BIDV đề nghị NHNN xem xét cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap) giữa VND và USD theo các kỳ hạn 3-6 tháng với chi phí Swap không quá 12%/năm.
việc giảm mặt bằng lãi suất huy động ngay lập tức là không khả thi. Đó là nhận định mới đây của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng này cũng đưa ra dự báo lãi suất sẽ "hạ nhiệt" vào đầu quý III năm nay.14%/năm: Mức hỗ trợ tốt nhất
"Lãi suất huy động VND bình quân trên thị trường hiện ở mức 14%/năm là mức lãi suất hỗ trợ tốt nhất cho chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên, đây là mức lãi suất cao. Mức lãi suất hợp lý nên vào khoảng 12,5%/năm". BIDV đã đưa ra nhận định như vậy tại cuộc họp báo công bố kế hoạch triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Mặc dù vậy, lãnh đạo của ngân hàng này cũng thừa nhận, việc giảm mặt bằng lãi suất huy động ngay lập tức là không khả thi trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát còn cao như hiện nay. Chính vì vậy, BIDV đưa ra dự báo: "Lãi suất sẽ có xu hướng hạ nhiệt sớm nhất vào thời điểm cuối quý II và đầu quý III năm nay".
Song song với đó, trước mắt có thể xem xét cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap) giữa VND và USD theo các kỳ hạn 3-6 tháng với chi phí Swap không quá 12%/năm. |
Để thực hiện mục tiêu này, NHNN cần quản lý chặt chẽ lãi suất huy động để tránh tình trạng các ngân hàng cạnh tranh huy động vốn không lành mạnh làm xáo trộn thị trường. Đồng thời, NHNN cần điều hành linh hoạt để lãi suất vận động theo nguyên tắc thị trường.
Theo lãnh đạo một NHTM Nhà nước, lâu nay chênh lệch lãi suất giữa thị trường I và thị trường II vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, các quy định chuyển vốn giữa NHTM và các công ty con vẫn chưa có. Điều này, vô hình trung đã tạo ra "kẽ hở" để các NHTM, đặc biệt các NHTMCP tìm cách chuyển vốn cho các công ty con để đầu tư tiền gửi với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng kiếm lời.
Vì vậy, NHNN cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn hiện tượng này, sớm góp phần làm ổn định mặt bằng lãi suất.
Bên cạnh đó, lãnh đạo BIDV kiến nghị "Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiêm túc ủng hộ chủ trương ổn định lãi suất của Chính phủ, không được thỏa thuận vượt trần lãi suất quy định".
Tín dụng: Nên giao chỉ tiêu?
Theo BIDV, để hạn chế tác động bất lợi của chính sách thắt chặt tiền tệ đối với một số ngành sản xuất trọng yếu, NHNN có thể xem xét cho vay tái cấp vốn đối với một số NHTM chủ lực nhằm hỗ trợ cho vay đối với các dự án trọng điểm quốc gia, cho vay xuất khẩu, phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Song song với đó, trước mắt có thể xem xét cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap) giữa VND và USD theo các kỳ hạn 3-6 tháng với chi phí Swap không quá 12%/năm.
Cơ sở của đề xuất này, theo các chuyên gia, là do hiện nhiều NHTM trong nước dư thừa nguồn vốn ngoại tệ ngắn hạn, đang gửi một lượng lớn ngoại tệ tại nước ngoài với lãi suất thấp (dưới 0,4%/năm), trong khi nguồn vốn VND hạn chế. Biện pháp này sẽ góp phần giảm dư thừa vốn ngoại tệ, tăng nguồn vốn VND với chi phí hợp lý để các NHTM có thể cho vay.
BIDV nhận định: Những đợt tăng giá liên tục trong thời gian qua đã làm tăng mạnh chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Cùng với đó, lãi suất cho vay lên tới 17 - 19%/năm đã khiến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp bị suy giảm mạnh. Vì vậy, nếu các yếu tố vĩ mô không nhanh chóng có những chuyển biến tích cực thì rất có thể chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng sẽ kém đi.
Theo BIDV, chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ bất ổn vĩ mô là các ngành phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, ngành may mặc sử dụng nhiều nhân công, ngành thi công xây lắp…
Đối với biện pháp kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho rằng, cần có biện pháp đảm bảo "công bằng, minh bạch".
Theo đó, NHNN nên công bố công khai cơ chế kiểm soát và các biện pháp chế tài để các NHTM thực hiện; hoặc NHNN giao chỉ tiêu cho từng NHTM…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét