Tại Mỹ, bất cứ khi nào người ta nói chuyện về thị trường chứng khoán, nơi mà cổ phiếu được mua đi bán lại, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu họ đó là một trong hai cái tên : NYSE hoặc Nasdaq, và tất nhiên chẳng có ai cãi rằng điều này là không đúng. Hai sàn chứng khoán này đóng vai trò quan trọng và chiếm một khối lượng giao dịch lớn tại Bắc Mỹ cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, NYSE và Nasdaq lại rất khác nhau về cách thức hoạt động cũng như loại hình cổ phiếu được giao dịch. Nếu bạn còn chút gì phân vân, mơ hồ về hai sàn này, xin hãy đọc hết, biết đâu lại chẳng thu được chút thông tin cần thiết.
Địa điểm hay trụ sở của một sàn chứng khoán không nhằm đề cập nhiều lắm đến số nhà, tên đường hay vị trí địa lý mà thay vào đó lại nhằm cung cấp thông tin về nơi diễn ra các hoạt động giao dịch. Trên sàn NYSE, tất cả các giao dịch đều diễn ra tại một địa điểm cụ thể, trên sàn chứng khoán NYSE. Vì thế khi bạn nhìn thấy những tay buôn cổ phiếu huơ đôi tay của họ trên ti vi hay rung chuông trước khi mở sàn, tức là bạn đang nhìn thấy những người mà qua họ chứng khoán đang được trao đổi mua bán trên sàn NYSE.
Nasdaq mặt khác không phải đặt trên một địa điểm địa lý cụ thể mà được vận hành thông qua mạng lưới viễn thông. Người ta không cần phải có mặt ở sàn mới có thể đặt được lệnh mua và lệnh bán. Thay vào đó, các giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các nhà đầu tư, giữa người mua, người bán, và những người đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, thông qua một hệ thống kết nối máy tính điện tử phức tạp.
Sự khác biệt cơ bản giữa sàn chứng khoán NYSE và Nasdaq đó là về cách thức mà các chứng khoán được giao dịch giữa người mua và người bán. Nasdaq là sân chơi của những tay buôn (dealer), trong đó những người tham gia vào thị trường không mua hoặc bán trực tiếp với nhau mà phải tiến hành thông qua tay buôn(dealer) này, trên sàn Nasdaq người ta gọi họ là những nhà tạo lập thị trường (market maker). NYSE là một thị trường đấu giá, trong đó những người tham gia vào thị trường này tiến hành mua bán với nhau dưới hình thức đấu giá, mức giá chào mua cao nhất sẽ được khớp với mức giá chào bán thấp nhất.
Mỗi thị trường chứng khoán đều có các nhân viên điều phối, cũng tương tự như cảnh sát giao thông vậy. Nghe có vẻ không liên quan gì tới nhau, nhưng trên thực tế giống như khi chiếc đèn giao thông bị hỏng, cảnh sát phải đứng ra chỉ huy, mỗi sàn chứng khoán cần có người đứng giữa "ngã tư đường", nơi người mua người bán gặp nhau hay nơi mà họ đặt lệnh. Những tay cảnh sát giao thông ở các sàn chứng khoán sẽ phải giải quyết các vấn đề giao thông đặc biệt, khiến cho nó có thể vận hành êm ru. Trên sàn Nasdaq, nhân viên cảnh sát đó là các nhà tạo lập thị trường (market maker) như đã nói ở trên, giao dịch với người mua và người bán để giữ cho thị trường được lưu thông. Trên sàn chứng khoán NYSE, những người này được gọi là các chuyên gia (specialist)_chịu trách nhiệm kết nối người mua và người bán.
Sự khác nhau về vai trò của các nhà tạo lập thị trường và các chuyên gia là ở chỗ: nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường cho các loại chứng khoán, trong khi đó các chuyên gia (specialist) thì chỉ đơn thuần là khiến cho thị trường đó lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên một vai trò chung cho cả hai đó là đảm bảo cho thị trường được thông suốt, có thứ tự. Nếu như có quá nhiều lệnh giao dịch, những người này sẽ phải cố gắng khớp được càng nhiều lệnh càng tốt, nếu không muốn "giao thông" bị tắc nghẽn. Nhưng nếu không có nhà đầu tư nào muốn mua hay muốn bán, các market maker và các specialist này phải cố gắng tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm những người mua và bán, thậm chí có thể là họ phải mua hoặc bán từ chính tài khoản của mình.
Một điều mà không ai có thể định lượng được nhưng lại có thể nhận thấy được đó là cách thức mà các công ty trên sàn được các nhà đầu tư biết tới. Sàn Nasdaq thường được biết tới như là một sàn giao dịch có sử dụng công nghệ cao, thu hút nhiều công ty thực hiện giao dịch qua internet hoặc các phương tiện điện tử khác. Chính vì thế mà chứng khoán trên sàn này có xu hướng biến động hơn và định hướng tăng trưởng. Mặt khác, các công ty trên sàn NYSE thường là các công ty lâu đời, có vị thế, có uy tín. Trong số các công ty niêm yết trên sàn này, có nhiều công ty blue-chip và các công ty thuộc những ngành gạo cội, chứng khoán trên sàn này thường ổn định hơn.
Việc xem xét lựa chọn đầu tư trên sàn Nasdaq hay trên sàn NYSE không nhất thiết là vấn đề làm đau đầu các nhà đầu tư khi họ quyết định lựa chọn chứng khoán để đầu tư.Tuy nhiên, vì hai sàn này có những điểm khác biệt nhất định nên lựa chọn niêm yết trên sàn nào thật sự là một quyết định quan trọng đối với nhiều công ty, và chịu ảnh hưởng lớn bởi chi phí cũng như các điều kiện niêm yết. Phí niêm yết tối đa trên sàn NYSE là 250.000$ trong khi con số tương ứng trên sàn Nasdaq là 150.000. Tuy nhiên phí phải trả hàng năm để duy trì mới thực sự là vấn đề: 500.000 với NYSE và 60.000 với Nasdaq. Từ đó có thể hiểu được tại sao sàn Nasdaq lại tập trung các công ty có xu hướng tăng trưởng.
Trước ngày 8 tháng 3 năm 2006, sự khác biệt quan trọng nhất về mặt tài chính đối với hai sàn này đó là loại hình sở hữu. Sàn Nasdaq được niêm yết như là một công ty đại chúng (public company), trong khi đó NYSE là một công ty tư nhân. Nhưng kể từ sau ngày này, NYSE đã cổ phần hóa và trở thành công ty đại chúng sau 214 năm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng Nasdaq hay NYSE là một sàn giao dịch hay là một thị trường chứng khoán tuy nhiên, trên thực tế hai sàn này đều là các công ty cung cấp dịch vụ cho các cổ đông kiếm lời. Cổ phiếu của hai sàn này cũng giống các công ty đại chúng khác đều có thể được mua bán giao dịch trên sàn, và tất nhiên là hai công ty này cũng phải tuân thủ theo các điều kiện niêm yết của ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch quốc gia nếu muốn được niêm yết trên sàn.
Tuy nhiên, NYSE và Nasdaq lại rất khác nhau về cách thức hoạt động cũng như loại hình cổ phiếu được giao dịch. Nếu bạn còn chút gì phân vân, mơ hồ về hai sàn này, xin hãy đọc hết, biết đâu lại chẳng thu được chút thông tin cần thiết.
Địa điểm hay trụ sở của một sàn chứng khoán không nhằm đề cập nhiều lắm đến số nhà, tên đường hay vị trí địa lý mà thay vào đó lại nhằm cung cấp thông tin về nơi diễn ra các hoạt động giao dịch. Trên sàn NYSE, tất cả các giao dịch đều diễn ra tại một địa điểm cụ thể, trên sàn chứng khoán NYSE. Vì thế khi bạn nhìn thấy những tay buôn cổ phiếu huơ đôi tay của họ trên ti vi hay rung chuông trước khi mở sàn, tức là bạn đang nhìn thấy những người mà qua họ chứng khoán đang được trao đổi mua bán trên sàn NYSE.
Nasdaq mặt khác không phải đặt trên một địa điểm địa lý cụ thể mà được vận hành thông qua mạng lưới viễn thông. Người ta không cần phải có mặt ở sàn mới có thể đặt được lệnh mua và lệnh bán. Thay vào đó, các giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các nhà đầu tư, giữa người mua, người bán, và những người đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, thông qua một hệ thống kết nối máy tính điện tử phức tạp.
Sự khác biệt cơ bản giữa sàn chứng khoán NYSE và Nasdaq đó là về cách thức mà các chứng khoán được giao dịch giữa người mua và người bán. Nasdaq là sân chơi của những tay buôn (dealer), trong đó những người tham gia vào thị trường không mua hoặc bán trực tiếp với nhau mà phải tiến hành thông qua tay buôn(dealer) này, trên sàn Nasdaq người ta gọi họ là những nhà tạo lập thị trường (market maker). NYSE là một thị trường đấu giá, trong đó những người tham gia vào thị trường này tiến hành mua bán với nhau dưới hình thức đấu giá, mức giá chào mua cao nhất sẽ được khớp với mức giá chào bán thấp nhất.
Mỗi thị trường chứng khoán đều có các nhân viên điều phối, cũng tương tự như cảnh sát giao thông vậy. Nghe có vẻ không liên quan gì tới nhau, nhưng trên thực tế giống như khi chiếc đèn giao thông bị hỏng, cảnh sát phải đứng ra chỉ huy, mỗi sàn chứng khoán cần có người đứng giữa "ngã tư đường", nơi người mua người bán gặp nhau hay nơi mà họ đặt lệnh. Những tay cảnh sát giao thông ở các sàn chứng khoán sẽ phải giải quyết các vấn đề giao thông đặc biệt, khiến cho nó có thể vận hành êm ru. Trên sàn Nasdaq, nhân viên cảnh sát đó là các nhà tạo lập thị trường (market maker) như đã nói ở trên, giao dịch với người mua và người bán để giữ cho thị trường được lưu thông. Trên sàn chứng khoán NYSE, những người này được gọi là các chuyên gia (specialist)_chịu trách nhiệm kết nối người mua và người bán.
Sự khác nhau về vai trò của các nhà tạo lập thị trường và các chuyên gia là ở chỗ: nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường cho các loại chứng khoán, trong khi đó các chuyên gia (specialist) thì chỉ đơn thuần là khiến cho thị trường đó lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên một vai trò chung cho cả hai đó là đảm bảo cho thị trường được thông suốt, có thứ tự. Nếu như có quá nhiều lệnh giao dịch, những người này sẽ phải cố gắng khớp được càng nhiều lệnh càng tốt, nếu không muốn "giao thông" bị tắc nghẽn. Nhưng nếu không có nhà đầu tư nào muốn mua hay muốn bán, các market maker và các specialist này phải cố gắng tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm những người mua và bán, thậm chí có thể là họ phải mua hoặc bán từ chính tài khoản của mình.
Một điều mà không ai có thể định lượng được nhưng lại có thể nhận thấy được đó là cách thức mà các công ty trên sàn được các nhà đầu tư biết tới. Sàn Nasdaq thường được biết tới như là một sàn giao dịch có sử dụng công nghệ cao, thu hút nhiều công ty thực hiện giao dịch qua internet hoặc các phương tiện điện tử khác. Chính vì thế mà chứng khoán trên sàn này có xu hướng biến động hơn và định hướng tăng trưởng. Mặt khác, các công ty trên sàn NYSE thường là các công ty lâu đời, có vị thế, có uy tín. Trong số các công ty niêm yết trên sàn này, có nhiều công ty blue-chip và các công ty thuộc những ngành gạo cội, chứng khoán trên sàn này thường ổn định hơn.
Việc xem xét lựa chọn đầu tư trên sàn Nasdaq hay trên sàn NYSE không nhất thiết là vấn đề làm đau đầu các nhà đầu tư khi họ quyết định lựa chọn chứng khoán để đầu tư.Tuy nhiên, vì hai sàn này có những điểm khác biệt nhất định nên lựa chọn niêm yết trên sàn nào thật sự là một quyết định quan trọng đối với nhiều công ty, và chịu ảnh hưởng lớn bởi chi phí cũng như các điều kiện niêm yết. Phí niêm yết tối đa trên sàn NYSE là 250.000$ trong khi con số tương ứng trên sàn Nasdaq là 150.000. Tuy nhiên phí phải trả hàng năm để duy trì mới thực sự là vấn đề: 500.000 với NYSE và 60.000 với Nasdaq. Từ đó có thể hiểu được tại sao sàn Nasdaq lại tập trung các công ty có xu hướng tăng trưởng.
Trước ngày 8 tháng 3 năm 2006, sự khác biệt quan trọng nhất về mặt tài chính đối với hai sàn này đó là loại hình sở hữu. Sàn Nasdaq được niêm yết như là một công ty đại chúng (public company), trong khi đó NYSE là một công ty tư nhân. Nhưng kể từ sau ngày này, NYSE đã cổ phần hóa và trở thành công ty đại chúng sau 214 năm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng Nasdaq hay NYSE là một sàn giao dịch hay là một thị trường chứng khoán tuy nhiên, trên thực tế hai sàn này đều là các công ty cung cấp dịch vụ cho các cổ đông kiếm lời. Cổ phiếu của hai sàn này cũng giống các công ty đại chúng khác đều có thể được mua bán giao dịch trên sàn, và tất nhiên là hai công ty này cũng phải tuân thủ theo các điều kiện niêm yết của ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch quốc gia nếu muốn được niêm yết trên sàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét