Tìm kiếm

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Mô hình chiết khấu cổ tức (Dividend Discount Model_DDM)


 
Mô hình chiết khấu cổ tức là một mô hình tương đối tốt để định giá cổ phần. Lý thuyết này phát biểu rằng giá trị cổ phần của một công ty là giá trị của toàn bộ dòng tiền tương lai mà bạn kì vọng một doanh nghiệp tạo ra sau khi đã được điều chỉnh bằng một tỉ lệ chiết khấu hợp lý. công thức tính như sau:
ddm.gif
Trong đó
Value of stock : giá trị cổ phần
Dividend per share : cổ tức trên một cổ phần
Discount rate: tỉ lệ chiết khấu
Divident growth rate: tốc độ tăng cổ tức.
Vấn đề cốt lõi trong lý thuyết này đó là cổ phần của bất cứ công ty nào cũng có trị  giá không vượt quá những khoản cổ tức mà nó sẽ đem lại cho nhà đầu tư trong hiện tại và tương lai. Theo lý thuyết DDM, cổ tức là dòng tiền mà các cổ đông sẽ thu về trong tương lai, tất nhiên là có tính tới giá trị của tiền tệ theo thời gian. Để đánh giá một công ty thông qua việc sử dụng mô hình DDM, bạn cần phải tính giá trị khoản cổ tức mà công ty sẽ trả trong năm tới. Có nhiều mô hình chiết khấu cổ tức trong đó có hai loại chính là mô hình cổ tức không tăng trưởng và mô hình cổ tức tăng theo thời gian.
Xét một ví dụ đơn giản: giả sử rằng một công ty trả cổ tức 1$/năm, bạn sẽ tự hỏi rằng liệu bạn có sẵn sàng mua cổ phiếu của công ty này không? Giả sử rằng tỉ lệ thu nhập kì vọng là 5%, khi đó theo mô hình DDM có tốc độ tăng cổ tức bằng 0, giá trị của doanh nghiệp này là 1/5% = 20$
Khiếm khuyết trong mô hình 1là ở chỗ khi tiến hành đầu tư vào một doanh nghiệp, bao giờ nhà đầu tư cũng hi vọng rằng doanh nghiệp này sẽ tăng trưởng qua thời gian. Nếu nhà đầu tư cũng suy nghĩ như vậy trong trường hợp trên thì mẫu số sẽ tương đương với hiệu số của tỉ lệ thu nhập kì vọng và tốc độ tăng trưởng của cổ tức. Giả sử rằng tốc độ tăng cổ tức là 3% một năm, khi đó giá trị của công ty sẽ là 1/ (5%-3%) = 50$.
Mô hình DDM cổ điển này thường phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng để đánh giá các công ty mạnh, có mức trả cổ tức cao. Những người ủng hộ lý thuyết này thì cho rằng chỉ có lượng cổ tức trong tương lai mới có thể cho bạn những đánh giá đúng đắn về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Mua cổ phần với bất kì lý do gì, ví dụ mua với mức giá cao hơn 20 lần so với thu nhập có thể kiếm được từ công ty vì tin rằng hôm sau sẽ có người mua lại với giá gấp 30 lần thì chỉ đơn thuần là một sự đầu cơ.
Trên thực tế, mô hình DDM đòi hỏi một sự nghiên cứu tỉ mỉ để có thể dự đoán được mức cổ tức trong tương lai. Thậm chí khi bạn áp dụng mô hình này với công ty trả cổ tức đều đặn, thường xuyên, bạn vẫn cần đưa ra rất nhiều giả thuyết về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Trong đó giả định lớn nhất trong mô hình DDM là giả định rằng cổ tức của doanh nghiệp là tương đối ổn định, không tăng hoặc tăng đều. Thêm vào đó các yếu tố đầu vào để tính toán giá trị thì thường xuyên thay đổi và tiềm ẩn những sai số. Tuy nhiên, ngay cả đối với các cổ phần đáng tin cậy, ổn định, thì việc dự đoán chính xác việc trả cổ tức trong các năm tới cũng là công việc vô cùng khó khăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét