Tìm kiếm

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Lợi ích quan trọng cho cả doanh nghiệp, quốc gia từ việc xếp hạng doanh nghiệp

Việc xếp hạng doanh nghiệp mang lại một số lợi ích quan trọng cho cả doanh nghiệp lẫn quốc gia.

Về phía doanh nghiệp, thứ nhất, được vinh danh trong các bảng xếp hạng không chỉ tạo ra sự khích lệ tinh thần và niềm tự hào, mà còn tăng thêm uy tín và sức mạnh cho họ trong quá trình lựa chọn đối tác cũng như tác động tới chính phủ.

Ở Mỹ, các doanh nghiệp được vinh danh trong Fortune 500 có vai trò và ảnh hưởng lớn đối với các chính sách. Bằng chứng điển hình nhất là CEO của Goldman Sachs (trong danh sách Fortune 500) Henry M Paulson đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ.

Thứ hai, danh sách Fortune 500 còn giúp doanh nghiệp thấy được thị trường đang thay đổi thế nào và quá trình thích nghi của các doanh nghiệp khác ra sao. Khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, các công ty phải thích nghi để đáp ứng nhu cầu hoặc mất vị trí trong bảng xếp hạng vào tay đối thủ cạnh tranh khác.

Pepsi là ví dụ điển hình của một công ty tìm kiếm cách thức đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Là một trong những nhà sản xuất các đồ ăn vặt nhiều nhất, giờ đây công ty chuyển sang sản xuất những loại đồ ăn lành mạnh cho sức khỏe hơn. Việc họ vẫn được thăng hạng trong danh sách 500 cho các công ty khác cùng ngành thấy họ cũng cần chuyển theo hướng thị trường.

Về phía quốc gia, thứ nhất, bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất khẳng định sức mạnh kinh tế của quốc gia. Người ta ước tính, năm 2005, lợi nhuận của tất cả các công ty trong danh sách Fortune500 của Mỹ là 610 tỉ đôla, đồng nghĩa với việc lợi nhuận ấy đủ mua lại toàn bộ tổng sản lượng kinh tế của cả 3 quốc gia Brazil, India và Hàn Quốc hợp lợi trong năm đó.

Ấn tượng hơn, tổng doanh thu của Fortune 500 của riêng nước Mỹ là 9,1 nghìn tỉ đôla Mỹ. Nếu danh sách này được coi như một quốc gia, đó sẽ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lớn hơn cả nền kinh tế Anh Quốc, Đức, Pháp và Nhật Bản hợp lại.

Thứ hai, không chỉ đơn thuần liệt kê doanh sách những công ty có doanh thu lớn nhất, bảng xếp hạng 500 còn giúp những nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn cảnh về kinh tế quốc gia, về việc tiền đang được chảy vào đâu và như thế nào vào những ngành công nghiệp mới.

Ví dụ, những năm 70, việc xây dựng nhiều đường cao tốc liên bang đã thay đổi cách thức người Mỹ làm kinh doanh, vận tải hàng hóa, đi du lịch, mua sắm và nơi họ sinh sống. Nhiều công ty xây dựng đã tận dụng cơ hội này triệt để để tăng doanh thu, chẳng hạn những công ty thực hiện việc xây dựng 42 000 dặm đường cao tốc từ Lose Angeles đến New Jersey đã ngay lập tức được gia nhập danh sách Fortune 500.
Ở Việt Nam, VNR500 đã xây dựng được uy tín và trở thành danh hiệu có ý nghĩa với doanh nghiệp.

Những chuỗi cửa hàng bán lẻ như McDonald's hay chuỗi khách sạn như Holiday Inn đã tận dụng những đường cao tốc liên bang này để mở rộng hệ thống của mình, thay đổi cách sống của người Mỹ và thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc đó.

Những con đường mới cũng tạo ra ảnh hưởng sâu đậm lên các tập đoàn ở miền Nam nước Mỹ với những tên tuổi như Coca-Cola, Wal-Mart, Home Depot và Fedex, các công ty này có thể phát triển và thành công theo những cách thức chưa từng có trước kia. Hệ thống đường mới cũng đã tạo ra General Motors, một trong những tên tuổi lớn nhất trong bảng xếp hạng.

Nhìn vào sự hoán đổi liên tục trong danh sách 500 có thể thấy sự dịch chuyển của toàn bộ nền kinh tế quốc gia, điều đó rất có lợi cho việc hoạch định các chiến lược và chính sách kinh tế vĩ mô.

Ở Việt Nam, việc công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất (VNR500) theo mô hình Fortune của Mỹ là cần thiết và khá phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Sự đơn giản và dễ đo lường của mô hình sẽ tạo điều kiện cho tính minh bạch và khách quan, hai tiêu chí quan trọng bậc nhất của một bảng xếp hạng uy tín.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét