Tìm kiếm

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

TypingMaster Pro



TypingMaster Pro có thể giúp bạn viết e-mail và báo cáo với sự thoải mái,năng xuất và chỉ mất một nửa thời gian. TypingMaster có những bài tập gõ rất hữu hiệu,ngoài ra còn có các game..v..v. nhưng tất cả đều là những bài tập luyện để bạn có thể loại trừ lỗi ký tự, giảm độ mệt mỏi của ngón tay, cổ, cánh tay…
Giao diện TypingMaster Pro











Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu tại của NHTW

Đây là những khái niệm tưởng chừng ai cũng biết nhưng mấy ai đã hiểu rõ ngọn ngành về nó. Thậm chí nhiều người làm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn lơ mơ mặc dù lúc nào cũng ''động chạm” tới những thuật ngữ đó...
Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu tại của NHTW

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
Lãi suất
Tuy nhiên lãi suất tái chiết khấu là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu , ...Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán họ bán lại các khoản sẽ thu này cho NH TW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.
         Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NH TM, và sau đó họ bán lại các khoản này co NH TW để đổi lấy lương tiền mặt.
        Các lãi suất này khác nhau tùy vào loại chứng từ đem ra chiết khấu, vào các khoản vay của NH, vào từng thời điểm theo chính sách tiền tệ của NHTW theo sự lèo lái của chính phủ mỗi quốc gia....

Một phương pháp tránh rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp

Thông thường các doanh nghiệp sử dụng công cụ hợp đồng quyền chọn (forward contract) để hạn chế rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường tài chính chưa phát triển như ở Việt Nam hiện nay, điều này vẫn khó thực hiện. Bài viết này cung cấp một phương pháp dự phòng khác, an toàn và dễ thực hiện.
Một phương pháp tránh rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thương mại, nhập khẩu hàng hóa bán cho các dự án, công trình theo các gói thầu đã được duyệt trong nước. Đặc thù giá cả hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua hàng (hợp đồng ngoại) thường được tính theo USD hay EUR còn hợp đồng bán hàng (hợp đồng nội) cung cấp trong nước lại phải tính trị giá theo VNĐ, vì thế rủi ro do chênh lệch tỷ giá là rất thường xuyên gặp phải.
Khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp cần đăng ký nhận nợ khoản vay bằng đồng tiền thực hiện hợp đồng nội. Nghĩa là nếu hợp đồng nội ký giá trị bằng VNĐ thì hợp đồng tín dụng vay vốn cũng ký bằng VNĐ để tránh rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên nếu nhận nợ bằng VNĐ, lãi suất của hợp đồng tín dụng sẽ cao hơn so với nhận nợ bằng EUR hay USD, vậy sẽ phát sinh thêm một khoản chi phí và doanh nghiệp cần xác định khoản chi phí này áp dụng vào bảng tính giá bán.
Bài toán: Ngày 01.01.x doanh nghiệp nhập khẩu một lô hàng A giá trị 100.000 EUR, tỷ giá ngày nhập là 23.000VNĐ/EUR, vay vốn tại ngân hàng thời gian là 6 tháng (lãi trả hàng tháng), lãi suất ngân hàng cho vay VNĐ là 12%/năm, cho USD là 6%/năm, cho EUR là 4,5%/năm.Giả sử hàng hóa nhập của 1 hợp đồng ngoại được bán hết trong 1 hợp đồng nội. 
a. Nếu doanh nghiệp nhận nợ ngân hàng bằng EUR, sau 6 tháng, tổng số tiền doanh nghiệp phải trả sẽ là 100.000 + 100.000 x (4,5% / 12) x 6 = 102.250 EUR
Nếu tỷ giá không đổi trong suốt 6 tháng, tổng số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra: 102.250 x 23.000 = 2.351.750.000 VNĐ
b. Nếu doanh nghiệp nhận nợ bằng VNĐ, sau 6 tháng tổng số tiền doanh nghiệp phải thanh toán sẽ là 100.000 x 23.000 + 100.000 x 23.000 x (12%/12) x 6 = 2.438.000.000đ
Như vậy, chênh lệch giữa phương án A và phương án B (nếu tỷ giá không đổi) là: 86.250.000đ (*)
Con số (*) chính là số chi phí doanh nghiệp cần tính thêm vào phương án giá bán và nhận nợ hợp đồng tín dụng bằng VNĐ để đảm bảo chắc chắn sẽ không bị rủi ro tỷ giá sau 6 tháng thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp có thể cộng vào chi phí, hoặc cộng vào tỷ giá EUR, tức là thay vì tính tỷ giá EUR là 23.000 như hiện hành trên thị trường, doanh nghiệp tính tỷ giá bán là 24.380 VNĐ/EUR. 
Trên đây là một ví dụ, bài toán này có thể mở rộng ra các trường hợp khác, khi mà hợp đồng ngoại ký bằng EUR còn hợp đồng nội ký bằng USD, hay có sự thay đổi tỷ giá, thay đổi lãi suất ngân hàng, hợp đồng ngoại nhập khẩu cho nhiều hợp đồng nội… Các trường hợp trên có thể lập một bảng Excel sẽ cho ra kết quả ngay khi chúng ta nhập số liệu.

Câu chuyện về hai sàn chứng khoán NYSE và NASDAQ

Tại Mỹ, bất cứ khi nào người ta nói chuyện về thị trường chứng khoán, nơi mà cổ phiếu được mua đi bán lại, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu họ đó là một trong hai cái tên : NYSE hoặc Nasdaq, và tất nhiên chẳng có ai cãi rằng điều này là không đúng. Hai sàn chứng khoán này đóng vai trò quan trọng và chiếm một khối lượng giao dịch lớn tại Bắc Mỹ cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, NYSE và Nasdaq lại rất khác nhau về cách thức hoạt động cũng như loại hình cổ phiếu được giao dịch. Nếu bạn còn chút gì phân vân, mơ hồ về hai sàn này, xin hãy đọc hết, biết đâu lại chẳng thu được chút thông tin cần thiết.

Địa điểm hay trụ sở của một sàn chứng khoán không nhằm đề cập nhiều lắm đến số nhà, tên đường hay vị trí địa lý mà thay vào đó lại nhằm cung cấp thông tin về nơi diễn ra các hoạt động giao dịch. Trên sàn NYSE, tất cả các giao dịch đều diễn ra tại một địa điểm cụ thể, trên sàn chứng khoán NYSE. Vì thế khi bạn nhìn thấy những tay buôn cổ phiếu huơ đôi tay của họ trên ti vi hay rung chuông trước khi mở sàn, tức là bạn đang nhìn thấy những người mà qua họ chứng khoán đang được trao đổi mua bán trên sàn NYSE.

Nasdaq mặt khác không phải đặt trên một địa điểm địa lý cụ thể mà được vận hành thông qua mạng lưới viễn thông. Người ta không cần phải có mặt ở sàn mới có thể đặt được lệnh mua và lệnh bán. Thay vào đó, các giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các nhà đầu tư, giữa người mua, người bán, và những người đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, thông qua một hệ thống kết nối máy tính điện tử phức tạp.

Sự khác biệt cơ bản giữa sàn chứng khoán NYSE và Nasdaq đó là về cách thức mà các chứng khoán được giao dịch giữa người mua và người bán. Nasdaq là sân chơi của những tay buôn (dealer), trong đó những người tham gia vào thị trường không mua hoặc bán trực tiếp với nhau mà phải tiến hành thông qua tay buôn(dealer) này, trên sàn Nasdaq người ta gọi họ là những nhà tạo lập thị trường (market maker). NYSE là một thị trường đấu giá, trong đó những người tham gia vào thị trường này tiến hành mua bán với nhau dưới hình thức đấu giá, mức giá chào mua cao nhất sẽ được khớp với mức giá chào bán thấp nhất.

Mỗi thị trường chứng khoán đều có các nhân viên điều phối, cũng tương tự như cảnh sát giao thông vậy. Nghe có vẻ không liên quan gì tới nhau, nhưng trên thực tế giống như khi chiếc đèn giao thông bị hỏng, cảnh sát phải đứng ra chỉ huy, mỗi sàn chứng khoán cần có người đứng giữa "ngã tư đường", nơi người mua người bán gặp nhau hay nơi mà họ đặt lệnh. Những tay cảnh sát giao thông ở các sàn chứng khoán sẽ phải giải quyết các vấn đề giao thông đặc biệt, khiến cho nó có thể vận hành êm ru. Trên sàn Nasdaq, nhân viên cảnh sát đó là các nhà tạo lập thị trường (market maker) như đã nói ở trên, giao dịch với người mua và người bán để giữ cho thị trường được lưu thông. Trên sàn chứng khoán NYSE, những người này được gọi là các chuyên gia (specialist)_chịu trách nhiệm kết nối người mua và người bán.

Sự khác nhau về vai trò của các nhà tạo lập thị trường và các chuyên gia là ở chỗ: nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường cho các loại chứng khoán, trong khi đó các chuyên gia (specialist) thì chỉ đơn thuần là khiến cho thị trường đó lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên một vai trò chung cho cả hai đó là đảm bảo cho thị trường được thông suốt, có thứ tự. Nếu như có quá nhiều lệnh giao dịch, những người này sẽ phải cố gắng khớp được càng nhiều lệnh càng tốt, nếu không muốn "giao thông" bị tắc nghẽn. Nhưng nếu không có nhà đầu tư nào muốn mua hay muốn bán, các market maker và các specialist này phải cố gắng tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm những người mua và bán, thậm chí có thể là họ phải mua hoặc bán từ chính tài khoản của mình.

Một điều mà không ai có thể định lượng được nhưng lại có thể nhận thấy được đó là cách thức mà các công ty trên sàn được các nhà đầu tư biết tới. Sàn Nasdaq thường được biết tới như là một sàn giao dịch có sử dụng công nghệ cao, thu hút nhiều công ty thực hiện giao dịch qua internet hoặc các phương tiện điện tử khác. Chính vì thế mà chứng khoán trên sàn này có xu hướng biến động hơn và định hướng tăng trưởng. Mặt khác, các công ty trên sàn NYSE thường là các công ty lâu đời, có vị thế, có uy tín. Trong số các công ty niêm yết trên sàn này, có nhiều công ty blue-chip và các công ty thuộc những ngành gạo cội, chứng khoán trên sàn này thường ổn định hơn.

Việc xem xét lựa chọn đầu tư trên sàn Nasdaq hay trên sàn NYSE không nhất thiết là vấn đề làm đau đầu các nhà đầu tư khi họ quyết định lựa chọn chứng khoán để đầu tư.Tuy nhiên, vì hai sàn này có những điểm khác biệt nhất định nên lựa chọn niêm yết trên sàn nào thật sự là một quyết định quan trọng đối với nhiều công ty, và chịu ảnh hưởng lớn bởi chi phí cũng như các điều kiện niêm yết. Phí niêm yết tối đa trên sàn NYSE là 250.000$ trong khi con số tương ứng trên sàn Nasdaq là 150.000. Tuy nhiên phí phải trả hàng năm để duy trì mới thực sự là vấn đề: 500.000 với NYSE và 60.000 với Nasdaq. Từ đó có thể hiểu được tại sao sàn Nasdaq lại tập trung các công ty có xu hướng tăng trưởng.

Trước ngày 8 tháng 3 năm 2006, sự khác biệt quan trọng nhất về mặt tài chính đối với hai sàn này đó là loại hình sở hữu. Sàn Nasdaq được niêm yết như là một công ty đại chúng (public company), trong khi đó NYSE là một công ty tư nhân. Nhưng kể từ sau ngày này, NYSE đã cổ phần hóa và trở thành công ty đại chúng sau 214 năm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng Nasdaq hay NYSE là một sàn giao dịch hay là một thị trường chứng khoán tuy nhiên, trên thực tế hai sàn này đều là các công ty cung cấp dịch vụ cho các cổ đông kiếm lời. Cổ phiếu của hai sàn này cũng giống các công ty đại chúng khác đều có thể được mua bán giao dịch trên sàn, và tất nhiên là hai công ty này cũng phải tuân thủ theo các điều kiện niêm yết của ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch quốc gia nếu muốn được niêm yết trên sàn.

Lãi suất vọt mạnh: Doanh nghiệp 'nhịn' hay tiếp tục 'uống thuốc độc'?

Doanh nghiệp cho rằng, lãi vay vốn đã cao trong nhiều năm qua, bây giờ chỉ cần tăng thêm một chút cũng đủ khiến họ lao đao. Đó là chưa kể việc các ngân hàng sẽ càng siết chặt tín dụng do lo ngại khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sau quyết định thả nổi lãi suất, phản ứng đầu tiên của khối doanh nghiệp là lo lắng và điều này đã được thể hiện vào kế hoạch kinh doanh năm 2011 của họ: an toàn, bảo vệ lợi nhuận hơn là mở rộng đầu tư. Họ càng sốt ruột hơn khi các ngân hàng vẫn chưa có động thái rõ ràng về xu hướng lãi suất và cả 2 bên dường như vẫn còn đang ở thế phòng ngự.
 
Một mũi tên hai đích
 
Theo nhận định của ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến nay Chính phủ đã đạt được mục tiêu tăng trưởng, song vẫn còn 2 vấn đề cần giải quyết. Đó là, tiếp tục kiểm soát lạm phát và đặc biệt là ổn định giá trị tiền đồng.
Tuy nhiên, giá trị tiền đồng sẽ khó ổn định khi USD vẫn tiếp tục tăng giá. Vì thế, giải pháp thả nổi lãi suất (từng được Chính phủ áp dụng trong năm 2002), hay trả lãi suất về cho thị trường, không đặt ra yêu cầu giảm lãi suất mà để cho ngân hàng tự quyết định mức lãi suất huy động và cho vay, được thực thi.
Chỉ một mũi tên thả nổi lãi suất đã bắn trúng 2 con nhạn: vừa giúp tăng giá trị tiền đồng, vừa góp phần vào mục tiêu kiềm chế lạm phát. Từ việc thả nổi này, theo dự báo của ông Thúy, lãi suất huy động sẽ vào khoảng 12-13% và cho vay khoảng 15-17% (dù rằng trong thời gian qua doanh nghiệp cũng đã phải đi vay với mức này).
Xét về mặt điều hành kinh tế vĩ mô, thả nổi lãi suất là biện pháp khả dụng để ổn định tỉ giá và lạm phát, cũng như tạo cho ngân hàng chủ động trong huy động và cho vay. Thế nhưng, đối với doanh nghiệp, lực lượng đóng góp chủ lực vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), điều này lại mang đến nỗi lo mặt bằng lãi suất sẽ tăng cao.
Quan ngại này rõ ràng là có cơ sở. Doanh nghiệp cho rằng, lãi vay vốn đã cao trong nhiều năm qua, bây giờ chỉ cần tăng thêm một chút cũng đủ khiến họ lao đao. Đó là chưa kể việc các ngân hàng sẽ càng siết chặt tín dụng do lo ngại khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Trước những sức ép này, nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc lại việc đi vay và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, đầu tư năm 2011. Không ít ông chủ doanh nghiệp chọn giải pháp bảo vệ lợi nhuận thay vì mở rộng quy mô.
Doanh nghiệp phòng ngự
Hãy bắt đầu từ câu chuyện Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Việt Pháp. Đây là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm ống nhựa ruột gà (để luồn dây điện) dùng trong xây dựng. Sản phẩm chính của Việt Pháp là ống nhựa nhỏ 5 mm. Bà Hồng Thị Thảo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty, cho biết, nếu sản xuất được ống nhựa lớn hơn, từ 25 mm trở lên, Công ty có thể sẽ đạt được mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. “Qua nhiều năm hoạt động tốt, tích lũy được đất đai, tôi luôn nghĩ đến việc mở rộng quy mô, đầu tư nhà máy để sản xuất loại ống lớn. Nhưng việc này trước kia đã khó giờ càng thêm xa vời, vì lãi vay có thể sẽ còn tăng nữa”, bà chia sẻ.
Bà Thảo không giấu việc bà có mối quan hệ tốt với các ngân hàng để có thể vay vốn trung hạn với lãi suất tốt (bà không tiết lộ mức vay) trong thời gian qua, nhưng bà vẫn không thể mở rộng sản xuất vì không chịu nổi áp lực từ 2 đầu. Đầu vào là lãi vay cao (dù đã được ưu đãi), trong khi đầu ra vướng chính sách trả chậm của khách hàng.
Nếu gồng mình chấp nhận mức lãi suất vay dài hạn để đầu tư cho dự án này (khoảng 5 năm), giá thành sản phẩm chắc chắn sẽ cao. Bên cạnh đó, lực lượng mua sản phẩm này chủ yếu là các công ty Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng điện công nghiệp, khả năng thanh toán chậm, nên trong khi chờ thanh toán bà vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đặn. Vì vậy, trong năm 2011, bên cạnh 2 nhà máy hiện tại ở Bình Dương và Đồng Nai, bà cho biết chỉ duy trì mức tăng trưởng đều đặn chứ không có ý định mở rộng đầu tư.
Trong khi bà Thảo e ngại việc sử dụng nguồn vốn dài hạn lãi suất cao để đầu tư xây dựng nhà máy thì ông Vũ Hoàng Tiến Bảo, một doanh nhân đang cùng lúc điều hành 2 công ty, cũng không yên tâm với nguồn vốn ngắn và trung hạn. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hóa Quang của ông hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng trường đào tạo nghệ thuật, còn Công ty Nhạc Việt chuyên phân phối thiết bị chiếu sáng, âm thanh và giải pháp sân khấu.
Trong kế hoạch phân bổ vốn vay từ ngân hàng cho 2 công ty, nhiều năm qua ông Bảo chia thành 3 nhóm. Vốn ngắn hạn (6 tháng đến 1 năm) dùng để nhập thiết bị cho hoạt động phân phối. Vốn trung hạn (khoảng 2 năm), dùng để xây dựng trường. Vốn dài hạn (trên 5 năm) phục vụ cho các mục tiêu lâu dài chưa xác định.
Ngay lúc này, chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước khiến ông hồi hộp chờ đợi ngày thanh toán các khoản vay trước đó với mức lãi suất thả nổi có thể khiến doanh nghiệp bị… đuối. Tại 2 công ty của ông Bảo, vốn vay ngân hàng chiếm đến hơn 70% cơ cấu vốn, với mức lãi suất hiện tại hơn 16%. Ông Bảo lo rằng lãi suất có thể cao đến hơn 17%, trong khi công ty khó có thể đạt được lợi nhuận đủ để trang trải chi phí vốn vay này. “Tôi rất lo lắng vì năm nay đã khó mà năm sau lại có thể còn khó hơn”, ông chia sẻ.
Không chỉ có lãi suất, ông còn cho rằng chi tiêu tiêu dùng sẽ được thắt chặt hơn trước sức ép tăng giá, khiến công việc kinh doanh khó khăn hơn. Vì thế, so với những năm trước, kế hoạch kinh doanh năm 2011 của ông Bảo không phải là đầu tư mở rộng quy mô, tăng doanh số mà sẽ là bảo vệ lợi nhuận. Đây cũng là một trong những phương cách đối phó với lãi suất mà nhiều doanh nghiệp khác đang nghĩ đến.
Hai câu chuyện trên đây đặt ra câu hỏi: Trước sức ép lãi suất tăng do chính sách thả nổi lãi suất, liệu các doanh nghiệp tư nhân, gia đình, vốn rất phổ biến tại Việt Nam, có thể đều chọn cách phòng ngự khi lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2011? “Đừng nói chuyện ngân hàng sẽ thắt chặt cho vay mà ngay cả có cho vay với lãi suất chỉ nhỉnh hơn một chút so với hiện tại thôi thì cũng chẳng doanh nghiệp nào dám vay”, đại diện một doanh nghiệp trong ngành thép nói.
Thực chất, đâu chỉ các doanh nghiệp tư nhân, chưa cổ phần cảm thấy khó thở với chuyện lãi suất mà ngay cả các doanh nghiệp cổ phần hoặc niêm yết cũng đang xếp hạng vốn vay ngân hàng ở mức không còn hấp dẫn.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE, công ty đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận định: “Có lẽ không doanh nghiệp nào lường trước được biến động lãi suất trong trung và dài hạn. Chiến lược của tôi là ưu tiên vốn cổ phần cho các hoạt động lớn, chỉ dùng vốn vay ngân hàng trong ngắn hạn cho các dự án quy mô nhỏ và bổ sung cho nguồn vốn lưu động”.
REE hoạt động trong lĩnh vực thi công cơ điện công trình, bất động sản, điện lạnh dân dụng và đầu tư chiến lược vào các công ty điện và nước. Bà Thanh cho biết, đối với hoạt động đầu tư chiến lược cần nguồn vốn lớn trong trung và dài hạn, bà chủ trương huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Trong khi đó, đối với dự án bất động sản Ree Tower (quận 4), bà dùng vốn vay ngắn hạn của ngân hàng, nhưng cũng chỉ 50% (50% còn lại vẫn là vốn cổ phần).
Nhận định về chính sách thả nổi lãi suất, bà Thanh nói: “Để thu hút tiền gửi ngân hàng phải tăng lãi suất huy động thì rõ ràng làm sao họ giảm lãi suất cho vay được. Vấn đề lúc này có lẽ nằm ở tài xoay xở của các doanh nghiệp”.
Ngân hàng cũng tiến thoái lưỡng nan
Khi đề cập đến vấn đề vốn vay cho doanh nghiệp cũng như biến động lãi suất tác động như thế nào đến nguồn vốn này thì ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á, không bình luận. Nhưng ông đặt ngược lại những câu hỏi: “Cứ hình dung một doanh nghiệp xây nhà ở cho người có thu nhập trung bình thấp thì họ lấy tiền đâu ra? Chúng tôi tự hỏi chính mình có đáp ứng nổi nguồn vốn trung và dài hạn này hay không?”.
Bản thân các ngân hàng cũng tiến thoái lưỡng nan với hệ quả của lãi suất thả nổi. Các ông chủ ngân hàng dường như “cảm” nhưng chưa thể “thông” được với doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Đặng, Tổng Giám đốc HD Bank, lý giải: “Lãi suất cho vay bình quân trên thị trường hiện nay thực sự cao và có lẽ cũng quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không phải do ngành ngân hàng mà do tác động tổng thể của các nhân tố trong nền kinh tế như cung cầu vốn trên thị trường, kỳ vọng lạm phát của người gửi tiền, tỉ giá hối đoái, triển vọng tăng trưởng kinh tế”. Cho nên, ông Đặng cho rằng, ngân hàng của ông không thể giảm lãi suất được nếu không có sự biến chuyển tích cực của tất cả các yếu tố vừa nêu.
Và giải pháp lúc này của các ngân hàng vẫn là áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, làm sao để cân bằng lợi ích của cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp.
Trong khi các doanh nghiệp đoán già đoán non về việc lãi suất sẽ tăng sau quyết định thả nổi lãi suất thì lãnh đạo của một ngân hàng thương mại cổ phần thuộc nhóm các ngân hàng lớn nhất hiện nay (không muốn nêu tên) cũng không thể đưa ra câu trả lời chính xác về khả năng này. Ông cho rằng, việc tăng hay không tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố.
Thứ nhất là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng quản lý thanh khoản tốt, có sự hỗ trợ thanh khoản kịp thời từ Ngân hàng Nhà nước thông qua thị trường mở thì có thể không xảy ra cuộc đua tăng lãi suất. Thứ 2 là kỳ vọng lạm phát của người gửi tiền. Theo đó, khi kỳ vọng lạm phát của người gửi tiền càng cao, để giữ họ lại, ngân hàng càng phải tăng lãi suất huy động, kéo theo lãi suất cho vay tăng. Và thứ 3 là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút khách hàng của ngân hàng đối thủ.
Tuy nhiên, ông cho rằng, các ngân hàng không thể đẩy lãi suất huy động lên mức cao không tưởng vì phải cân nhắc khả năng chịu đựng của người đi vay và lợi nhuận của ngân hàng.
Trước mối lo ngại lãi suất cho vay tăng đến mức 17-18%/năm, một số doanh nghiệp đang nghĩ đến việc huy động vốn rẻ qua kênh phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc từ các quỹ đầu tư. Thế nhưng, điều này vẫn là thách thức không chỉ đối với các công ty tư nhân, mà còn cả đối với công ty cổ phần trước yêu cầu hoạt động hiệu quả và minh bạch.
Việc thả nổi lãi suất sẽ kéo dài được bao lâu vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp chắc chắn. Trần lãi suất đã dỡ bỏ (giữa tháng 4.2010) và những lo lắng về việc lãi suất có thể tăng như mức của năm 2008 vẫn có cơ sở. Vào thời điểm đó, lãi suất vay trung và dài hạn đã lên đến hơn 20%, đỉnh điểm lên đến 24% khiến không ít doanh nghiệp phải ngắc ngoải.
Việc hoạch định kế hoạch kinh doanh năm 2011 của doanh nghiệp lúc này không chỉ bị tác động bởi yếu tố thị trường mà còn bởi cả sức ép tâm lý, với các câu hỏi về thời hạn áp dụng của chính sách thả nổi lãi suất, động thái của ngân hàng và mức lãi suất sẽ tăng đến bao nhiêu. Và hệ quả của chúng là nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp phòng thủ hơn là đầu tư cho tăng trưởng. Giải pháp này liệu sẽ tác động thế nào đến GDP, khi khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp khoảng 46% vào GDP (bên cạnh mức 34% của doanh nghiệp Nhà nước và 19% của khối doanh nghiệp có vốn nước ngoài).

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

winter in my heart

Khi em nghe lại bài hát này "Winter in my heart" một cảm giác lắng đọng về một thời gian xa anh. Em lật lại những bài thơ còn dang dở và tự hỏi "Không biết sẽ còn bao nhiêu bài thơ viết về anh, về ngày ta còn có nhau?". Kỉ niệm đẹp đến nỗi em không dám chia sẽ cùng người khác, sợ họ làm trầy xước nó mất. Em giữ gìn như những viên pha lê trong suốt và dễ vỡ. Hằng đêm em dọn ra lau chùi và đắm mình trong đó. Tự hạnh phúc, tự cảm nhận nỗi đau theo cách của riêng mình, cách của người bị bỏ rơi.

Lý trí luôn là nhà hùng biện tài giỏi nhất, nên chưa bao giờ em có quyết định rõ ràng để quên anh. Em cứ chơi vơi giữa ngổn ngang ký ức và hiện tại, yêu thương và dối lừa. Làm sao có thể quên những gì mà trước đây từng làm em nhớ đến quay quắt lòng? Kỉ niệm bao giờ cũng đẹp. Kỉ niệm không có tội thì cớ gì ta phải quên đi? Nhưng nhớ để làm gì, để được gì khi kỉ niệm lúc nào cũng làm em xót xa và đau đớn hơn tất cả những đớn đau mà thực tại mang lại?

Em không có nhiều cơ hội để cho và để nhận. Đối với em chỉ có sự tuyệt đối duy nhất. Nên "cơ hội" cũng không là ngoại lệ. Đôi khi em tự đánh mất cơ hội của chính mình nên đưa ra giới hạn cho sự chờ đợi. Ta xa nhau cũng vì quy luật tuyệt đối đó. Chúng ta chẳng ai có đủ kiên nhẫn để nhận và cho nhau một lời giải thích, một ánh nhìn tha thứ cảm thông. Anh nghĩ gì khi cứ nhìn em bằng đôi mắt trách cứ, u buồn? Nhưng nó làm em khó chịu. Ký ức lại cồn cào trỗi dậy. Đâu rồi những ngày xưa, ai dầm suốt cơn mưa để cùng đi về? Ai nắm lấy tay em lạnh buốt trong mưa, để rồi cùng cảm nhận hơi ấm từ nhịp tim? Ai cho em nỗi nhớ bâng khuâng dịu dàng, giờ ai làm em thổn thức, buốt nhói tim khi tình yêu vụt xa phía sau lưng.




Snow falling down and you're not around
I'm all alone n that white wonderland
Suy cho cùng, kẻ ngốc nghếch bao giờ cũng là kẻ tự gậm nhấm nỗi đau của riêng mình và xem đó là điều hạnh phúc. Em cũng là kẻ ngốc nhưng chẳng biết cách nào "khôn" ra được. Chẳng thể tha thứ cho anh rồi cùng anh viết tiếp những trang nhật ký còn bỏ ngỏ, viết tiếp những bài thơ chưa bao giờ có tựa, cũng chẳng thể quên anh và cũng chưa khi nào nghĩ rằng sẽ lại yêu thương, nhớ nhung một hình bóng khác. Em tách rời cuộc sống hối hả xô bồ, chối từ khéo léo tất cả cơ hội tình yêu của kẻ khác mang lại chỉ để sống trọn vẹn với kỉ niệm và an lòng trong vỏ ốc lập dị của mình. Đôi khi tự hãnh diện khi có ai đó bảo em là người khó hiểu. Nhưng đôi khi thấy mình cô độc kinh khủng muốn khóc nhưng nước mắt khô cằn, họa lắm là chỉ ngấn mi rồi khô hẳn.

Em xuất sắc trong việc dối lừa cảm xúc thật của lòng mình, nhưng cũng bằng lòng với những vần thơ khắc khoải nhớ anh. Dẫu tất cả đã muộn màng! Lại ước giá có thể quay ngược thời gian thì em đã chẳng phải khổ sở như thề này. Ôi kỉ niệm sao mà nhói lòng. Nhưng thời gian thì công bằng đến tàn nhẫn khi chẳng bao giờ quay lại để chúng ta khỏi vấp vào đời nhau, để rồi yêu nhau lại xa nhau và đớn đau. Thời gian cứ bình thản trôi và em cứ day dứt về những ngày không-còn-nữa. Không còn ánh mắt thiết tha trìu mến, không còn anh của ngày xưa em từng quen biết, không còn em của một thời mơ mộng... tất cả vụt qua như một giấc mơ. Khi tỉnh lại chỉ còn những vần thơ lạc lõng, nhòa lệ, buồn đến nao lòng. Có bao giờ anh nghĩ về em với cảm xúc yêu thương? Thèm một lần nữa ta trìu mến gọi tên nhau! Ngày xưa... ước gì...



I have winter in my heart
cause I miss you more than words can say
Mùa đông vẫn khẽ khàng gõ cửa, cái lạnh bao trùm lấy mọi vật xung quanh kể cả trái tim em. Mùa đông ta có nhau và mùa đông ta xa nhau. Nỗi nhớ cứ nhân đôi mà nước mắt không đủ ấm để xoa đi kỉ niệm, xua đi bóng hình anh nhòa ướt trong trái tim em mà chỉ có thể giúp em sống thật hơn với lòng mình, và tự hỏi: "Bao giờ có thể quên anh ngày xưa - kỉ niệm?".

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

luyện thi TOEIC(tiếp)

11. 100 TOEIC Preparation Tests

Posted Image

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?zmzdnmykmdg



12. Cracking the TOEIC

Posted Image

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?xjmzjynnzme
http://www.mediafire.com/download.php?odxmily2zzm



13. Barron's 600 Essential Words for the TOEIC

Posted Image

:down:

http://www.mediafire.com/download.php?e0ghzzzzyj2
http://www.mediafire.com/download.php?y5jwvmgyoiw
http://www.mediafire.com/download.php?njtownnzzo3



14. Toeic Business Idioms

Posted Image

:down:

http://www.mediafire.com/download.php?y2mnomezz2g



15. TOEIC TEST - OXFORD PREPARATION COURSE

Posted Image


:down:

http://www.mediafire.com/download.php?d5qwci2oecu

14. Ngân hàng đề thi TOEIC

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?2z1wzjzyjgj



15. TOEIC 870 Questions

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?d35lylkkytg



16. TOEIC Building Skills

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?lzznqkkkzjl
http://www.mediafire.com/download.php?wnmmmtowm1i



17. TOEIC Mastery

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?jozzzztm4mg



18. TOEIC New Format Analyst

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?mzm4ggj0too
http://www.mediafire.com/download.php?0hnzongjjml
http://www.mediafire.com/download.php?mjodxbjczmy
http://www.mediafire.com/download.php?gzwmjgxxnh5



19. TOEIC New Format Developing Skills

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?zkzhirt23qz
http://www.mediafire.com/download.php?tezmymmm5wt
http://www.mediafire.com/download.php?zghzwmxlnhy
http://www.mediafire.com/download.php?mdbda12zy4j
http://www.mediafire.com/download.php?dzc4otzzdz2



20. TOEIC New Format Starter TOEIC

:down:
http://www.mediafire.com/download.php?n2mt4yjmjll
http://www.mediafire.com/download.php?ym5wdtenj1m
http://www.mediafire.com/download.php?m2tzdmhcrxm

luyện thi TOEIC(tiếp)

6. Longman Preparation Series for the TOEIC Test - Advanced Course - 3rd Edition

Posted ImageView Full Image

:down:

E-Book:
http://www.mediafire.com/download.php?mzmikz2rq5m
http://www.mediafire.com/download.php?nfwxnoz2ziu

Audio:
http://www.mediafire.com/download.php?wdwlzbzq3am
http://www.mediafire.com/download.php?tdm3j2kotn5
http://www.mediafire.com/download.php?gmjnmdtohg0
http://www.mediafire.com/download.php?wdnyjenzinl
http://www.mediafire.com/download.php?xaayizukzn3



7. Target TOEIC

Posted Image

:down:

http://www.mediafire.com/download.php?drzn0zncnmm
http://www.mediafire.com/download.php?atzfmmginml
http://www.mediafire.com/download.php?jyg55go4nnn
http://www.mediafire.com/download.php?mn4tegmzqlz
http://www.mediafire.com/download.php?zhnmmnygtti
http://www.mediafire.com/download.php?mmnj1zwvmdi



8. TOEIC Analyst Second Edition – Mastering TOEIC Test-taking Skills [CD]

Posted Image

:down:

http://www.mediafire.com/download.php?anytwzn5nlo
http://www.mediafire.com/download.php?gutlgmzqled
http://www.mediafire.com/download.php?nkyy5rbwml5



9.TOEIC Official Test-Preparation Guide: Test of English for International Communication

Posted Image

:down:

http://www.mediafire.com/download.php?lllzj2twnum
http://www.mediafire.com/download.php?mmw2iiiwlyj
http://www.mediafire.com/download.php?4jtmmiag4gj
http://www.mediafire.com/download.php?tjmikmzmj4n



10. Complete Guide to TOEIC Test

Posted Image

:down:

http://www.mediafire.com/download.php?zmkjnimtmmz
http://www.mediafire.com/download.php?nhzuntlyyjj
http://www.mediafire.com/download.php?ddqgyzwmj2o
http://www.mediafire.com/download.php?dnddxmwzdmg
http://www.mediafire.com/download.php?w5mzej1tm4i
http://www.mediafire.com/download.php?nmhjtymwwtu

luyện thi TOEIC

1. 30 Days to the TOEIC Test

Posted ImageView Full Image

:down: Book & 2 CD

E-BOOK:
http://www.mediafire.com/download.php?kzwmwlttgyz

AUDIO:
http://www.mediafire.com/download.php?z2znqzzdnri
http://www.mediafire.com/download.php?rmzqzzvdtxd




3.New Insights Into Business Toeic Workbook

Posted Image

:down:

E-BOOK
http://www.mediafire.com/download.php?xtzoilmw2zy

AUDIO
http://www.mediafire.com/download.php?emlzejnzzkx




4. Longman Preparation Series for the TOEIC Test - Introductory Course - 3rd Edition

Posted ImageView Full Image

:down:

http://www.mediafire.com/download.php?elxdwlzmmy2
http://www.mediafire.com/download.php?xnazdcqgfiz
http://www.mediafire.com/download.php?l2zo2omkioo
http://www.mediafire.com/download.php?nggcchnjwzl
http://www.mediafire.com/download.php?2t3xhmkkzjj
http://www.mediafire.com/download.php?godlky2rmy3



5. Longman Preparation Series for the TOEIC Test - Intermediate Course - 3rd Edition

Posted Image

:down:

http://www.mediafire.com/download.php?mwtyn5u2nxq
http://www.mediafire.com/download.php?mykzmkvme5y
http://www.mediafire.com/download.php?wy4lqf1wmnh
http://www.mediafire.com/download.php?vjbzjbyfmnt

Mastering the American Accent with Audio CDs




This combination book and audio instructional program is designed to diminish the accents of men and women who speak English as their second language. It will help them speak standard American English with clarity, confidence, and accuracy. Specific exercises concentrate on vowel sounds, problematic consonants such as V, W, B, TH, and the American R, employ correct syllable stress, link words for smoother speech flow, use common word contractions such as won’t instead of will not, and more. Additional topics that often confuse ESL students are also discussed and explained. They include distinguishing between casual and formal speech, homophones (for instance, they’re and there), recognizing words with silent letters (comb, receipt, and others), and avoiding embarrassing pronunciation mistakes, such as mixing up party and potty. Students are familiarized with many irregular English spelling rules and exceptions, and are shown how such irregularities can contribute to pronunciation errors. A native language guide references problematic accent issues of 13 different language backgrounds. Correct lip and tongue positions for all sounds are discussed in detail. Enclosed with the book are four compact discs that use male and female voices to coach correct American-style pronunciation.


DOWNLOAD FROM MEGAUPLOAD

CD1 http://www.megaupload.com/?d=GB3ECSP1
CD2 http://www.megaupload.com/?d=YK70OVU0
CD3 http://www.megaupload.com/?d=SKD4BLUK
CD4 http://www.megaupload.com/?d=SGYKDO9F
Password if needed: englishtips.org

hoặc:

CD1

CD2

CD3

CD4

ebook

pass : baosamacmt

CÔ ĐƠN

em gửi vào trong gió
một nỗi nhớ mong manh
em gửi vào trong mưa
một niềm riêng cô quạnh

từ ngày vắng bóng anh
ngọn đồi cao gió hú
từ ngày vắng bóng anh
mưa nhạt nhòa phố cũ

đông đến trong giá lạnh
đông về trong cô liêu
một ngọn lửa tình yêu
đợi xuân về thắp lại.

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

“Oan” cho thông tư chống rửa tiền


Thời gian gần đây, dư luận tỏ ra đặc biệt quan tâm đến Thông tư 148/2010/TT-BTC quy định về chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng (Thông tư 148).


Không ít ý kiến e ngại rằng, một số quy định trong Thông tư này có thể hạn chế dòng tiền vào thị trường chứng khoán (TTCK), nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, e ngại này là quá “lo xa”.
Nội dung quan trọng nhất được giới đầu tư quan tâm liên quan đến Thông tư 148 là, việc nhà đầu tư có giao dịch trong ngày đến 200 triệu đồng trở lên phải báo cáo. Theo đó, một số nhà đầu tư cảm thấy không được “thoải mái” khi cho rằng, trước đây giao dịch có thể tới hàng tỷ đồng vẫn không bị ai theo dõi, còn giờ đây, giao dịch trong ngày đến 200 triệu đồng là đã bị “soi kỹ”.
Ngoài ra, theo Thông tư 148, tổ chức báo cáo bắt buộc phải xây dựng và ban hành Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền, nhằm đảm bảo khả năng phát hiện và hạn chế tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi rửa tiền.
Tổ chức báo cáo sẽ kiểm tra kỹ giấy tờ, tài liệu liên quan đến các giao dịch lớn, giao dịch bất thường để phát hiện giao dịch đáng ngờ. Tổ chức báo cáo phải thường xuyên rà soát thông tin về khách hàng, đặc biệt các khách hàng có nghi vấn tiến hành các hoạt động rửa tiền hoặc khách hàng có tên trong danh sách cảnh báo của Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài các nhà đầu tư, đại diện một số công ty chứng khoán cũng cho rằng, với việc phải tuân thủ các quy định của Thông tư 148, có nghĩa là họ phải “ôm” thêm việc vào mình. Trong khi các công việc khác của họ còn đang bề bộn làm không xuể thì việc phát sinh thêm việc do những quy định mới rõ ràng khiến cho nhiều công ty chứng khoán cảm thấy không thoải mái.
Ông Ngô Đức Dũng, một nhà đầu tư trên TTCK nhận xét, quy định các giao dịch lớn phải báo cáo thực chất không mang tính can thiệp trực tiếp vào TTCK, nhưng cũng gây ảnh hưởng nhất định về mặt tâm lý. Theo đó, khi các nhà đầu tư cảm thấy mọi hành động của họ đều bị dõi theo, nên chắc chắn phải e ngại hơn. “Nhất là trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư còn đang rất do dự, nửa muốn chung thuỷ với chứng khoán, nửa muốn rút lui sang kênh khác thì việc này có thể dẫn đến việc nhà đầu tư sẽ quyết định ra đi”, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, khi đánh giá về những vấn đề liên quan giữa Thông tư 148 và TTCK, các chuyên gia đều cho rằng, những tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư là hơi thái quá, bởi quy định báo cáo về các giao dịch lớn cũng là điều bình thường.
Theo ông Lương Văn Trung, Giám đốc Pháp lý của Công ty Saigon Asset Management, không nên coi Thông tư 148 là biện pháp can thiệp vào TTCK. Thông tư 148 cũng không tạo ra nhiều gánh nặng về chi phí và nguồn nhân lực đối với công ty chứng khoán. Điều quan trọng nhất mà công ty chứng khoán phải thực hiện là có cán bộ chuyên trách về phòng, chống rửa tiền, xây dựng quy trình nội bộ về việc này và phổ biến cho toàn bộ nhân viên biết.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư đã hiểu sai bản chất của các quy định trong Thông tư 148, dẫn đến những lo ngại không đáng có. Một đại diện Vụ Tài chính – Ngân hàng (thuộc Bộ Tài chính) nhận xét, về thực chất, không phải tất cả các giao dịch có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên trong ngày đều bị đưa vào diện giám sát. “Quy định chỉ áp dụng đối với các giao dịch bằng tiền mặt, chứ không phải áp dụng cho tất cả các giao dịch bằng những hình thức khác”, vị đại diện này cho biết.
Thông thường, các giao dịch trên thị trường OTC mới hay phát sinh giao dịch bằng tiền mặt. Trong khi đó, phần lớn các giao dịch trên các sàn giao dịch chính thức đều được thực hiện qua tài khoản do các ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán quản lý. Vì vậy, theo các chuyên gia, khi nhà đầu tư mua bán chứng khoán thông qua tài khoản, thì không bị tác động từ Thông tư 148.

Tỷ giá và hai "nỗi sợ" của nhà đầu tư ngoại


Tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục tăng trong những ngày qua khiến giới đầu tư chứng khoán đang cầm giữ tiền đồng tỏ ra rất sốt ruột.


Sốt ruột một phần vì tiền đồng bị mất giá, một phần vì nếu tỷ giá vẫn có dấu hiệu bất ổn thì chứng khoán chưa nhìn thấy cửa lên.
Vấn đề mà nhà đầu tư chứng khoán quan tâm lúc này là khi nào tỷ giá trên thị trường tự do bình ổn và biện pháp bình tỷ giá trên thị trường tự do của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là gì? Trong khi đó, thị trường vẫn chưa thấy có thêm thông tin gì mới từ NHNN liên quan đến đến chính sách giảm áp lực tỷ giá vào thời điểm cuối năm, ngoài việc sẽ bán USD cho các NHTM.
Câu hỏi lớn mà nhà đầu tư cá nhân quan tâm là liệu NHNN có nới biên độ tỷ giá một lần nữa, như những gì đã làm vào năm 2008 để bình ổn tỷ giá trong thời điểm nền kinh tế bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Nhưng theo các nhà đầu tư nước ngoài, nới biên độ tỷ giá lần này chưa giải quyết được vấn đề.
Giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài lâu năm ở thị trường Việt Nam nhận xét, điều mà nhà đầu tư nước ngoài sợ không phải là đem tiền vào Việt Nam thời điểm này sẽ lỗ vì tiền đồng sẽ còn mất giá so với USD, mà họ sợ "tâm lý thị trường, tâm lý của người dân thiếu tin tưởng vào đồng nội tệ".
Nếu cơ quan quản lý không có biện pháp đồng bộ thì tiền đồng còn tiếp tục mất giá, chừng nào người dân vẫn còn muốn tích trữ vàng và USD. Đây là vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài đã gặp phải ở một số thị trường, đặc biệt là ở Nam Mỹ.
“Không thể cứ khi nào USD trên thị trường tự do tăng giá thì lại nới biên độ tỷ giá. Như vậy, sẽ phải nới hết lần này đến lần khác”, ông bình luận về giải pháp mà nhiều nhà đầu cá nhân trong nước cho rằng sẽ được NHNN áp dụng để giải quyết vấn đề tỷ giá lần này.
Theo vị giám đốc trên, để giải quyết vấn đề tỷ giá, cần dùng công cụ kinh tế như cấm gửi vàng, gửi USD vào ngân hàng nhận lãi. Nếu lợi ích từ việc giữ vàng và USD biến mất thì người dân sẽ dùng tiền đầu tư chứng khoán, bất động sản, sản xuất - kinh doanh. Như vậy, tiền đã quay trở lại nền kinh tế. Đồng tình với Thông tư 22/2010/TT-NHNN hạn chế huy động vốn tín dụng bằng vàng, nhưng ông này cho rằng, vẫn cần có biện pháp mạnh hơn.
Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon cho rằng, xử lý tỷ giá quả thực là bài toán khó cho cơ quản quản lý hiện nay. “Rất may tôi không phải là NHNN”, ông này nói đùa.
Nhưng ông Dominic cũng chỉ ra rằng, tất cả chúng ta đều biết nguyên nhân dẫn đến việc tỷ giá sốt trên thị trường tự do là do nhiều người dân đầu cơ vào USD, vàng, thiếu niềm tin vào tiền đồng. Việc thiếu niềm tin cũng xuất phát một phần từ những vụ việc như Vinashin. “Lý do thì ai cũng biết, vấn đề là giải pháp xử lý như thế nào”, ông Dominic nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí thẳng thắn cho rằng, chỉ nới biến độ tỷ giá thì sẽ không giải quyết được cơ bản vấn đề “sốt đô la” trong trung hạn và dài hạn. Theo mô hình tính toán của ông Chí, tăng cung tiền trong 10 năm qua tăng cao hơn GDP danh nghĩa 1,7 lần. Vì vậy, điều cần làm là giảm tăng trưởng tín dụng dưới 25%. “Với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 22 - 23%, nền kinh tế vẫn đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm tới”, ông Chí nói.
Đồng thời với giảm tín dụng, theo ông Chí chính sách tài khóa phải được yểm trợ bằng việc giảm đầu tư công xuống thấp hơn mức 42% GDP hiện nay, theo một lộ trình.
Nhìn chung, theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, những bất ổn về tiền tệ, tỷ giá của nền kinh tế Việt Nam là những khó khăn trong ngắn hạn. Mặc dù thừa nhận bài toán tỷ giá là bài toán khó, nhưng một số nhà đầu tư nước ngoài am hiểu thị trường cũng tin tưởng, do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là dự trữ vàng và USD trong dân rất cao, nên nếu cơ quan quản lý có biện pháp đúng, tạo được niềm tin tưởng của người dân thì những vấn đề bất ổn sẽ dần dần được giải quyết.