỏ lối mòn quen thuộc để khám phá con đường mới. Tin điều không thể là hoàn toàn có thể, kiên trì với lý tưởng bản thân để phá vỡ hình thức cũ, dựng nên cột mốc mới.
Người có tâm hồn sáng tạo là người có tâm hồn trẻ thơ, luôn tươi mới, luôn tò mò khám phá, dám phá lệ, không e dè, sẵn sàng làm những điều chưa bao giờ làm, chưa bao giờ thích nên có thể thấy được điều kỳ diệu của những sự việc mà ta cho là bình thường, hiển nhiên.
Người có tâm hồn sáng tạo có tầm nhìn rộng mở, biết lắng nghe nên thu nạp được nhiều thông tin, dữ liệu cả “thô” lẫn “tinh” hơn. Họ không thành kiến, không đánh giá, không vội vã duy chỉ chọn các giải pháp đúng đắn, các sự vật tốt đẹp. (Vì một khi đã kết luận điều gì đó là tốt đẹp, là đúng đắn rồi thì khó mà vượt qua để tốt đẹp hơn, đúng đắn hơn.) Đồng thời, họ cũng không thành kiến, nên không phê phán, không bỏ lỡ những ý tưởng, những sự việc tưởng chừng như thô kệch, tầm thường. (Thật ra là rất phù hơp, giá trị). Như vậy, người có tâm hồn sáng tạo không bị rơi vào trạng thái quy kết, phê phán một cách tiêu cực, không dựa vào yêu ghét nhất thời nên họ có thể phát hiện nhiều cái đẹp bất ngờ.
Người có tâm hồn sáng tạo tin vào khả năng tiềm ẩn của bản thân. Biết lắng nghe trực giác để có thể sáng tạo theo cách riêng của mình, tìm cách làm sao cho mọi thứ hợp được với nhau. Họ coi sức mạnh sáng tạo như một quan năng phổ quát của con người, được mọi người thụ hưởng ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn. Thế giới rộng lớn và đa dạng, ẩn chứa trong đó một kho tàng tri thức vô tận, chỉ là tự tin tìm kiếm thì sẽ thấy được.
Tóm lại, bạn phải luôn luôn bắt đầu với một cái gì, với tất cả mọi thứ, đừng tự vây hãm bản thân mình trong phạm vi nhỏ hẹp, buồn chán. Hãy đến với sáng tạo, vì sáng tạo là một quá trình liên tục, khi bạn bắt đầu hoàn tất nó, nó lại trở thành một vấn đề khác và rồi bạn lại muốn sáng tạo lại một lần nữa. Sự sáng tạo không đợi tuổi, cũng không cứ phải chờ trình độ. Hẳn nhiên, đối với mỗi người, ý chí càng lớn sẽ càng có điều kiện để thăng hoa sáng tạo, song tuổi tác và bằng cấp không phải là yếu tố quyết định.
Chính thái độ sống của mỗi người sẽ góp phần chủ yếu vào sự quyết định số phận của người đó, chứ không phải trí thông minh. Dám chấp nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh sáng tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng đảo ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái độ tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Tâm hồn sáng tạo cần phải được duy trì suốt cả cuộc đời, bởi vì sáng tạo là một hoạt động không bao giờ ngưng, một mục tiêu không bao giờ hoàn mỹ, không có sự kết thúc.

Sáng tạo (Bài 1) : Ai cũng sáng tạo được.


 Sáng tạo là gì: hầu như ai cũng biết và hiểu sự quan trọng của sáng tạo. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, khi máy vi tính và kỹ thuật cơ giới cáng đáng hầu hết những công việc mà trước kia con người phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn thành, thì những “lao động sáng tạo” mà máy móc không thể (hoặc chưa thể) thay thế con người, sẽ tạo nên một giá trị rất khác biệt so với những công việc chỉ thuần túy dựa vào kỹ năng kiến thức.
Sáng tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện các vấn đề thuộc đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế, sáng tạo không chỉ thu hút và trao đặc quyền dành riêng cho một nhóm người nào đó, mà phải là, nên là, cho tất cả mọi người. Những người sáng tạo và những người sẽ sáng tao: Ai cũng sáng tạo được, nếu bạn muốn và thật sự tin rằng các ý tưởng đang ở quanh đây chỉ chờ bạn túm lấy nó.
Chỉ cần một lần mở khóa cho năng lực sáng tạo khai sinh, bạn chợt nhận ra rằng: bạn được ban tặng một bộ óc sáng tạo tuyệt vời nhưng im ắng tự bấy lâu chỉ vì bạn đã thiếu can đảm khơi dậy nó.

 
Tất cả chúng ta đều có khả năng sáng tạo tiềm ẩn, hiệu quả của nó tùy người, tùy lúc có thể khác nhau vì chúng ta khác nhau bởi di truyền, bởi tác động của không gian và thời gian, bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh và môi trường xã hội nơi ta sống. Sức sáng tạo của một nông dân nghèo thất học khi tự chế tạo ra một nông cụ thì sức sáng tạo đó không thua kém gì với bất kỳ một sức sáng tạo nào khác. Nếu người nông dân đó có được trình độ của một kỹ sư, một nhà khoa học thì sẽ như thế nào? Và nếu bạn thực hiện một cú nhảy trong tư duy để khai phá tiềm năng sáng tạo của chính mình thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi đến đâu?
Trước khi tìm hiểu các trình tự để tìm ra ý tưởng sáng tạo, vấn đề quan trọng nhất là bạn phải can đảm. Nhận biết khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mình, biết mình có những ý tưởng muốn truyền đạt nhưng bạn sợ hãi vì lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị thui chột. Cho dù bạn có nghiên cứu, học hỏi rất nhiều, rất nhiều các kỹ năng, bí quyết sáng tạo nào chăng nữa, thì nó cũng chẳng có ích gì. Nếu bạn không vượt qua được sự sợ hãi thì bạn sẽ không bao giờ có được ý tưởng sáng tạo mà đáng lẽ ra bạn có khả năng làm được.
Bạn phải luôn biết rằng: Mọi người, ai ai cũng đều có quyền được sáng tạo và ai cũng sáng tạo được. Chúng ta luôn luôn có khả năng tìm ra những ý tưởng khác, không có ý tưởng nào là ý tưởng cuối cùng cả, ý tưởng nối tiếp ý tưởng và ý tưởng mới có thể sẽ tốt hơn, phù hợp hơn mà thôi.
Thực ra, hiểm trở khó vượt qua nhất, chướng ngại đầu tiên trên con đường đi tìm sáng tạo của bạn chính là sự lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình. Chính nó đã bóp chết, tàn phá những ý tưởng sáng tạo của bạn ngay từ lúc vừa mới manh nha. Đó là sự sợ hãi, có thể bạn đã không nhận biết: Bạn đã làm việc chăm chỉ, rất muốn có những ý tưởng sáng tạo và đôi lúc dường như bạn có được nó nhưng rồi bạn buông xuôi, chẳng thà chấp nhận mình là người kém cõi, bình thường còn hơn là phải nhìn thấy cái nhếch mép mĩa mai của một ai đó và thế là nhà máy sáng tạo của bạn đóng cửa từ đây, có thể là vĩnh viễn.
Tại sao bạn lại phải lo lắng, quá quan tâm đến sự đánh giá của người khác đối với mình? Chẳng có ai rổi hơi lập kế hoạch theo dõi, dò xét bạn cả. Họ có hàng ngàn vấn đề của riêng họ cần phải giãi quyết đã là quá đủ đối với họ rồi. Có ai thật sự quan tâm đánh giá bạn đâu?
Thi thoảng cũng có thể bạn gặp phải trêu chọc, cười chê nhưng đàng sau sự chế giễu đó phần nhiều lại là sự nể nang, e sợ trước những sáng tạo, cho dù đó là sáng tạo “điên rồ”. Bạn hãy thử nhớ lại xem, lúc bạn giễu cợt “sáng tạo” của ai đó, một chút cảm phục và e sợ mới là cảm giác thật sự chứ không phải hoàn toàn chỉ là sự cười chê.
Có lẽ bạn cũng còn sợ, sợ tất cả mọi người sẽ cười bạn, sợ ý tưởng chưa tốt nên công ty sẽ cho bạn nghỉ việc, sợ gia đình trách móc, sợ người yêu xấu hổ vì bạn nên sẽ chia tay, sợ suốt đời phải mang tiêng là tên thất bại….Thế thì, bạn hãy sáng tạo thật nhiều ý tưởng vào, bạn sẽ là “Bách khoa sáng tạo- Thiên tài ý tưởng”, bạn là người dám chơi hết mình thì thất bại chỉ là cái đinh gỉ.

 
 
Bạn hãy làm điều mà người khác không dám làm: Tạo ra sự khác biệt, sáng tạo để thay đổi, để đạt hạnh phúc. Bạn sẽ khác liền và bạn sẽ có những nụ cười, bạn sẽ không còn bận tâm người khác nghỉ gì về mình, chuyện vặt vãnh ! Bạn sẽ tự tin và tự hào về bản thân hơn nữa.
Bạn đi câu, thường là chỉ tóm được những chú cá nhỏ. Nhưng cũng chính nhờ vậy, bạn sẽ vui sướng hơn khi có được con cá lớn. Rồi một hôm, cầm chàng cá đặc biệt trên tay, bạn sẽ có dịp tận hưởng niềm hạnh phúc đặc biệt. Hãy tự do, hãy là trẻ thơ, hãy luôn tươi mới! Trẻ thơ chỉ đi tìm niềm vui và luôn có được niềm vui. Trẻ thơ không bị ai trêu ghẹo là gàn dỡ vì chúng không quan tâm đến sự gàn dỡ. Bạn hãy như trẻ thơ, hãy can đảm vượt qua chướng ngại đầu tiên: sự lo lắng và xấu hổ. Bằng không, bạn sẽ mãi mãi đứng ngoài nhìn vào khu vườn sáng tạo với ánh mắt nghi ngại, e dè nhưng thèm muốn.

Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến trong nhóm

Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến trong nhóm

(HieuHoc): Bạn cần ra quyết định về một vấn đề? Nhóm của bạn đang tranh cãi về một chương trình sắp tới? Hãy sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy để hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.
Lịch sử cuả phương pháp:
Đây là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono&nbs (http://www.edwdebono.com/) trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn “Six Thinking Hats” cuả de Bono.
Phương pháp này đã được phát triễn và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont, …cũng dùng phương pháp này.
Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc đáo. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Bên cạnh đó, giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được.
Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.
Ứng dụng của kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy
- Kích thích suy nghĩ song song
- Kích thích suy nghĩ toàn diện
- Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến …) và chất lượng
- Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp.
- Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.
- Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án.
- Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định.
Ý nghĩa của từng loại mũ
Dùng 6 cái mũ đại diện cho 6 dạng thức cuả suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi nón có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất 1 dạng thức duy nhất cuả suy nghĩ).
Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tuỳ theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội mũ màu gì.

Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó “dường như” hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi . Lưu ý rằng, 6 chiếc mũ này chỉ là một cách thức tượng trưng, không cần phải có 6 cái mũ thật khi tiến hành kỹ thuật này. Ý nghĩa của 6 chiếc mũ với 6 màu khác nhau này được trình bày bên dưới:


Mũ trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
- Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
- Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?


Mũ đỏ:
mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các điều bộc phát đó, không cần giải thích.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
- Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
- Tôi thích hay không thích vấn đề này?


Mũ vàng:
mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích, vàng 9999. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
- Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
- Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?


Mũ đen:
mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, trần trừ, thái đội bi quan. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc nón đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc nón đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
- Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
- Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?


Mũ xanh lá cây: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai đoạn đội nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
- Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
- Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?


Mũ xanh da trời: Hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con mắt bao quát. Chiếc nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư duy. Nón xanh da trời sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc nón của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận. Vai trò của người đội nón xanh da trời là:
- Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)
- Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.
- Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?)
Cách tiến hành qua các bước:
Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý — tùy theo tính chất cuả ý đó mà người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội mũ màu gì.  Người trưỏng nhóm sẽ lần lược chia thời gian tập trung ý cho mỗi mũ màu… Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghị góp thêm ý vào cho 1 mũ màu nào đó (tuy vậy phải giữ đủ thời lượng cho mỗi mũ màu).
Bước 1:
Mũ trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin. Đội mũ này  có nghiã là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”
Bước 2:
Mũ xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.
Bước 3:
- Đánh giá các giá trị cuả các ý kiến trong mũ xanh lá cây.
- Viết ra danh mục các lợi ích  dùng mũ vàng.
Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án.  Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị cuả những gì đã xảy ra.

Viết các đánh giá, và các lưu ý trong mũ đen

Đây là mũ có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lý.
Bước 4: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống.
Mũ đỏ cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.
Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc
Mũ xanh da trời là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến “đội cho tôi cái mũ xanh lá cây, tôi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về cái mũ xanh này”).

Lưu ý: các bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà ở nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự như sau:
Trắng -> Đỏ -> Đen -> Vàng -> Xanh lá cây -> Xanh da trời
Ví dụ: Giải quyết vần đề sau đây trong lớp học “Học sinh nói chuyện trong lớp”
Dùng phương pháp 6 mũ để cho các học sinh nhìn vào vấn đề ở các góc cạnh khác nhau. Có thể dùng 6 phấn màu khác nhau để ra hiệu (thay cho nón).  Học sinh chủ động cho ý kiến và giáo viên sẽ điều khiển toàn buổi qua các bước  như sau:
1. Mũ trắng: Các sự kiện

- Các học sinh nói chuyện trong khi cô giáo đang nói.
- Có sự ồn ào làm cho các học sinh khác bị xao lãng hoặc không nghe đươc (cô giáo nói gì).
- Học sinh không biết làm gì sau khi cô giáo đã hướng dẫn cách thức.
- Nhiều học sinh bực mình hay không muốn học nữa.
2. Mũ đỏ: cảm tính

- Cô giáo cảm giác bị xúc phạm.
- Các học sinh nản chí vì không nghe được hướng dẫn (cuả cô).
- Người nói chuyện trong lớp vui vẻ được tán dóc và nghe dóc.
3. Mũ đen: Các mặt tiêu cực

- Lãng phí thì giờ.
- Buổi học bị làm tổn thương.
- Nhiều người bị xúc phạm rằng những người nghe không bất cần đến những gì được nói.
- Mất trật tự trong lớp.
4. Mũ vàng: Các mặt tích cực cuả tình trạng được kiểm nghiệm
- Mọi người được nói những gì họ nghĩ.
- Có thể vui thú.
- Mọi người không phải đợi tới lượt cuả mình để nói nên sẽ không bị quên cái gì mình muốn nói.
- Không chỉ những học sinh giỏi mới được nói.
5. Mũ xanh lá cây: Những cách giải quyết đến từ cách nhìn vấn đề theo trên

- Cô giáo sẽ nhận thức hơn về “thời lượng” mà cô nói.
- Cô giáo sẽ cố gắng tác động qua lại (để ý cho phép nhiều đối tượng tham gia) với nhiều học sinh không chỉ với các học sinh “giỏi”.
- Học sinh sẽ phải làm viêc để không phải phác biểu linh tinh. Học sinh sẽ tự hỏi “điều muốn nói có liên hệ đến bài học hay không?” và có cần để chia sẻ ý kiến vói các bạn khác hay không? Sẽ cần thêm bàn thảo làm sao học sinh vượt qua khó khăn này!
-  Học sinh sẽ suy nghĩ rằng có nên chen vào phá sự học cuả người khác hay không?
-  Sẽ giữ bản tường trình này lại làm taì liệu sau này xem xét có tiến bộ hay không?
6. Mũ xanh da trời: tổng kết những thứ đạt được

- Cô giáo rút kinh nghiệm rằng cần phải giới hạn thời gian dùng để nói.
- Cô giáo cần tham gia bàn luận với tất cả học sinh và cần phải ưu tiên hơn đến những học sinh ít khi tham gia phát biểu hay là các học sinh chỉ thụ động im lặng chờ được gọi trả lời.
- Cô giáo cần để học sinh có thời gian suy nghĩ trước khi họ tham gia vào bàn luận. Thì giờ cho học sinh suy nghĩ trong buổi học quan trọng rất cần thiết.
- Học sinh hiểu rằng “nói chuyện làm ồn trong lớp” sẽ làm cho các học sinh khác bị ảnh hưởng và bực mình.
- Học sinh hiểu rằng chỉ cần cười giỡn trong một tí thì cũng đủ phá hỏng sự học cuả người khác.
- Học sinh ý thức rằng nói bất kì lúc nào mình muốn là hành đông thiếu kỷ luật với chính những giá trị kiến thức cuả bản thân.
- Học sinh và giáo viên cần xem lại đề tài này để kiểm xem có tiến bộ hay không.

Chúng ta thấy rằng, với kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy, mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn do đó sẽ không xảy ra xung đột do những quan điểm khác nhau. Ngoài ra, một vấn đề sẽ được xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi được quyết định, điều này sẽ giúp chúng ta có các quyết định hiệu quả và đúng đắn.

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Đố vui tâm lý!:Chuyên ngành và tính cách nữ sinh viên


 Hãy tham khảo nghiên cứu “vui” sau đây để biết mối liên hệ giữa chuyên ngành đang học của các nữ sinh viên và tính cách của họ trong cuộc sống gia đình sau này:


- Chuyên ngành Sư phạm: Cuộc sống cân bằng

Các nữ sinh viên sư phạm thường rất dịu dàng, nhẹ nhàng về bản chất, biết phân biệt đúng sai. Khi trở thành giáo viên, họ có thời khóa biểu làm việc - nghỉ ngơi gần như cố định nên rất thuận tiện cho việc chăm sóc chồng con. Hơn nữa, sau này họ còn có thể làm gia sư, đảm nhiệm việc dạy dỗ cho chính con cái mình. Nhiều người đàn ông sẽ cảm thấy yên tâm khi lấy được một người vợ làm giáo viên.


- Chuyên ngành Văn hóa - Nghệ thuật: Vẻ đẹp tiềm ẩn

Bên cạnh ngoại hình hấp dẫn, các cô gái theo đuổi chuyên ngành nghệ thuật cũng sở hữu nhiều phẩm chất bên trong rất đáng chú ý. Cách cư xử thông minh, sáng tạo của họ có thể là yếu tố “đánh gục” các chàng trai.


- Chuyên ngành Kinh tế: Tính thực tế cao

Lối tư duy khoa học, thực tế giúp các nữ sinh viên đam mê chuyên ngành kinh tế có thể đưa ra nhiều ý kiến giá trị và khả năng cạnh tranh cũng rất tốt. Hơn nữa, họ có thể đảm nhiệm xuất sắc công việc trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư… Là chuyên gia về tiền bạc nên họ có thể chịu trách nhiệm hoàn toàn việc quản lý chi tiêu của gia đình.


 
- Chuyên ngành Ngoại ngữ: Hiện đại và sành điệu

Những ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây thông qua ngôn giữ là yếu tố giúp các cô gái này sở hữu phong cách sống thời thượng. Họ luôn được chào đón với nhiều cơ hội việc làm tốt nên có thể chia sẻ trách nhiệm tài chính với ông xã.


 
- Chuyên ngành Quản lý: Kinh nghiệm sống phong phú

Có thể quản lý công ty cùng nhân viên, các cô gái theo đuổi ngành này còn vận dụng kiến thức học được với chính gia đình mình. Họ có vốn hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của đàn ông nên lúc nào cũng đủ khả năng làm người bạn đời phải bất ngờ, kinh ngạc. Người đàn ông chung sống với cô nàng có chuyên môn về quản lý sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc giản dị mỗi ngày (?)


* Từ 5 tham khảo mẫu (giả định – vui) ở trên, bạn hãy kết hợp tính cách “tương lai” trong cuộc sống gia đình của các nữ sinh viên thuộc 4 chuyên ngành khác là, - Chuyên ngành Y Dược; - Luật; - Khoa học Tự nhiên và - Báo chí Truyền thông với 4 tính cách đề nghị sau như:

1. Sẽ tôn trọng và khen ngợi chàng
2. Sẽ hỗ trợ và khuyến khích chàng
3. Sẽ nồng nàn và thể hiện sự quan tâm chàng
4. Sẽ thể hiện sự thấu hiểu và cùng hợp tác với chàng

Chuyên ngành nào là phù hợp nhất với mỗi tính cách trên?

-          Đáp án sẽ có sau khi tổng kết theo ý kiến đa số!

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Mẹ ơi!con nhớ nhà....

Mùa đông lại đến...
Gió.Lạnh.Bên ngoài kia,bầu trời sao 1 màu u ám quá.Trống trải....
Con vừa tỉnh giấc thôi,ngồi trong chăn ấm,con dường như vẫn cảm nhận cái lạnh thấu xương của gió mùa đông.
Gió như rít từng hồi,bó lấy những chiếc là cuốn phăng đi.Gió đi nhưng vẫn còn vương đâu đây nỗi nhớ,mỏng manh....
"Con nhớ nhà..."văng vẳng đâu đây,con nghe tiếng quê hương mình,con nhớ hơi thở quê trong những ngày đông giá rét ,con nhớ bàn tay ấm ôm con trong vòng tay.Tiếng quê hương,tiếng nghĩa tình,tiếng lòng mẹ.
Thổn thức...
Con ước giờ này bên mẹ,con sẽ cuộn tròn trong chăn ấm,ôm mẹ như 1 chú cún con đòi âu yếm vuốt ve...
Con ước bên con là tiếng mẹ,ấm áp và dịu êm,ru con say trong giấc mơ trẻ thơ.
Con ước  có vòng tay mẹ,nhẹ nhàng vuốt mái tóc con,bẹo má con,và bóp mũi (^^) :"dậy đi nào,ốc ơi".
Con ước sáng mai mẹ lại gọi con dậy rùi cùng đi thể dục quanh công viên từ 4h30 sáng,
Con ước những bát cháo thơm phức,những bát mỳ còn bốc khói ngùn ngụt....đơn giản mà ấm  biết bao,vì mẹ biết con là đứa ham ăn mà...^^
Con còn ước nhiều nhiều nữa ...bởi con là chính là ốc tham của mẹ,con ước....

Để giờ đây,con ngồi một mình.Nhưng con ko lạnh đâu mẹ,vì bên con luôn có mẹ....Con ko giỏi thơ văn,con cũng ko đủ can đảm để nói rằng con nhớ mẹ.Con viết,hơi  ngốc phải ko mẹ,nhưng con luôn hạnh phúc,và con sẽ mãi là đứa con bé bỏng ngốc nghếch của mẹ nhé.

Mẹ ơi!con nhớ quá...

Đông về đến quê ta
Không gian nào sưởi ấm
Nơi đây trong chăn ấm
Con nhớ dáng lặng thầm

Gió ơi hãy lặng câm
Nghe trái tim thổn thức
Đừng để những cơ cực
Khoác lên vai mẹ hiền

Tuyết ơi xin ngủ yên
Đừng phủ tóc mẹ nhé
Những trái tim non trẻ
Yêu mãi màu tóc xanh

Một chùm khế xanh xanh
Con mơ về được hái
Hỏi mẹ câu thơ dại
"Có muối mới mặn mà?"

Giữa thủ đô phồn hoa
Lạc con người xa xứ
Nhớ tuổi thơ vô tư
Mắt tròn xoe : "yêu mẹ"

Mẹ ơi,đừng lo nhé
Con sẽ vững bước thôi
Con đường không đơn côi
Vì bên con có mẹ

Suy nghĩ con non trẻ
Có mẹ định hướng rùi
Chỉ một chút nổi trôi
Con đưa về quĩ đạo

Những con sóng lao xao
Cuốn được con sao ạ
Bởi trong con sắt đá
Chí tôi luyện quê nhà

Ngày mai con bước ra
Dẫu trường đời vấp ngã
Con vẫn luôn hát ca
Những khúc ca chiến thắng

Mẹ vẫn đang thầm lặng
Vén những bụi gai hồng
Những tảng băng mùa đông
Cũng tan bởi lòng mẹ

Con mong về với mẹ
Ấm trong tay mẹ hiền
Nở nụ cười hồn nhiên :
"Mẹ ơi!...Con nhớ quá..."

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Nhận diện thủ thuật tạo doanh thu ảo

Dựa vào các kẽ hở của chuẩn mực kế toán, một số nhà quản trị doanh nghiệp vẫn "đánh bóng" các chỉ số tài chính nhằm phục vụ cho mục đích phát hành hay thoái vốn…

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và Cơ quan An ninh Điều tra đã cung cấp thông tin ban đầu về sai phạm của các cá nhân tại CTCP Dược Viễn Đông (DVD). Theo đó, DVD bị cáo buộc đã có thời kỳ tạo doanh thu ảo bằng cách kinh doanh lòng vòng. Đây không phải là trường hợp duy nhất.
Chuyển giá
Thạc sỹ Lê Đạt Chí
Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP. HCM
"Doanh thu ảo của một công ty có thể tạo ra bằng cách ghi nhận giá trị các hợp đồng tương lai về thời điểm hiện tại. Khi doanh thu tăng lên, nhưng các khoản phải thu cũng tăng theo hay dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại giảm, thì có thể có vấn đề, NĐT hãy thận trọng. Dòng tiền ít khi nói dối".
X là công ty đang niêm yết trên HOSE, lĩnh vực kinh doanh chính là phân phối khí đốt thiên nhiên. Tháng 7 vừa qua, Công ty tiến hành triệu tập ĐHCĐ bất thường thông qua kế hoạch tăng vốn từ 80 tỷ đồng lên 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh chính, tỷ suất lợi nhuận biên của Công ty khá thấp, chỉ từ 1 - 2%. Lợi nhuận không cao, kế hoạch phát hành của X khó thành công. Để tăng sức hấp dẫn cho phương án tăng vốn, trong ĐHCĐ, Công ty X xin điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 133%. Con số ấn tượng này được phù phép từ việc "chuyển giao" lợi nhuận từ các công ty bên ngoài vào.
Cụ thể, X sẽ mua một dự án bất động sản của Công ty A và bán lại ngay cho Công ty B - cả hai thực chất đều là các công ty bất động sản đang thuộc quyền kiểm soát của lãnh đạo Công ty X. Qua thủ thuật chuyển giá, lợi nhuận của X đã tăng lên đáng kể (xem Bảng 1). Đây là bài toán kinh doanh khôn ngoan. Nếu "để lại" lợi nhuận tại các công ty A và B thì 1 đồng lợi nhuận vẫn chỉ là 1 đồng. Tuy nhiên, nếu rót vào CTCP X, thì người chủ DN có thể sinh lời gấp 5 lần (giả định giá bán cổ phần X trên thị trường với mức P/E là 5).
Bằng hình thức chuyển giá này, một DN có thể lập ra một số công ty bên ngoài phụ trách việc mua nguyên liệu và phân phối sản phẩm. Ở vị trí trung gian, DN này sẽ mua được nguyên vật liệu giá thấp và bán được sản phẩm giá cao hơn so với thực tế thị trường. Vị thế này giúp DN có thể tạo ra con số lợi nhuận… tùy biến, đẩy thua lỗ về cho các công ty kia.
Một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lại làm theo cách ngược lại: mua nguyên vật liệu giá cao và bán sản phẩm giá thấp để chuyển lợi nhuận về cho tập đoàn mẹ bên chính quốc, gây thua lỗ cho công ty con hoạt động tại Việt Nam, nhằm tránh không phải đóng thuế.
Trở lại trường hợp của Công ty X. Nếu các công ty A, X, B cùng thuộc một chủ sở hữu và có quan hệ kinh doanh mật thiết thì X có thể chủ động "xào nấu" sổ sách tạo ra lợi nhuận ảo bằng cách ghi nhận doanh thu thông qua việc ghi tăng các khoản phải thu của khách hàng A. Đồng thời, X giảm chi phí đầu vào bằng cách tăng khoản trả trước cho nhà cung cấp B (thực tế hàng đã bán nhưng chưa hạch toán giá gốc vào chi phí). Các nghiệp vụ ảo này dẫn đến nghịch lý: dù trên sổ sách X có lợi nhuận lớn, nhưng có thể dòng tiền vẫn bị âm!
Bảng 1: Kết quả của nghệ thuật “chuyển giá”
Chỉ tiêu
Công ty A
Công ty X
Công ty B
Thực tế
Doanh thu
35 tỷ
44tỷ
50 tỷ
Giá vốn
30 tỷ
35 tỷ
44 tỷ
LN gộp
5 tỷ
9 tỷ
6 tỷ
“Chuyển giá”
Doanh thu
30 tỷ
50 tỷ
50 tỷ
Giá vốn
30 tỷ
30 tỷ
50 tỷ
LN gộp
0
20 tỷ
0
Thay đổi phương pháp ghi nhận
Thay đổi chính sách bán hàng sẽ giúp DN tăng doanh thu nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, DN đang có chính sách bán hàng trả chậm là 15 ngày, sắp hết năm tài chính, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, DN cho phép người mua thanh toán chậm tới 30 ngày. Được trả chậm, các bạn hàng sẵn lòng đón nhận ưu đãi này, nhập hàng số lượng lớn. Kết quả, doanh thu của DN tăng vọt. Tuy nhiên, hệ quả là số dư nợ phải thu tăng lên và DN có thể gặp rủi ro với nợ khó đòi.
Có thể thấy điều không bình thường này tại một DN đầu tư và thương mại niêm yết trên HNX: vào quý II/2010, doanh thu của Công ty tăng vọt, nhưng đi kèm là các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng theo (xem Bảng 2).
Với các mặt hàng khan hiếm hay thiết yếu, DN có thể tác động một cách khéo léo như thông báo sẽ tăng giá bán trong tương lai gần. Kết quả, khách hàng sẽ tích trữ sản phẩm với mục đích đầu cơ, doanh số công ty tăng. Thực chất, phần doanh số và lợi nhuận tăng thêm trong kỳ tài chính này chỉ là phần doanh số và lợi nhuận của kỳ sau chuyển sang, nhằm phục vụ cho các mục đích ngắn hạn nào đó.
Bảng 2: Chấp nhận bán chịu để tăng doanh thu

Quý II/2010
Quý I/2010
Quý IV/2009
Doanh thu
177,112 tỷ
70,564 tỷ
82,493 tỷ
Khoản phải thu ngắn hạn
118,533 tỷ
77,744 tỷ
57,157 tỷ
Ước tính kế toán
Đối với các DN xây dựng, có lẽ phải mất nhiều năm thì một công trình mới hoàn thành. Vào các kỳ lập báo cáo tài chính, DN đó thực hiện uớc tiến độ hoàn thành công việc để ghi nhận doanh thu và lợi nhuận.
Dù việc ước tính này luôn dựa trên các cơ sở hợp lý (như biên bản nghiệm thu công trình), nhưng vẫn mang tính chủ quan, có thể điều chỉnh.
Giả sử, một công trình xây lắp có giá trị 100 tỷ đồng, bằng việc phóng đại hay chủ động làm giảm con số phần trăm ước hoàn thành công trình, doanh thu của DN có thể thay đổi đáng kể so với thực tế (xem Bảng 3).
Qua việc điều chỉnh này, doanh thu và lợi nhuận của DN tăng lên hay giảm đi là do các khoản mục tương đương từ kỳ sau chuyển về hiện tại và ngược lại.
Bảng 3: Uớc tỷ lệ hoàn thành để ghi nhận doanh thu
Thực tế
% hoàn thành
Doanh thu ghi nhận
Thực tế
50%
50 tỷ
Phóng đại
70%
70 tỷ
Làm giảm
30%
30 tỷ