Tìm kiếm

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

5 bài học "nhớ đời" của đầu tư năm 2010

Năm 2010 tiếp tục là một năm thăng trầm của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Các nhà đầu tư đã rút ra những bài học gì khi bước sang năm mới?

1. "Lạm bàn" chính sách góp phần khuyếch đại hiệu ứng tâm lý của thị trường.

Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế thế giới đến TTCK trong nước, vốn đã được kiểm chứng trong những giai đoạn thăng trầm của năm 2008 và 2009, lại tiếp tục giành được sự quan tâm đặc biệt của thị trường trong năm 2010 vừa qua. Tuy nhiên, khác với những năm trước, tác động ảnh hưởng này đến tâm lý nhà đầu tư trong năm 2010 đã được khuyếch đại lên nhiều bởi việc nở rộ các hoạt động "luận bàn hay đúng hơn là lạm bàn về chính sách".

Cùng với những yếu tố ngoại cảnh khác, việc "lạm bàn" sôi nổi về CPI, về khủng hoảng nợ của Châu Âu, về dòng tiền và đặc biệt là các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ (như về Thông tư 13, Thông tư 19,..) đã tạo ra những con sóng tăng hoặc giảm mạnh kéo dài gần như liên tục qua nhiều phiên.
Lời bàn: Năm 2011 là năm khởi đầu của các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (5 năm & 10 năm), là năm đánh dấu vị thế mới của Việt nam (từ vị thế nước nghèo bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình),.. do vậy vấn đề "Tạo nền tảng vững chắc" chắc sẽ là ưu tiên được lựa chọn và bàn thảo nhiều trong các chương trình nghị sự của năm.

Mặt khác, năm 2011 cũng là năm có hiệu lực thi hành của hàng loạt văn bản Luật đã được ban hành trong năm 2010 (Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán sửa đổi,...), do vậy sẽ cần phải xây dựng và ban hành hành loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn,.. cho các văn bản luật đó. Những sự kiện và thay đổi đó sẽ lại tạo ra chất liệu cho các cuộc lạm bàn chính sách tiếp tục thi triển trong năm tới. Để tự bảo vệ mình trước những nhiễu loạn của việc "lạm bàn" này, nhà đầu tư cần phải lưu tâm đến cơ sở luận cứ của những lập luận, nhận định và đánh giá đó.

2. Triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp quyết định xu hướng giá của cổ phiếu.

"Cùng dưới gầm trời nam", cùng hoạt động trong một môi trường kinh tế vĩ mô như nhau, thế nhưng mức giảm của chỉ số VNIndex và HNX-Index trong năm 2010 lại khác nhau quá xa (so với 31/12/2009, VNIndex đóng cửa năm 2010 giảm 2% và HNX-Index giảm 32%). Vì sao lại như vậy ? vì hoạt động thao túng bóp méo chỉ số cũng có, nhưng chủ yếu là do khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE tốt hơn ở HNX.
Lời bàn: Cho đến thời điểm hiện nay, trên cả 02 sàn (HOSE & HNX) có 646 công ty niêm yết và sang năm 2011 danh sách các công ty niêm yết sẽ tiếp tục được kéo dài thêm (dự kiến sàn HNX sẽ có thêm khoảng 100 công ty). Tìm kiếm được những công ty tốt để tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn trước khi ra quyết định mua bán, trong một "rừng" công ty như vậy thực là khó đối với nhà đầu tư.

Đây chính là lúc nhà đầu tư cần đến các công cụ sàng lọc, phân loại cổ phiếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính cơ bản phù hợp của quá khứ, đến dịch vụ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin đầu tư chứng khoán, và ngược lại các tổ chức này cũng phải chứng minh và thuyết phục được thị trường về tính chuyên nghiệp và chất lượng của dịch vụ được cung ứng.

Các doanh nghiệp và cổ phiếu được sàng lọc phân loại, trước khi đi tới quyết định mua bán, cần phải được tiếp tục nghiên cứu và đánh giá sâu hơn về triển vọng lợi nhuận sắp tới. Dùng phương pháp nào để phân tích và đánh giá triển vọng lợi nhuận của công ty, cổ phiếu ? Câu trả lời là: phải tùy thuộc vào đối tượng bị đánh giá. Do vậy, việc trước tiên là phải hiểu được công ty, hiểu được xu hướng vận động của thị trường, hiểu được thời thế. "Biết người" là đã đảm bảo được 50% thắng lợi.

3. Quản trị rủi ro cần phải được tính đến trước khi quyết định "dùng margin" hay "cấp margin"

Mặc dù chưa được thừa nhận chính thức về mặt pháp lý, nhưng việc cung cấp và sử dụng dịch vụ margin dưới hình thức "Hợp đồng hợp tác đầu tư" giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư đã nảy nở từ giữa năm 2009 và phát triển mạnh trong năm 2010.

Qua số liệu BCTC cho thấy, ở một số công ty chứng khoán giá trị Tài khoản "Hợp đồng hợp tác đầu tư" chiếm khoảng 20% - 30% tổng giá trị tài sản và khoảng 20% - 30% tổng doanh thu là do hoạt động này mang lại.

Đối với người sử dụng "Tài khoản margin", lợi nhuận mang lại sẽ tăng lên nhiều lần nếu khoản đầu tư có lãi. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro liên quan đến từng giai đoạn của thị trường, đến từng cổ phiếu và đến từng khách hàng. Việc không quan tâm đúng mức đến công tác quản trị rủi ro đã đặt "người dùng margin" và "người cấp margin" vào tình thế bi đát như thị trường đã được chứng kiến trong năm 2010 vừa qua.
Lời bàn: Có kinh doanh là có vay nợ, do vậy hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ "Đòn bảy tài chính" sẽ còn có đất để phát triển. Lợi ích của hoạt động này (đối với nhà đầu tư, đối với tổ chức cung ứng dịch vụ và đối với thị trường) đã quá rõ, vấn đề còn lại là từng thành viên tham gia phải tìm cách để giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất mà hoạt động này có thể gây ra.

Đối với nhà đầu tư cần phải: (i) xác lập "Điểm tựa", gồm xác định được "thời thế "của thị trường, hiểu được "triển vọng lợi nhuận" của danh mục cổ phiếu được tài trợ bằng vốn vay; (ii) xác lập được kỳ vọng lợi nhuận mong muốn (về mặt thời gian và mức lợi nhuận) và nguồn vốn tự có có thể huy động; (iii) xác lập tỷ lệ "đòn bảy" cần sử dụng, mức "dự phòng" về nguồn lực và "đường rút" khi cần thiết. Kỷ luật đó cần phải được tuân thủ.

4. Hoạt động thao túng trên thị trường

Cùng với sự phát triển của thị trường và thiếu những công cụ giám sát hữu hiệu của các cơ quan quản lý, hoạt động thao túng trên TTCK nước ta trong năm 2010 đã có sự thay đổi mạnh mẽ về diện (không chỉ dừng lại ở một vài cổ phiếu đơn lẻ, mà còn đối với cả chỉ số chung của thị trường), về mức độ tinh vi (không chỉ đơn thuần thông qua hoạt động giao dịch trực tiếp trên thị trường, mà còn thông qua hoạt động truyền bá tin đồn, thông qua các bản phân tích và nhận định về triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp, thông qua các tuyên bố hùng hồn với những con số rất ấn tượng nhưng lại rất khó kiểm chứng), về phạm vi lôi cuốn (không chỉ lôi cuốn các nhà đầu tư tham gia, mà còn lôi cuốn cả các công ty chứng khoán và các thành viên chủ chốt của các công ty niêm yết).

Kết hợp với dịch vụ cho vay (bằng tiền hoặc bằng chứng khoán) và việc "lạm bàn" chính sách ngày càng nở rộ, hoạt động thao túng trong năm 2010 đã ảnh hưởng nhiều đến "túi tiền" của nhiều người, làm cho thị trường vốn đã khó đoán định càng trở nên khó đoán định hơn và sự trồi sụt lên xuống thường diễn ra với quán tính mạnh hơn một khi "cái cớ" để "đánh lên" hoặc "đánh xuống" xuất hiện hoặc mất đi hiệu lực.
Lời bàn: Loại bỏ hoàn toàn hoạt động thao túng trên TTCK là một điều không tưởng. Các biện pháp giám sát chỉ có tác dụng làm giảm thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của hoạt động này mà thôi. Do vậy, tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin và tránh các hoạt động giao dịch theo kiểu "kỵ sĩ không đầu" là cách tự bảo vệ mình hiệu quả nhất trong một thị trường với các hoạt động thao túng ngày càng tinh vi hơn.

5. Hoạt động phát hành cổ phiếu theo kiểu "tận thu"

"Tận thu" có lẽ là từ phù hợp nhất để nói về hoạt động phát hành cổ phiếu có thu tiền trong năm 2010. Tính đến 20/12/2010, có 305 công ty trên cả 02 sàn (trong số 376 công ty đã đăng ký phát hành trong năm 2010) đã phát hành thành công, với 5.726 triệu cổ phiếu (trong số 8.108 triệu cổ phiếu đã đăng ký phát hành) đã được phát hành ra thị trường. Trong số đó lượng cổ phiếu phát hành có thu tiền (cho cổ đông hiện hữu, cho cán bộ công nhân viên, phát hành riêng lẻ) chiếm khoảng 67%.

Đấy là về mặt qui mô, còn về mặt phương thức phát hành thì rất uyển chuyển: khó phát hành đại chúng thì lại chuyển sang phát hành riêng lẻ, khó bán giá cao thì chuyển thành theo mệnh giá, khó thành công thì hủy bỏ hoặc hoãn lại,..Mục đích của đợt phát hành và kế hoạch sử dụng vốn của đợt phát hành còn mang nặng tính đại khái.

So với bộ hồ sơ vay vốn ngân hàng và quá trình xét duyệt của nó, thì bộ hồ sơ phát hành cổ phiếu ra công chúng và quá trình xét duyệt cấp phép phát hành quá là dễ dãi, mặc dù khả năng thu nợ của ngân hàng còn được đảm bảo bằng các khoản thế chấp, chứ với cổ đông chỉ có bằng "niềm tin và kỳ vọng" vào ban lãnh đạo công ty phát hành. Thị trường đã nhận ra điều đó, bằng chứng là sự sụt giảm giá kéo dài của cổ phiếu cho đến trước ngày chốt danh sách cổ đông (đây là điều ngược lại so với sự hồ hởi của những năm trước).

Theo khảo sát biến động giá cổ phiếu của các công ty đã phát hành thêm cho cổ đông hiện hữ trong năm 2010 của StoxPlus, 40.7% mã bị giảm giá trong vòng 02 tuần trước thời điểm chốt danh sách cổ đông.
Lời bàn: Cùng với quá trình cải tổ và hoàn thiện dần hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng tập trung vào vai trò kênh huy động vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, thì vai trò kênh huy động vốn trung và dài hạn của TTCK đối với doanh nghiệp ngày càng được củng cố. Các doanh nghiệp ngày càng hướng tới TTCK để tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư phát triển của mình và hoạt động phát hành ngày càng nở rộ. Huy động vốn qua TTCK được hiểu một cách đơn giản là DN bán ra "lời hứa" dưới dạng cổ phiếu và trái phiếu cho nhà đầu tư để thu tiền về.

Do vậy, để đặt đúng chỗ đồng vốn của mình, thị trường cần phải quan tâm và giám sát chặt chẽ hơn về hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, về lộ trình phát triển hợp lý của doanh nghiệp - đó là những cái tạo ra nhu cầu về huy động vốn của doanh nghiệp, cái đảm bảo "lời hứa" của doanh nghiệp khi phát hành.

Lợi ích quan trọng cho cả doanh nghiệp, quốc gia từ việc xếp hạng doanh nghiệp

Việc xếp hạng doanh nghiệp mang lại một số lợi ích quan trọng cho cả doanh nghiệp lẫn quốc gia.

Về phía doanh nghiệp, thứ nhất, được vinh danh trong các bảng xếp hạng không chỉ tạo ra sự khích lệ tinh thần và niềm tự hào, mà còn tăng thêm uy tín và sức mạnh cho họ trong quá trình lựa chọn đối tác cũng như tác động tới chính phủ.

Ở Mỹ, các doanh nghiệp được vinh danh trong Fortune 500 có vai trò và ảnh hưởng lớn đối với các chính sách. Bằng chứng điển hình nhất là CEO của Goldman Sachs (trong danh sách Fortune 500) Henry M Paulson đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ.

Thứ hai, danh sách Fortune 500 còn giúp doanh nghiệp thấy được thị trường đang thay đổi thế nào và quá trình thích nghi của các doanh nghiệp khác ra sao. Khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, các công ty phải thích nghi để đáp ứng nhu cầu hoặc mất vị trí trong bảng xếp hạng vào tay đối thủ cạnh tranh khác.

Pepsi là ví dụ điển hình của một công ty tìm kiếm cách thức đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Là một trong những nhà sản xuất các đồ ăn vặt nhiều nhất, giờ đây công ty chuyển sang sản xuất những loại đồ ăn lành mạnh cho sức khỏe hơn. Việc họ vẫn được thăng hạng trong danh sách 500 cho các công ty khác cùng ngành thấy họ cũng cần chuyển theo hướng thị trường.

Về phía quốc gia, thứ nhất, bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất khẳng định sức mạnh kinh tế của quốc gia. Người ta ước tính, năm 2005, lợi nhuận của tất cả các công ty trong danh sách Fortune500 của Mỹ là 610 tỉ đôla, đồng nghĩa với việc lợi nhuận ấy đủ mua lại toàn bộ tổng sản lượng kinh tế của cả 3 quốc gia Brazil, India và Hàn Quốc hợp lợi trong năm đó.

Ấn tượng hơn, tổng doanh thu của Fortune 500 của riêng nước Mỹ là 9,1 nghìn tỉ đôla Mỹ. Nếu danh sách này được coi như một quốc gia, đó sẽ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lớn hơn cả nền kinh tế Anh Quốc, Đức, Pháp và Nhật Bản hợp lại.

Thứ hai, không chỉ đơn thuần liệt kê doanh sách những công ty có doanh thu lớn nhất, bảng xếp hạng 500 còn giúp những nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn cảnh về kinh tế quốc gia, về việc tiền đang được chảy vào đâu và như thế nào vào những ngành công nghiệp mới.

Ví dụ, những năm 70, việc xây dựng nhiều đường cao tốc liên bang đã thay đổi cách thức người Mỹ làm kinh doanh, vận tải hàng hóa, đi du lịch, mua sắm và nơi họ sinh sống. Nhiều công ty xây dựng đã tận dụng cơ hội này triệt để để tăng doanh thu, chẳng hạn những công ty thực hiện việc xây dựng 42 000 dặm đường cao tốc từ Lose Angeles đến New Jersey đã ngay lập tức được gia nhập danh sách Fortune 500.
Ở Việt Nam, VNR500 đã xây dựng được uy tín và trở thành danh hiệu có ý nghĩa với doanh nghiệp.

Những chuỗi cửa hàng bán lẻ như McDonald's hay chuỗi khách sạn như Holiday Inn đã tận dụng những đường cao tốc liên bang này để mở rộng hệ thống của mình, thay đổi cách sống của người Mỹ và thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc đó.

Những con đường mới cũng tạo ra ảnh hưởng sâu đậm lên các tập đoàn ở miền Nam nước Mỹ với những tên tuổi như Coca-Cola, Wal-Mart, Home Depot và Fedex, các công ty này có thể phát triển và thành công theo những cách thức chưa từng có trước kia. Hệ thống đường mới cũng đã tạo ra General Motors, một trong những tên tuổi lớn nhất trong bảng xếp hạng.

Nhìn vào sự hoán đổi liên tục trong danh sách 500 có thể thấy sự dịch chuyển của toàn bộ nền kinh tế quốc gia, điều đó rất có lợi cho việc hoạch định các chiến lược và chính sách kinh tế vĩ mô.

Ở Việt Nam, việc công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất (VNR500) theo mô hình Fortune của Mỹ là cần thiết và khá phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Sự đơn giản và dễ đo lường của mô hình sẽ tạo điều kiện cho tính minh bạch và khách quan, hai tiêu chí quan trọng bậc nhất của một bảng xếp hạng uy tín.

Giảm lãi suất: Tín hiệu mong manh

(VEF) - DN và cả nền kinh tế đang mong mỏi lãi suất giảm. Trên thị trường, những tín hiệu bước đầu đã xuất hiện. Tuy nhiên, để có thể giảm mạnh lãi suất trong quý là điều khó hiện thực trong quý I/2010.

Tín hiệu chưa đủ mạnh

Sau khi Ngân hàng Nhà nước ra tay chấn chỉnh cơn "sốc" lãi suất hồi tháng 12/2010, lãi suất đã có một bước ổn định và giảm mạnh. Từ trên 17% đã rút về đồng thuận và công khai ở mức 14%.

Từ đó đến nay, dù các ngân hàng có tăng cường khuyến mãi và các hình thức khác để tăng lợi ích cho khách hàng nhằm đẩy lãi suất thực lên cao nhằm huy động vốn, nhưng mặt bằng lãi suất vẫn được giữ ổn định ở mức 14%.

Những diễn biến mới nhất trên thị trường cho thấy, sau thời kỳ căng thẳng về thanh khoản khiến các ngân hàng đẩy lãi suất tất cả các kỳ hạn bằng nhau thì nay tại một số ngân hàng "trần" 14%/năm đã rút dần và chỉ tập trung phổ biến ở các kỳ hạn ngắn 1-3 tháng, các kỳ hạn dài hơn chỉ khoảng từ 12-13%/năm.

Điều này được các chuyên gia nhận xét, biểu hiện này cho thấy các ngân hàng đã tính đến rủi ro chi phí ở các kỳ hạn dài trước khả năng lãi suất sẽ giảm dần thời gian tới. Có thể, chỉ sau thời kỳ căng thẳng giáp Tết, dù lãi suất chưa giảm ngay nhưng những bất cập trên bảng lãi suất sẽ chấm dứt và đường cong lãi suất hợp lý sẽ xác lập.

Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, những tuần gần đây, những biến động về lãi suất đã chứng tỏ những tín hiệu mới. Theo thông lệ, thời điểm thanh toán căng thẳng cuối năm, các ngân hàng thường vay mượn nhiều trên thị trường liên ngân hàng để giải quyết những khó khăn ngắn hạn, đẩy lãi suất trên thị trường lên cao.

Tuy nhiên, trong những tuần cuối 2010 và đầu 2011, lãi suất vẫn tương đối ổn định và đã có những dấu hiệu cho thấy sự tích cực trong thanh khoản của các ngân hàng.

Tổng hợp giao dịch trên thị trường này, lãi suất bình quân trong tuần tính đến 7/1/2011 có xu hướng giảm nhẹ ở một số kỳ hạn. Nếu lãi suất giao dịch bằng VND bình quân qua đêm dao động trong biên độ khá rộng, từ 10% đến gần 12%/năm qua các ngày, thì lãi suất ở các kỳ hạn dài đang giảm đáng kể.

Cụ thể, nếu như trong tháng 12/2010, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND các kỳ hạn 6 và 12 tháng ghi nhận những mức cao tới 13,5%/năm. Nhưng trong tuần đầu năm 2011, lãi suất giao dịch bình quân ở những kỳ hạn dài này đã giảm khá mạnh, cùng xuống dưới 13%/năm, tuần qua bình quân ở 12,8%/năm; riêng kỳ hạn 12 tháng có dấu hiệu giảm mạnh khi những ngày gần đây đã xuống dưới mốc 12% và ngày 7/1 chỉ còn 11,6%/năm. Dù đây mới chỉ là diễn biến ngắn nhưng cũng đã mang lại những tín hiệu hy vọng về giảm lãi suất.

Những tín hiệu này, cộng với định hướng của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, càng khẳng định xu hướng giảm lãi suất là khá rõ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong tất cả các cuộc làm việc với các ngân hàng và các cơ quan lãnh đạo cao hơn, đều nói rằng cơ quan này sẽ có các giải pháp để giảm dần lãi suất cho vay khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ông Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng, với diễn biến hiện nay cùng với việc triển khai quyết liệt các giải pháp sau quý I/2011, mặt bằng lãi suất sẽ giảm.

Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ của các chuyên gia, mục tiêu lạm phát năm nay không quá 7%; như vậy lãi suất huy động không thể quá 10-12%/năm. Và những tín hiệu hiện nay vẫn chỉ mới là tia hy vọng chưa đủ mạnh để sớm có thể đi đến giảm lãi suất.

Lực cản và hỗ trợ

Không lạc quan bằng nhưng một số chuyên gia từ các công ty chứng khoán dự đoán, có thể lãi suất trong quý I/2011 sẽ vẫn ở mức cao như cuối năm 2010 nhưng từ quý II, lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm dần.

Hội đồng Tư vấn tiền tệ cũng nhận định, quý I/2011, lãi suất sẽ là 14-17%/năm (huy động - cho vay); sang đến quý II và III/2011 giảm xuống còn 12-14,5%/năm. Tuy nhiên, từ mức huy động 14% cho vay 17-18% để giảm dần xuống 12% huy động và 14% cho vay như kỳ vọng hẳn còn một lộ trình rất dài.

Lực cản lớn nhất hiện nay đối với các ngân hàng trong việc tính toán lãi suất, bên cạnh sự căng thẳng thanh khoản ngắn hạn thì lạm phát đang là yếu tố khiến nhiều ngân hàng phải cân nhắc. Lạm phát 2010 đã ở mức hai con số. Năm 2011, lạm phát được đặt mục tiêu 7% nhưng trong quý 1/2011 là những tháng trong chu kỳ tăng giá nên lạm phát chưa thể giảm ngay.

Trong khi đó, dù chính phủ đặt mục tiêu lạm phát 7% nhưng đi kèm đó là tăng trường GDP 7,75% ắt hẳn sẽ kéo theo nhiều chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Trong một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào đầu tư, nhất là khi hiệu quả đầu tư (ICOR) còn cao thì vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ.

Trong khi đó, những hệ lụy từ chính sách điều hành 2010 và làn sóng tăng giá trong năm 2011 khiến lãi suất chưa thể giảm ngay và ngân hàng còn phải cảnh giác.

Một yếu tố khác mang tính chất thị trường không thể bỏ qua là thanh khoản và cạnh tranh vốn giữa các ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam vẫn sống nhờ vào huy động và cho vay. Với một cơ cấu nguồn vốn huy động có vốn ngắn hạn chiếm phần lớn, còn nhu cầu cho vay trung dài hạn khiến các ngân hàng rất dễ rơi vào căng thẳng thanh khoản và buộc phải đẩy lãi suất lên cao để cạnh tranh thu hút và giữ nguồn vốn. Lãi suất ngân hàng vẫn phải "giữ chân" vốn ngắn hạn.

Thực tế, với nguồn vốn huy động thiếu ổn định, dễ dịch chuyển... đã nhiều lần khiến các ngân hàng lao vào các cuộc đua lãi khiến cơ quan quản lý không lường trước và phải sử dụng các biện pháp hành chính cấp bách để chấn chỉnh như cuối 2010. Áp lực huy động vốn khiến cho các ngân hàng luôn cảnh giác và nhìn nhau... không dám hạ lãi suất. Điều này càng trở nên thực tế khi kinh tế bất ổn, các kênh đầu tư như bất động sản; vàng hay chứng khoán dễ kiếm lời và hút vốn của ngân hàng.

Trong hoàn cảnh đó, thị trường đang trông đợi những tín hiệu hỗ trợ quan trọng từ chính sách và các cơ quan quản lý.

Đầu năm, Chính phủ đã phát đi thông điệp lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm mục tiêu số một. Vấn đề bây giờ là điều đó cần phải được cụ thể và thực thi trên thực tế nhằm tạo ra những tín hiệu ổn định vĩ mô ngay từ đầu năm. Khi kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát giảm là sự hỗ trợ tốt nhất để các ngân hàng tính toán giảm lãi suất dài hạn.

Bên cạnh đó, các chính sách quản lý và kỹ thuật để điều tiết từ Ngân hàng Nhà nước cũng rất cần thiết để tăng thêm hỗ trợ cho các ngân hàng khi giảm lãi suất. Đó chính là các biện pháp ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát, điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng bền vững.

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

lời dịch bài hát If I a were boy - Beyonce


If I were a boy
Even just for a day
I’d roll outta bed in the morning
And throw on what I wanted then go
Drink beer with the guys
And chase after girls
I’d kick it with who I wanted
And I’d never get confronted for it.
Cause they’d stick up for me.

If I were a boy
I think I could understand
How it feels to love a girl
I swear I’d be a better man.
I’d listen to her
Cause I know how it hurts
When you lose the one you wanted
Cause he’s taken you for granted
And everything you had got destroyed

If I were a boy
I would turn off my phone
Tell evveryone it’s broken
So they’d think that I was sleepin’ alone
I’d put myself first
And make the rules as I go
Cause I know that she’d be faithful
Waitin’ for me to come home (to come home)

If I were a boy
I think I could understand
How it feels to love a girl
I swear I’d be a better man.
I’d listen to her
Cause I know how it hurts
When you lose the one you wanted (wanted)
Cause he’s taken you for granted (granted)
And everything you had got destroyed

It’s a little too late for you to come back
Say its just a mistake
Think I’d forgive you like that
If you thought I would wait for you
You thought wrong

But you’re just a boy
You don’t understand
Yeah you don’t understand
How it feels to love a girl someday
You wish you were a better man
You don’t listen to her
You don’t care how it hurts
Until you lose the one you wanted
Cause you’ve taken her for granted
And everything you have got destroyed
But you’re just a boy
 
 
Nếu tôi là một chàng trai
Dù chỉ trong một ngày thôi
Tôi sẽ lăn ra khỏi giường vào buổi sáng
Và ném những gì mà tôi muốn lên rồi đi
Uống bia với hội bạn
Và theo đuổi các cô gái
Và đá nó với người mà tôi muốn
Và tôi sẽ không bao giờ phải đối đầu với nó
Bởi họ sẽ luôn yêu tôi

Nếu tôi là một chàng trai
Tôi nghĩ là tôi có thể hiểu được
Cảm thấy thế nào khi yêu một cô gái
Tôi thề là tôi sẽ là một người đàn ông tốt hơn
Tôi sẽ lắng nghe cô ấy
Bởi tôi biết nó đau đớn như thế nào
Khi bạn mất đi người mà bạn mong muốn
Bởi anh ta cứ công nhận như vậy
Và mọi thứ bạn có đều bị phá huỷ

Nếu tôi là một chàng trai
Tôi sẽ tắt điện thoại di động
Nói với mọi người là nó bị vỡ
Thế nên họ sẽ nghĩ tôi ngủ một mình
Tôi sẽ đặt bản thân mình lên hàng đầu
Và thống trị nơi tôi đi
Bởi tôi biết cô ấy sẽ chung thuỷ với tôi
Chờ tôi về nhà

Nếu tôi là một chàng trai
Tôi nghĩ là tôi có thể hiểu được
Cảm thấy thế nào khi yêu một cô gái
Tôi thề là tôi sẽ là một người đàn ông tốt hơn
Tôi sẽ lắng nghe cô ấy
Bởi tôi biết nó đau đớn nhưu thế nào
Khi bạn mất đi người mà bạn mong muốn
Bởi anh ta cứ công nhận như vậy
Và mọi thứ bạn có đều bị phá huỷ

Đã quá muộn cho anh để quay lại
Nói rằng đó chỉ là một lỗi lầm
Nghĩ là tôi sẽ tha thứ cho anh như thế
Nếu anh nghĩ tôi sẽ đợi chờ anh
Thì anh nhầm rồi

Nhưng anh chỉ là một chàng trai
Anh không thể hiểu được
Phải, anh không hiểu
Cảm thấy như thế nào khi yêu một cô gái
Anh ước anh là người đàn ông tốt hơn
Anh không lắng nghe cô ấy
Anh không quan tâm nó đau đớn đến thế nào
Cho đến khi anh đánh mất người anh mong
Bởi anh cứ công nhận cô ta như vậy
Nhưng anh chỉ là một chàng trai

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Để giao tiếp - Ứng xử thành công

Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc.


Để giao tiếp, ứng xử thành công hơn bạn nên chú ý những nguyên tắc sau:


I. Nguyên tắc ứng xử:


1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:


Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu.


Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công, ta tạm chia thành các bước sau:
Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).
Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác, tương lai của sự cộng tác đó.
Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.


2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án:


Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những mặt mạnh, những ưu điểm...) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những mặt yếu, những khuyết điểm...) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra "dấu cộng" trong cả khối "dấu trừ" và phát hiện kịp thời "dấu trừ" trong "vô khối dấu cộng" để có thể dự đoán được tác động có hại của mặt trái "dấu trừ" mà khởi thủy của nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trong cả khối "dấu cộng".


Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích phản ứng đổi dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-) giảm xuống còn 1 (-).


3. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu:


Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v...?


- Hãy gợi trí tò mò hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có, còn người ấy đang thiếu, đang cần.


- Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự tin tưởng.


- Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành.


- Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành.


- Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.


- Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ.


- Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo ra những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính tự kiêu.


Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng biến và điều quan trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình.


II. Một số cách ứng xử:


1. Thủ thuật "ném đá thăm đường":


Có bạn trai tâm sự: Đến dự đám cưới một người bạn, tôi đã gặp một người con gái mà tôi thầm mơ ước, tôi rất muốn làm quen với người con gái ấy nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào?


Có lẽ trước tiên nên bắt đầu vào đề từ cùng một hứng thú. Chẳng hạn có thể từ một bức tranh, một bản nhạc, một ca khúc mới được mọi người yêu thích, hay một bộ phim mới, một quyển sách mới, một mốt quần áo mới... những cái đối phương biết rõ và có phản ứng tích cực. Hoặc có thể từ một điểm chung nào đó về học tập, việc làm... Bắt đầu từ những câu chuyện không quan trọng lắm để làm mất đi sự căng thẳng và ngăn cách giữa hai người và qua đó bạn có thể hiểu thêm về người bạn mà ta muốn gần gũi (những sở thích, thói quen, cá tính...) có một sơ đồ giao tiếp sau đây:


a. Giai đoạn trước khi giao tiếp:


- Xác định mục đích, làm quen đối tượng và gây ấn tượng tốt


- Đánh giá đối tượng, hoàn cảnh:
Sở thích,thói quen, cá tính.
Thời gian, không gian cuộc gặp.
Có hay không có người giới thiệu.


- Lựa chọn phương án ứng xử:
Tìm cớ làm quen cho hợp lý, tế nhị.
Ngôn ngữ, cử chỉ dễ cảm mến.
Văn phong gần gũi, không quá trịnh trọng nhưng cũng không suồng sã.
Tính trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để ứng xử nhanh.


b. Giai đoạn giao tiếp:


Nên:
Phá bầu không khí xa lạ bằng việc hỏi han hoặc những câu nói đùa.
Tìm chủ đề chung, ít chạm đến quan điểm cá nhân.
Nói ít về mình. Chú ý quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của đối phương.
Giới hạn cuộc giao tiếp trong phạm vi vừa đủ, dừng đúng lúc.
Nêu ra những câu hỏi thăm dò, chủ động gợi chuyện.
Tự tin.


Không nên:
Vội vã đi vào vấn đề chính.
Đặt những câu hỏi liên quan nhiều đến cá nhân.
Nói nhiều về mình, dốc bầu tâm sự, nói thẳng về mình khi đối phương đặt những câu hỏi thăm dò.
Chuyện lan man, kéo dài cuộc giao tiếp.
Khích bác hoặc công kích nói xấu một ai đó.
Rụt rè, lảng tránh, ấp úng.


2. Tình huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa:


Dân gian có câu:


"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".



Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.


3. Tình huống phải chuyển bại thành thắng:
Trong cuộc sống đời thườnng nhiều khi ta bị đẩy vào tình huống bất lợi, có nguy cơ thất bại, lúc đó đòi hỏi phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận). Tìm xem có cách gì để hạn chế mức thấp nhất những tác hại (ví dụ: điều gì đã đẩy ta vào tình thế bất lợi, có cách nào tạo được kế hoãn binh có vẻ ít liên quan, nhưng nếu được "địch thủ" sẵn sàng chấp nhận thì chính điều có vẻ không liên quan đó có thể thay đổi tình thế...).


4. Tình huống dùng hài hước:



"Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu" (Laphôngten).


Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là "chiếc van an toàn" cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở "cánh cửa lòng". Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung, cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tất nhiên cũng không nên lạm dụng nó.
Quy luật phổ biến của truyện hài hước là mở đầu dẫn dắt và hình thành làm cho người ta nghi vấn. Người kể nên có ngữ điệu bình thường, sau đó tăng thêm tình tiết nghi hoặc và giải quyết bất ngờ.


5. Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết:


Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà phải bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó phải diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất nhiên để nói bằng cách này cần phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ càng.


6. Tình huống nói ẩn ý bằng ngụ ngôn:


Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, thì người ta thường dùng phương pháp ẩn ý bằng ngụ ngôn. Tức là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ý bên trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của mình để kể cho đối phương nghe.


Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn ý bên trong đó. Bản thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên sâu sắc chứ không phải người kể chuyện, do đó không có lý do để nổi khùng, tự ái hoặc mặc cảm.
Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp này phải am hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe không hiểu gì cả, sẽ không có tác dụng.


7. Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý ở người khác:


Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi vô lý không thể thực hiện được. Trước những tình huống đó nhiều khi ta không thể bác bỏ thẳng thừng vì chạm lòng tự ái hoặc người không thỏa mãn với ta rồi tiếp tục quấy rối nữa và cách đó cũng chưa làm cho người tự nhận thấy được những đòi hỏi của họ là vô lý.


Vậy ta sẽ xử lý thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận đã, sau đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương quyết.


8. Tình huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau:


Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ... thì bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để đối phương nghe theo mình, có nghĩa là chấp nhận ý kiến của mình cũng đòi hỏi phải có một nghệ thuật nhất định.


Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn. Song phải nắm vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương để tiếp sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn.


9. Tình huống cần bạn đồng minh:


Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ý đầy đủ đến thái độ của những người xung quanh, cần động viên được nhiều người nghe và ủng hộ quan điểm của mình. Nếu người nghe ủng hộ ta, đồng tình với quan điểm của ta đang trình bày, sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức ép tinh thần làm đối phương không phản kích lại được.


Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của số đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng là hợp lý nhất.


10. Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận:


Trong quan hệ giữa người với người, tranh luận là một điều hết sức bình thường và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái không được phân định. Không thể coi tranh luận là một thói xấu mà hạn chế nó.


Song tranh luận có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đôi khi xung đột. Tranh luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần chú ý học hỏi.


Một là, khi tranh luận nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương đến lòng tự ái của người kia. Sự phê phán, bình phẩm người khác không thể quá một giới hạn nhất định, nếu không có thể làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có.


Hai là, giọng nói phải mền mỏng, thật lòng. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn trọng nhau, làm sao cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là có ích. Trong tranh luận nhiều khi người thắng không hẳn đã là nhiều lý lẽ biết hùng biện, mà có thể là người có thái độ đúng mực và chân thực nhất.


Ba là, tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những điều cần giải quyết.


11. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động:



"Mọi lý thuyết đều màu xám
Còn cây đời mãi mãi xanh tươi"
(Gơt)


Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của mình bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục. Thuyết phục bằng hành động thường hiệu quả lớn nhất. Thông qua việc làm, hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.


Bạn là một cán bộ phong trào thanh niên. Bạn muốn tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục thể thao thanh niên nhưng các cấp lãnh đạo ở địa phương chưa tin tưởng vào khả năng của bạn, chưa tạo điều kiện mọi mặt để bạn làm việc. Bạn đừng nản chí và cũng đừng dùng lời nói để thuyết phục. Hãy cố gắng tạo ra một vài việc làm cụ thể có hiệu quả. Từ sự thành công đã đạt được, tận dụng thời điểm gây hưng phấn cao rồi đưa ra những kiến giải hợp lý với các cấp lãnh đạo.


Như vậy, mục đích và kết quả hoạt động đạt được và mối quan hệ ảnh hưởng của bạn phát triển tốt hơn.
Khi vận dụng phương pháp này bạn cần lưu ý:
Mục đích hoạt động phải rõ ràng, không vụ lợi.
Có kế hoạch hành động chi tiết, tính đến các điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự thành công, bước đầu tiên tránh thất bại.
Tạo dư luận ủng hộ để gây sức ép hoặc quy tụ sức mạnh.
Làm thử để chứng minh, rút kinh nghiệm.
Tạo quan hệ gần gũi tin cẩn.


Nếu ở vào tình huống các bậc "hụ huynh" của người yêu bạn còn chưa tin tưởng và chấp nhận cho bạn yêu con của họ, thì bạn cũng có thể dùng phương pháp này để đạt mục đích.


III. Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử:


1. Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó.


2. Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột, khó hiểu đề tài nói chuyện của bạn. Không nên đưa những trọng tâm, những khái quát làm người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện.


3. Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.


4. Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.


5. Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài dòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.


6. Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.


7. Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng.


8. Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm cho người tiếp chuyện cảm thấy nhàm chán.9. Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phải chuyển sang nói về đề tài mà bạn thích.


10. Thì thầm với một vài người trong đám đông.


11. Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.


12. Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy tiện.


13. Đột ngột cao giọng.


14. Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.


15. Dùng những từ đệm không cần thiết.


16. Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.

6 nguyên tắc của các công ty hàng đầu về dịch vụ khách hàng

Các công ty làm dịch vụ tốt nhất có chung những niềm tin về tầm quan trọng của văn hóa các mối quan hệ và cách ứng xử. Những niềm tin này dù được thể hiện theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn cùng nhau hình thành được những nguyên tắc hoạt động cốt lõi của mỗi công ty. Theo Bob Livingston, cựu giám đốc kinh doanh của Công ty Lipton - một công ty của Unilever, sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành của Công ty REL Communications chuyên tư vấn về dịch vụ khách hàng thì có những nguyên tắc sau đây.

1. Các nhân viên được đối xử bình đẳng

Ở các công ty làm dịch vụ tốt nhất, hệ thống thứ bậc vẫn được đặt ra để xác định nhiệm vụ và công việc của các thành viên, nhưng khi thực hiện công việc, để giúp mọi người cùng tạo được chất lượng dịch vụ tốt thì các nhân viên được đối xử bình đẳng như nhau, được cung cấp phương tiện làm việc tương xứng với yêu cầu dịch vụ.

2. Xem khách hàng nội bộ là quan trọng nhất

Ở các công ty làm dịch vụ tốt nhất, các nhân viên luôn cảm thấy tầm quan trọng của mình, được tôn trọng và được đối xử tốt. Các công ty này hiểu rằng thái độ và cách ứng xử là những yếu tố có tính lây lan và cách đối xử của họ đối với các nhân viên sẽ ảnh hưởng đến cách các nhân viên đối xử với khách hàng. Hiển nhiên, không nên nghĩ rằng việc xem trọng nhân viên đồng nghĩa với việc xem nhẹ khách hàng. Việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng là công việc của tập thể và các thành viên làm tốt sẽ làm cho tập thể tốt hơn.

3. Xem thái độ làm việc và khả năng hòa hợp với văn hóa công ty là yếu tố quan trọng nhất khi tuyển dụng

Điều tệ hại nhất làm cản trở sự phát triển của các công ty là tuyển dụng những người không thể hòa hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty hàng đầu về dịch vụ thường quan tâm chọn các ứng viên có thái độ làm việc và khả năng hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp, sau đó sẽ đào tạo cho họ các kỹ năng làm việc cần thiết.
6 nguyên tắc của các công ty hàng đầu về dịch vụ khách hàng


4. Các nhân viên được trao nhiều quyền để chủ động phục vụ khách hàng thật tốt

Để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, các công ty thường trao nhiều quyền cho các nhân viên để họ có thể thỏa mãn thật tốt nhu cầu của khách hàng. Việc công khai tuyên dương các nhân viên đã chủ động giải quyết các vấn đề khó mà khách hàng đặt ra cũng được coi trọng. Các nhân viên được khuyến khích phát huy tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề, hạn chế việc hỏi ý kiến hoặc xin phép cấp trên.

5. Tinh thần làm việc đồng đội được chú trọng

Trong môi trường làm việc không có những “siêu sao” (dù vẫn có thứ bậc trong tổ chức) thì ai cũng phải nỗ lực làm việc và còn biết hỗ trợ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Sự thành công của tập thể bao giờ cũng được đặt lên trên thành công của cá nhân.

6. Công nhận thành tích và khen thưởng là một công cụ quan trọng

Trong nền văn hóa của doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ, sự công nhận phải mang tính sáng tạo và có ý nghĩa, nếu không, kết quả sẽ đi ngược lại với những điều mà tổ chức mong muốn. Để công nhận chất lượng dịch vụ tuyệt vời của một nhân viên, cách làm hiệu quả nhất là phải sớm đánh giá được kết quả tốt của nhân viên đó bằng lời khen chân thành hoặc thư viết tay, sau đó biểu dương trước các đồng nghiệp. Muốn vậy, nhà quản lý phải là người biết lắng nghe nhìn nhận thực tế một cách khách quan.

Những thủ thuật trong đàm phán và triết lý của ông trùm bất động sản Donald Trump

Với Trump, đàm phán là một hình thức nghệ thuật mà ông luôn sẵn lòng dành hàng giờ để biểu diễn. "Mọi người có thể vẽ rất đẹp trên tường hay viết những bài thơ xúc động. Còn tôi thích đàm phán". Và ông đã nâng đàm phán lên thành nghệ thuật với rất nhiều thủ thuật đặc biệt: đùa với các khái niệm, tạo lo lắng cho đối phương, xuất hiện thật ấn tượng, ép đối thủ đến tận cùng, nhưng không bao giờ quên lắng nghe trực giác.

Đầu tiên, hãy biết đùa với các khái niệm

Một chiếc ôtô thì vẫn sẽ chỉ là một chiếc ôtô, cho dù bạn có gọi nó bằng các mỹ từ hoàn hảo. Nhưng một chiếc ôtô vẫn có thể cho bạn nhiều tiền hơn, nếu bạn biết "đùa" với nó. Và Trump đã "đùa" với nó như thế nào?

"Nếu bạn muốn bán một chiếc ô tô, trước hết hãy dành năm đôla để rửa và đánh bóng nó. Rồi sau đó, bạn cũng nên bỏ thêm một ít công để bôi dầu mỡ cho nó. Cuối cùng, bạn sẽ thấy mình bán lời được tới bốn trăm đôla", cho dù vẫn chỉ là chiếc ôtô đó - Trump nói. Và đây chính là một trong những nguyên tắc mà Trump luôn tuân thủ trước khi thực hiện những hợp đồng của mình.

Trong nghệ thuật đàm phán mà Trump là một bậc thầy, khái niệm là một trong những nhân tố quan trọng nhất cản trở đường đến thành công. Là một người bán hàng siêu đẳng, Trump thấy cần phải kiểm soát được các khái niệm mà ông đưa ra cho bên đối tác. Bằng tài diễn thuyết của mình, ông có thể nâng giá hoặc hạ giá các sản phẩm nào mà ông muốn.

Bên cạnh việc dùng những trang phục khiến cho bạn trông chuyên nghiệp nhất có thể, Trump cũng là chuyên gia trong việc xuất hiện ấn tượng khi ngồi xuống bàn đàm phán.

Thành công của Trump đến từ việc ông luôn có thể duy trì thế thượng phong trên bàn đàm phán. Cho dù ông đang ở thế yếu khi đưa ra các yêu cầu, nhưng Trump luôn cố gắng thuyết phục các chủ đất rằng các điều khoản mà ông đưa ra là những điều khoản có lợi nhất cho buổi đàm phán.

"Nếu bạn muốn mua một thứ gì đó, hiển nhiên bạn phải cố gắng thuyết phục người bán rằng cái mà anh ta đang có không đáng giá lắm". Bằng cách nói quá lên về mình và sử dụng chiến thuật tạo lo lắng và sợ hãi cho đối phương, Trump luôn khiến người đối diện nghĩ rằng ông là người duy nhất thích hợp cho các hợp đồng sắp kí.

Trump có khả năng khiến cho mọi người nghĩ theo cách mà ông muốn. Trump biết khả năng này của mình và sử dụng nó như một lợi thế trong đàm phán các hợp đồng trị giá nhiều triệu đôla. "Khi tôi xây một tòa nhà cho ai đó, tôi luôn thêm 50 hay 60 triệu đôla vào đơn giá. Khách hàng đến và nói rằng nó đáng giá 75 triệu đôla. Tôi nói rằng nó sẽ đáng giá 125 triệu đôla, và tôi xây nó với 100 triệu. Về cơ bản, tôi đã làm một việc tồi tệ. Nhưng họ lại nghĩ rằng tôi làm rất tốt".

Khi Trump mới khởi nghiệp, ông có rất ít kinh nghiệm xây các dự án và không có một chút kinh nghiệm nào về thị trường bất động sản của Manhattan. Vì thế ông đã gặp rất nhiều khó khăn khi đưa ra các kế hoạch của mình. Nhưng, với tài năng bậc thầy về nghệ thuật thuyết phục, Trump đã không cho phép chuyện đó ảnh hưởng tới thành công của ông. Trong một trong những lần đàm phán đầu tiên của Trump để mua mảnh đất dọc sông Hudson, Trump nhớ lại: "Tôi không thể thuyết phục ông chủ nhà dựa vào kinh nghiệm và thành tích của tôi, vì thế tôi đã thuyết phục ông ta bằng năng lượng và sự nhiệt tình của tôi".

Một tình huống tương tự Trump gặp phải khi chuyển đổi The Commodore thành khách sạn Grand, ông đã hướng dẫn kiến trúc sư "Hãy làm như thể chúng ta đã đầu tư rất nhiều vào các bản vẽ. Một bài diễn thuyết hoàn hảo sẽ khiến chúng ta thành công". Trump tin rằng một bài diễn thuyết trông giống như được chuẩn bị bởi một công ty hàng đầu với nguồn ngân sách lớn sẽ đáng tin cậy hơn chỉ một vài bản vẽ sơ bộ trong căn hộ nhỏ bé và bình thường của Trump lúc đó.

Bằng cách khiến cho những chủ đất tin rằng Trump là người tốt nhất và người duy nhất có thể làm được dự án, ông đã có thể thuyết phục và tạo ra những điều khoản hợp đồng mang lại thành công cho chính bản thân mình.
Phòng thủ bằng cách... thách thức và ép đối phương

"Phải luôn đề phòng", Trump đã nói như vậy. Là người không bao giờ từ bỏ bất kì thử thách nào, Trump đã làm nên sự nghiệp của mình bằng sự quyết liệt trong kinh doanh. Ngay từ sớm, Trump đã nhận ra rằng ông chỉ có thể đạt tới đỉnh cao của thành công nếu ông sẵn sàng tấn công vào bất kì cái gì hay bất kì ai cản đường. Ông sẵn sàng làm mọi thứ khi đàm phán và làm mọi điều có thể để khiến công việc được hoàn thành.

Khi mới chân ướt chân ráo vào thị trường bất động sản ở Manhattan những năm 1970, Trump đã phát hiện ra khoảnh đất ở đường số 56 và đại lộ số 5 là một miếng mồi bở. Ngay lập tức, Trump bắt đầu xây dựng kế hoạch để có được nó. Tòa nhà 11 tầng lúc đó thuộc sở hữu của Genesco. Trump biết rằng trong hoàn cảnh suy thoái của thị trường bất động sản lúc đó thì việc mua bán là vô cùng khó khăn.

Bị nhiều người nói rằng kế hoạch của ông không hiện thực, nhưng Trump đã không đầu hàng. "Tôi đã không nao núng, thậm chí lúc đó tôi phải đối mặt với việc không có ai ủng hộ. Có thể bạn sẽ không nghĩ được rằng, sự kiên nhẫn chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại", Trump nhớ lại. Sự kiên nhẫn đã giúp Trump chiến thắng, và giờ đây khoảnh đất đó đã trở thành Trump Tower huyền thoại. Tòa nhà 58 tầng với thiết kế hoàn hảo và có thác nước trong nhà đã trở thành một điểm nhấn của toàn New York.

Trump hiểu rằng muốn thành công, ông cần phải lờ đi những lời chỉ trích và duy trì một ý chí vững vàng. Chưa bao giờ lùi bước, Trump luôn nhấn mạnh đến lời khuyên của mình "Khi có ai đó thách thức bạn, hãy chiến đấu. Hãy tàn bạo, cứng rắn và chiến thắng." Và ông đã làm như vậy trong mọi cuộc đàm phán của mình, không bao giờ hài lòng với một câu trả lời "không".

"Phong cách đàm phán của tôi rất đơn giản và thẳng thắn. Mục tiêu của tôi đề ra rất cao, và sau đó tôi ép và ép và ép đối phương để có được điều tôi muốn. Đôi khi tôi có được ít hơn những gì tôi tìm kiếm, nhưng trong đa số trường hợp, tôi đã có được điều mà tôi muốn".

Trước mặt những đối thủ cạnh tranh, Trump không bao giờ biểu lộ sự sợ hãi. "Bạn không thể sợ hãi. Bạn làm việc của bạn, bạn có sân nhà của bạn, bạn đứng thẳng, và dù có điều gì xảy ra, thì cứ để cho nó xảy ra". Và một phần trong những điều mà Trump làm là đạt được mục tiêu, dù với giá nào: hạ thấp đối thủ cạnh tranh, ép đối thủ đến tận cùng, kiên quyết với giá mà mình đưa ra.

"Kinh nghiệm của tôi là nếu bạn đang đấu tranh cho điều mà bạn tin tưởng – thậm chí nếu nó có nghĩa là bạn phải xa lánh ai đó – cuối cùng kết quả có lợi luôn thuộc về người giỏi hơn", Trump nói.
Những thủ thuật trong đàm phán và triết lý của ông trùm bất động sản Donald Trump

Lắng nghe trực giác

"Kinh nghiệm đã dạy cho tôi một số điều. Một trong số đó là lắng nghe trực giác của bạn, cho dù mọi con số trên giấy tờ có tốt như thế nào đi chăng nữa", Trump nói.

Tin vào bản năng của mình là một trong những điều khiến Trump khác biệt so với các đối thủ của mình. Với khả năng thiên bẩm tạo ra các cơ hội kinh doanh, cùng với kiến thức mà ông có được từ người cha của mình và từ trường Wharton, Trump còn lắng nghe vào bản năng bên trong của mình trước khi đưa ra các quyết định quan trọng.

Khi Trump còn là một người không tin vào các điều tra thị trường và các nhà tư vấn, việc tin tưởng vào bản năng chính là chỗ dựa khiến ông có những quyết định sáng suốt. "Tôi tin vào việc hỏi ý kiến người khác trước khi đưa ra quyết định. Tôi hỏi tôi hỏi tôi hỏi, cho đến khi tôi bắt đầu để cho bản năng của mình mách bảo. Và đó là lúc tôi ra quyết định. Tôi đã học được rất nhiều từ việc sử dụng các bản điều tra thị trường ngẫu nhiên hơn là từ những công tư tư vấn giỏi nhất".

Tin vào bản năng chính là điều khiến Trump quyết định chuyển đến thị trường bất động sản New York khi mọi người khác đều đang rút ra. Và, không chỉ thâm nhập vào thị trường, mua bất động sản, Trump còn nâng cao giá. Trump còn phải cảm ơn bản năng của mình khi đã để ông ở lại với thị trường lâu hơn một chút cho đến khi giá tăng cao trở lại. "Tôi biết rằng nếu tôi kiên nhẫn và luôn tỉnh táo, một cơ hội tốt hơn cuối cùng sẽ đến".

Khi Trump bắt đầu mở các khóa dạy đánh golf, bản năng đã mách bảo ông rằng đây sẽ là một cơ hội kinh doanh nhiều lợi nhuận. Ông kết hợp sở thích chơi golf cùng với kiến thức kinh doanh nên đã khiến cho các khóa học của ông đã trở nên một mốt thời thượng. "Kết quả rất đáng kinh ngạc vì tôi sử dụng cả logic và bản năng", ông nói.

Tương tự, Trump biết phải lắng nghe bản năng của mình khi lần đầu tiên ông gặp Mark Burnett, người đứng đằng sau show truyền hình nổi tiếng The Apprentice – người tập sự. "Chỉ trong vài giây đầu tiên khi gặp ông ấy… tôi đã biết rằng ông ấy là một người rất đáng tin cậy, cả trong tính cách lẫn trong công việc". Sự thành công của quan hệ đối tác này đã là phần thưởng cho cả hai người, khi The Apprentice trở thành show truyền hình thực tế được đánh giá cao nhất trên truyền hình.

Ai cũng có bản năng và chỉ riêng bản năng không thôi thì chưa đủ để thành công, Trump đã nói vậy. Khả năng nhận ra và lắng nghe bản năng của bạn là quan trọng và là điều mà nhiều người không thể làm được. Nhận ra bản năng đòi hỏi lòng can đảm cũng như có cơ hội để làm được điều đó.

"Ở đâu đó, sẽ có người có thể chơi golf giỏi hơn Jack Nicklaus hay chơi tennis giỏi hơn Chris Evert hay Martina Navratilova, nhưng họ không bao giờ đăng kí vào một câu lạc bộ hay thử cầm lấy vợt, vì thế, không bao giờ có thể nhận ra họ có thể xuất sắc như thế nào. Thay vào đó, họ lại lựa chọn ngồi trước màn hình và xem những ngôi sao thể thao đó trình diễn" – Trump nói.

Trong bất kì nghề nghiệp nào, bản năng không là gì cả nếu như bạn quá sợ hãi để sử dụng chúng. Trump không sợ hãi và ông để cho bản năng của mình dẫn dắt ông đến với thành công.

Những triết lý của ông trùm

Không chỉ là một doanh nhân đại tài, Donald Trump cũng đồng thời là một con người ưa triết lý. Giữa giàu có nhưng béo phì và mất việc nhưng thanh mảnh, bạn sẽ chọn cái gì? Tại sao chúng ta phải giàu có? Tình yêu công sở có phải là thiên đường cho những trái tim ưa lãng mạn? Với Donald Trump, viết sách, tư vấn, tranh luận... chính là cách để ông thể hiện những quan điểm của mình trước cuộc sống: rất thực tế và vô cùng thực dụng.

Đường đến khôn ngoan

Có nhiều con đường dẫn bạn đến với sự khôn ngoan, và có nhiều cuốn sách tuyệt vời giáo dục chúng ta. Một cuốn sách mà tôi muốn gợi ý cho bạn, vì giá trị của nó đối với các chiến lược kinh doanh và quản lý, đó là cuốn Binh pháp của Tôn Tử.
Nó được viết vào thế kỉ thứ sáu trước công nguyên, và là một công trình nghiên cứu về chiến lược quân sự. Nó đã ảnh hưởng đến nhiều nhà lãnh đạo trong nhiều thế kỉ qua. Xuyên suốt lịch sử, Tướng Douglas MacArthur và nhiều nhà chiến lược quân sự nổi tiếng khác đã nghiên cứu nó. Nó là một cuốn sách có giá trị và xứng đáng để bạn bỏ công đọc nó.

Để so sánh, có một cuốn sách nổi tiếng khác của Machiavelli, cuốn Quân vương, nói nhiều về xung đột chính trị hơn là nghệ thuật lãnh đạo. Với tôi, sự nhấn mạnh đến quyền lực là một yếu tố có hại. Đạo đức và lòng trung trực đã không được coi trọng trong cuốn sách này, vì thế mà từ Machiavellian (người xảo quyệt) đã trở thành một từ mang nghĩa xấu. Bạn nên đọc cuốn Binh pháp Tôn Tử hơn.

Tôi tin chắc rằng bạn sẽ khám phá ra những sở thích của mình, nhưng điều đầu tiên là phải dành thời gian để đọc và học đã. Trong dài hạn, nó sẽ tiết kiệm thời gian cho ban, vì bạn sẽ học được từ người khác, những người đã chiến thắng vượt qua các các vấn đề khó khăn. Hãy nhớ rằng, bạn cần kiến thức và kinh nghiệm. Trí khôn sẽ đến, nếu như cho nó một cơ hội để phát triển. Làm những việc đầu tiên trước, và bạn sẽ hài lòng với những việc đến sau này.
Những thủ thuật trong đàm phán và triết lý của ông trùm bất động sản Donald Trump

Và bạn sẽ có được trí khôn.

Lên cân hay bị đuổi việc

Nếu được quyền lựa chọn, bạn sẽ chọn bị đuổi việc hay tăng cân (Trump chơi chữ giữa fired – bị đuổi việc và fat – béo)? Có vẻ như hầu hết người Mỹ sẽ chọn việc xuất hiện ở phòng của tôi hơn.

Theo một cuộc điều tra gần đây, 58% phụ nữ và 54% đàn ông nói rằng họ thà thất nghiệp còn hơn nặng thêm 75 pound nữa. Thậm chí một số phần trăm người cao hơn còn trả lời rằng họ thà nghèo và có cân nặng lý tưởng còn hơn giàu có và béo phì.

Tất nhiên mọi người nghĩ rằng tìm một việc dễ dàng hơn là giảm đi một số lượng cân nặng đáng kể. Họ thà đi kiếm việc còn hơn phải thay đổi lối sống bằng cách ăn kiêng và tập luyện chăm chỉ trong một năm hoặc lâu hơn thế - việc bạn phải làm nếu muốn giảm từng ấy cân. Nhưng may mắn là hầu hết mọi người sẽ không sẵn sàng giảm đi trí thông minh của mình để có được một cơ thể hoàn hảo. Ba phần tư số đàn ông và thậm chí nhiều hơn thế số phụ nữ đánh giá sự thông minh quan trọng hơn các số đo. Tôi vui mừng khi thấy họ đánh giá cao trí thông minh đến vậy.

Cá nhân tôi nghĩ rằng điều quan trọng là bạn tìm được một việc làm vĩ đại. Khi bạn yêu công việc của bạn và bạn làm tốt việc đó, bạn sẽ kiếm được tiền. Rất đơn giản.

Và bạn biết không? Khi bạn kiếm được một đống tiền, không ai quan tâm đến việc bạn nặng bao nhiêu cân.

Những chuyện tình công sở

Trong một series của Người Tập sự, giữa hai ứng viên – Tim và Nicole – đã tồn tại điều mà tôi nghĩ các bạn gọi là "một mối tình công sở". Chuyện tình kết thúc với trái tim của Tim tan vỡ vì anh ta không thể xác định được anh ta trung thành với tình yêu của mình – Nicole – hay với đội của anh ta. Thêm nữa, anh ta không thật sự tập trung vào những gì mà anh ta đang làm.

Đó là mối nguy hiểm khi bạn nhầm lẫn công việc với sở thích. Chắc chắn nó sẽ khiến cho nơi làm việc trở nên hấp dẫn hơn, nhưng ít khi nào nó khiến bạn trở thành một nhân viên tốt hơn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ít nhất 60% công nhân có một mối tình công sở. Nhiều trong số đó chỉ là chuyện tán tỉnh nhưng ai mà biết được điều gì đang xảy ra ở chỗ làm thay vì mọi người làm việc thật sự. Tôi không muốn biết có bao nhiêu chuyện như thế xảy ra ở Trump Organization!

Nếu bạn đang có một chuyện tình công sở, lời khuyên của tôi là hãy kiên cường hơn và cố gắng làm tốt hơn bình thường trong công việc của mình. Giống như những người cùng đội với Tim đã làm với anh ta, đồng nghiệp của bạn cũng sẽ nhìn vào chuyện tình cảm để đánh giá thấp năng lực làm việc của bạn. Kế đó, bạn sẽ nghe thấy câu "Anh đã bị sa thải!"

Liệu một chút lãng mạn nơi công sở có đáng để bạn chịu như vậy? Trong hầu hết các trường hợp, chắc chắn là tôi không nghĩ vậy.

Những gã chủ tồi
Sau khi bộ phim "Con quỷ mặc đồ hiệu" được công chiếu, rất nhiều người đã nói về những ông chủ tồi tệ. Có vẻ như mọi người đều có chuyện để kể về ông chủ khủng khiếp của mình, người đã biến chỗ làm thành địa ngục.

Dù bạn có nghĩ gì, tôi vẫn tin rằng tôi là một ông chủ khá tốt. Có thể một số nhân viên của tôi sẽ không đồng ý, nhưng tôi nghi ngờ rằng họ có đủ dũng khí để nói thẳng vào mặt tôi điều đó.

Trong bất kì chuyện gì, họ chắc chắn là không nên để tôi tham gia cuộc thi Ông chủ Tồi ở Mỹ. Một số bài viết ở đó hoàn toàn không thể tưởng tượng được. Có một gã chủ bần tiện đã sa thải nhân viên của mình bằng một tấm thiệp hồng nhét trong chiếc tất Giáng sinh của họ. Một gã chủ khác thì vừa ngủ vừa đánh giá năng lực làm việc của nhân viên. Điều đó cũng giống như hiệu trưởng một trường học không cho một giáo viên của mình băng bó cánh tay bị gẫy cho đến tận khi giờ học kết thúc.

Cho dù thế nào, tôi vẫn nói rằng những câu chuyện mà mọi người nói về tôi đều có vẻ khá tốt. Tôi nhận ra lần đầu tiên trong cuộc đời mình, tôi là một gã cũng được đấy chứ.

Cởi mở để học hỏi các ý tưởng mới

Phải luôn cởi mở đối với các ý tưởng và thông tin mới. Không ai biết tất cả và nếu như bạn làm một việc ngu ngốc, bạn sẽ đóng sập cánh cửa của các khám phá và cơ hội lớn. Nếu tôi bắt đầu công việc kinh doanh và nghĩ rằng tôi đã biết tất cả mọi thứ, tôi đã kết thúc trước khi tôi bắt đầu. Đừng mắc sai lầm đó. Mọi việc đều có sự ngạc nhiên, tiềm ẩn sự nguy hiểm bên dưới bề mặt của nó, và các vấn đề đơn giản có thể trở thành phức tạp.

Trong cuộc đời, tôi muốn mỗi ngày đều đầy những khám phá, và tôi thường tự hỏi rằng tôi sẽ học được điều gì mỗi ngày. Đó là một cách tuyệt vời để khởi động mỗi ngày. Khi tôi học, nó khiến cho tôi cảm thấy thỏai mái, được sống, và thích thú - nó khiến tôi muốn được học nhiều thêm. Kết quả là tôi không bao giờ buồn chán, tôi nghĩ rằng đó là lý do quan trọng cho thành công của tôi.

Đừng nghĩ việc học là một gánh nặng hay một việc nhỏ nhặt. Có thể nó đòi hỏi bạn phải kỉ luật, nhưng nó cũng có thể khiến bạn thích thú và muốn khám phá.

Để làm được việc lớn trong cuộc đời…

Hãy trở thành một học trò thường xuyên. Thu thập tri thức từ nhiều chủ đề.

Thường xuyên tự hỏi bản thân "Tôi nên học thêm về cái gì?". Học hỏi về bất kì lĩnh vực nào bạn không giỏi và muốn khám phá. Nhìn vào các chủ đề bạn luôn né tránh hay những thứ mà bạn không phải là chuyên gia. Hàng ngày, tôi cố gắng đọc báo, như tờ Financial Times, vì nó quan trọng với công việc của tôi để biết được điều gì đang diễn ra trên thế giới, nhưng tôi cũng thích đọc các tạp chí về golf.

Nhưng hãy cẩn thận…

Không có gì khiến mọi người chán nản bằng một người luôn cần thể hiện anh ta hoặc cô ấy biết gì. Mọi người sẽ không muốn nghe và họ sẽ không bao giờ quên về con người tẻ ngắt ấy.

Không bao giờ từ bỏ: Bài học từ chương trình Người tập sự

Tôi đã choáng sau khi một ứng viên đã từ bỏ thay vì nhận lấy cơ hội bước vào phòng làm việc của tôi. Sau một thời gian khó khăn làm quản lý dự án – và biết chắc rằng những thành viên trong đội không thích mình – Michelle đã chấp nhận từ bỏ.

Tôi đã ngạc nhiên khi cô ấy đã bỏ đi một cơ hội tốt đến vậy. Cô ấy đã có cơ hội để tỏa sáng trong nghề nghiệp của mình, có một việc làm chất lượng cao trong một tổ chức nhiều quyền lực. Nhưng cô ấy lại lựa chọn từ bỏ.

Đó là bài học kinh doanh mà tôi đã từng nói đi nói lại rất nhiều lần: "Đừng, đừng bao giờ đầu hàng. Không bao giờ từ bỏ. Bạn sẽ không thể thành công nếu như đầu hàng".

Trong trường hợp này, Michelle đã có rất nhiều lý do. Cô nói rằng kinh nghiệm Tập sự mà cô có không phải là điều mà cô cần. Cô không trông đợi sẽ ở trong một đội thua cuộc, sống trong các túp lều dưới trời mưa. Cô nói rằng những chuyến hành trình khó khăn không xứng đáng với cô.

Nếu như cô ấy bước vào phòng làm việc của tôi, có thể cô ấy sẽ không bị sa thải. Nhưng tôi sẽ tôn trọng cô ấy nhiều hơn nếu như Michelle giành lấy cơ hội, chiến đấu cho công việc của mình, hơn là chỉ đơn giản từ bỏ. Nhưng cô ấy thậm chí còn không cố gắng. Cô ấy chấp nhận thua cuộc mà không hề chiến đấu.

Những người mạnh mẽ sẽ thành công trong kinh doanh. Và nếu như bạn từ bỏ, bạn còn không có được một cơ hội.

Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu có

Bạn của tôi, Robert Kiyosaki, và tôi gần đây đã viết chung một cuốn sách "Vì sao chúng tôi muốn bạn giàu có"; và nó đã trở thành một cơn sốt. Một số điểm trong cuốn sách chắc chắn đã thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả.

Chúng tôi nói rằng tầng lớp trung lưu đang chìm dần và nước Mỹ đang trở thành một xã hội hai tầng lớp. Rất nhanh chóng, bạn sẽ trở thành hoặc giàu có hoặc là nghèo. Vì thế trong cuốn sách chúng tôi đã đưa ra cho độc giả một con đường để trở nên giàu có.

Mọi người đều có quyền suy nghĩ. Nhiều người nghĩ rằng chính phủ sẽ chăm sóc cho họ. Và chính phủ của chúng ta – nước Mỹ - đã đi từ nước giàu nhất thế giới trở thành quốc gia có số nợ lớn nhất trong lịch sử. Giải pháp là giáo dục tài chính trong trường học và trách nhiệm cá nhân. Bạn không thể ngồi đó và chờ đợi chính phủ chăm sóc cho bạn. Bạn phải tự chăm sóc cho bản thân mình.

Chúng tôi đang tặng một số phần trăm lợi nhuận của mình để hỗ trợ giáo dục về tài chính và hy vọng sẽ gây được nửa triệu đôla trong năm đầu tiên. Đó là lý do để bạn mua cuốn sách này. Hãy tìm xem "Vì sao chúng tôi muốn bạn giàu có".

Và sau đó hãy tìm xem làm thế nào để trở thành giàu có.

Làm được việc lớn trong cuộc đời

"Bạn không thể dạy cho một người bất kì điều gì. Bạn chỉ có thể giúp anh ta tìm thấy điều đó trong bản thân anh ta" – nhà thiên văn học Galileo đã nói vậy. Trong một bài báo trên tờ Bussiness Week gần đây, tôi đã được độc giả bỏ phiếu là "doanh nhân cạnh tranh nhất thế giới" và được tòa soạn Business Week bỏ phiếu là một trong mười doanh nhân cạnh tranh nhất hành tinh. Với tôi, đó là một vinh dự lớn. Đó cũng là một lý do vì sao tôi nhấn mạnh phải sáng tạo để "làm được việc lớn trong cuộc đời".

Tôi là một người cạnh tranh và với tôi đó là một việc tốt, vì nó là mặt trái của việc tự mãn. Tôi đã nói trước đây về cách mà tự mãn có thể giữ bạn trong một vùng thỏai mái, chỗ tốt nhất của bạn. Tôi luôn tự cạnh tranh với bản thân, hình thức cao nhất của cạnh tranh. Cố gắng tối đa để khiến cho ước vọng của bạn có ý nghĩa hơn.

Ví dụ, tôi đạt được nhiều thành công với tư cách người phát triển. Tôi là người phát triển lớn nhất New York. Tôi sẽ cạnh tranh với ai trong hòan cảnh đó? Câu trả lời thật đơn giản: chính bản thân tôi. Trước đây tôi đã nói về tầm quan trọng của tự động lực, và lý do vì sao phải như vậy. Đó cũng là một cách hay để thử thách bản thân bạn, tạo đà để tiến về phía trước. Tôi luôn tìm cách để làm mọi thứ được tốt hơn, cho dù tôi đã thành công như thế nào.

Một số người nói rằng không bao giờ thấy thỏa mãn là một cách hay. Hmm, tôi không tin vào việc tự thỏa mãn. Không có lý do gì chúng ta không thể tự thỏa mãn trong một khoảnh khắc nào đó, nhưng chúng ta đều biết thế giới đang tiến rất nhanh và điều quan trọng là phải theo kịp nó. Tôi thích cắt ngắn tiến trình phát triển. Tôi không thích trở thành ai đó ngồi chờ mọi việc đi qua.

Chừng nào bạn lên kế hoạch dành thời gian đi uống cà phê, nhấm nháp từng ngụm cappuccino và ngắm nhìn cuộc đời đi qua, tôi khuyên bạn nên bước thêm vài bước để khiến bạn có thể làm được một việc lớn trong đời. Ít nhất việc bạn đang đọc những dòng này cho tôi một gợi ý rằng bạn không phải là loại người thích cà phê mà là một người có thái độ nghiêm túc về sự thành công.

Có một câu hỏi truyền thống như sau: năm con ếch đang ngồi trên một súc gỗ. Bốn con quyết định nhảy đi. Còn lại bao nhiêu con? Trả lời: Năm. Vì sao? Vì có sự khác biệt giữa quyết định và hành động. Hãy nghĩ về điều đó trong một lúc và xem nó có đúng với bạn hay không. Hy vọng rằng nó không đúng, nhưng nếu nó đúng, vẫn còn thời gian để làm việc và làm được việc lớn trong cuộc đời.

Bước đầu tiên sẽ là tìm xem bạn thích làm gì. Bạn biết đấy, tôi là một người tin tưởng vào đam mê sẽ là yếu tố cần thiết để đạt được thành công hoàn toàn. Tôi nói là "thành công hoàn toàn" vì để thật sự thành công, quan trọng là bạn phải cảm thấy mãn nguyện với những gì bạn làm. Nếu không, nó là gì? Thành công trống rỗng là thành công mà không có đam mê. Nó giống như việc đến trường và học vừa đủ để thi qua các kì thi để có thể ra được khỏi trường và làm điều mà bạn thật sự thích, hoặc có một việc làm dễ dàng.

Như Galileo đã nói, công việc của một giáo viên là giúp bạn tìm ra điều ẩn chứa trong con người bạn để làm việc mà bạn nên làm. Có thể bạn đã biết làm gì. Chúng tôi đã nghe các câu chuyện về những người không thích các thầy giáo và gia đình họ nhưng lại đặc biệt thành công. Họ kiên nhẫn và vững vàng, nhưng trên hết họ có niềm đam mê cho những gì mà họ làm. Điều đó khiến họ chiến thắng. Gia đình của Michelangelo đã không muốn ông trở thành một nghệ sĩ. Ông đã trở thành một nghệ sĩ vĩ đại bất chấp mọi cản trở. Einstein không phải là một sinh viên giỏi, nhưng ông có một bộ óc vĩ đại và ông đã trở thành nhà bác học vĩ đại.

Dù thế nào, vấn đề là phải tìm ra bạn thích làm gì và sau đó đi các bước để làm được việc đó. Học cách cạnh tranh với chính bản thân bạn và xem bạn có thể đạt được những gì. Đó là một cảm giác tuyệt vời để khi biết bạn có khả năng làm được việc lớn trong đời.

Dành thời gian cho những điều quan trọng - câu chuyện chiếc bình

 Một giáo sư đang trong giờ giảng về cách quản lý thời gian. Ông đặt vài thứ trước mặt. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng chơi golf. Sau đó, ông hỏi các sinh viên: “Theo các bạn, bình đã đầy chưa?”. “Rồi ạ!”, các sinh viên trả lời.

Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi và đổ vào bình. Rồi lắc lên cho bi rơi lấp vào khoảng trống giữa những quả bóng. Ông lại hỏi lần nữa và các sinh viên, lần này có vẻ ngập ngừng hơn, trả lời: “Có lẽ là rồi ạ.”

Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, và cũng đổ vào bình. Tất nhiên, cát lấp đầy các khe hở. Ông hỏi lại và các sinh viên lần này đồng thanh: “Rồi ạ!”

“Hãy xem này, “ giáo sư nói và lấy ra hai lon bia, đổ vào bình. Bia tràn vào giữa những hạt cát.

“Bây giờ,” giáo sư nói, “tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình.

Bóng golf tượng trưng cho những điều quan trọng – gia đình, con cái, sức khoẻ, bạn bè, đam mê - những điều mà nếu mọi thứ khác mất đi, thì chỉ mình chúng vẫn có thể làm cuộc sống của bạn đầy đủ.
Dành thời gian cho những điều quan trọng - câu chuyện chiếc bình


Những viên bi là thứ khác, nhỏ nhặt hơn - nghề nghiệp, nhà cửa, ôtô. Còn cát là những gì vặt vãnh còn lại.“

“Nếu các bạn cho cát vào trước”, giáo sư tiếp tục, “sẽ không còn chỗ cho bi và bóng golf nữa. Cuộc đời cũng vậy. Nếu dành tất cả thời gian và năng lượng cho những việc vặt vãnh, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều quan trọng.

Hãy ưu tiên làm những việc thực sự cần thiết trước. Dành thời gian cho con cái, kiểm tra sức khỏe, đi ăn với gia đình, làm những việc mình thích. Sau khi đã làm tất cả những điều đó, chắc chắn bạn vẫn còn thời gian cho những thứ nhỏ nhặt như lau dọn nhà cửa, sửa chữa đồ đạc. Vì thế, hãy luôn ưu tiên những quả bóng, và đặt chúng vào bình trước tiên.”

Khi người thầy dừng lại, lớp học vẫn im lặng một hồi. Bỗng có cánh tay giơ lên, và một sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, vậy bia tượng trưng cho cái gì?”

Giáo sư mỉm cười hài lòng, “Một câu hỏi hay. Bia, tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng, ngay cả khi các bạn thấy cuộc sống của mình đã quá bận rộn và đầy đủ thì, vẫn luôn còn thời gian cho một chầu bia!”

Khi thấy mình có quá nhiều việc phải giải quyết, và 24 giờ mỗi ngày là không đủ, thì bạn hãy nghĩ đến chiếc bình này, đặt những quả bóng vào trước. Và... đừng quên những cốc bia!

Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả

Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này.
Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu phàm và quỹ thời gian nhiêu hơn so với những người bình thường khác?

Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì thế, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng ta có bao nhiêu thời gian để làm các công việc đó như thế nào cho hiệu quả. Đa số các chuyên gia về quản lý nhân sự cho rằng để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất, trước hết, mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm việc của bản thân dựa trên phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc mình đang đảm nhiệm, từ đó mà biết mình mong muốn điều gì trong sự nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây chính là công việc đặt cho bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác định được mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại, người ta thường đề cập đến nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:

          S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu;
          M-Measurable: Đo đếm được;
          A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình;
          R-Realistic: Thực tế, không viển vông;
          Time bound; Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.
Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả


Trong đó, tiêu chí “đo đếm được” gắn với những con số cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của tôi là trở thành người giàu ,vậy giàu thế nào? nghĩa là cần phải có con số cụ thể để đo đếm được. Ví dụ một tỉ hay mười tỉ... Hơn thế nữa, chữ “M” còn mang tính động viên (Motivation), điều này sẽ luôn thôi thúc, tạo ra niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung mọi hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nỗ lực phấn đấu để đạt được.

Cũng đối khi người ta nhầm lẫn giữa chữ “A” và chữ “R”. Tuy nhiên, điều “có thể thực hiện được” không đồng nhất với “thực tế”. Một người được mời về làm giám đốc tài chính ngân hàng thương mại cổ phần, bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm điều hành đều siêu hạng (A) mà không có “Chân” trong hội đồng quản trị (R) thì không thể có cơ hội trở thành tổng giám đốc của ngân hàng đó được. Từ ví dụ này có thể hiểu, nếu có đầy đủ điều kiện thuộc tiêu chí A mà thiếu đi tiêu chí R thì không thể đạt được mục tiêu. Điều này còn đúng hơn trong đời sống chính trị.

Bước tiếp theo sau khi xác định được Mục tiêu SMART là hãy viết mục tiêu đó ra giấy, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ chỗ nào mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Cách này giúp bạn luôn nghĩ đến nó và thúc đẩy bạn hành động hướng tới mục tiêu đề ra.

Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Như vậy, bạn sẽ tính được mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu và rồi lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đó, mỗi năm phải tiết kiệm mấy chục triệu, khi nào mua đất,cất nhà. Trong khi lập kế hoạch, cần thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để biết con đường bạn đi bao xa, bạn đã đi được chừng nào (đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và tiếp tục bao lâu nữa để về đích. Điều này cũng giống như tầm quan trọng của những cột cây số khi đi trên đường vậy. Khi đó bạn sẽ biết hôm nay, ngày mai rồi tháng này và năm này phải làm gì. Tốt nhất, nên viết sơ đồ phân tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, việc gì là quan trọng (important) và việc gì gấp, cần làm ngay (urgent). Tâm lý chung của chúng ta là việc gì dễ và thích thì làm trước, việc khó và không thích thì để lại làm sau.. Thật tệ hại là việc khó càng để lâu, càng khó thực hiện và đôi khi việc gấp lại không hề quan trọng. Hãy liên tưởng tới câu chuyện về chiếc bình và những viên sỏi, nếu ngay từ đầu bạn cho vào chiếc bình đầy cát thì sẽ không có cách nào để xếp những viên đá hoặc sỏi vào đó nữa nhưng khi bạn xếp lần lượt đá-sỏi-cát, bạn còn chứa được cả nước cùng trong một chiếc bình. Vấn đề quan trọng không phải chiếc bình chứa được bao nhiêu thứ mà quan trọng là bạn phải biết phân biệt được công việc nào là khó “đá hộc” và đâu là những viên sỏi hay cát trong cuộc đời, biết cách quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng cuộc sống.

2 Cách quản lý thời gian hiệu quả thường được nhìn nhận từ 2 khía cạnh, người quản lý và nhân viên. Tại sao người chủ doanh nghiệp luôn cảm thấy thiếu thời gian và quá tải về công việc? Thường thì mức độ quá tải công việc của người quản lý tuỳ thuộc vào quá trình hình thành, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của người lãnh đạo là luôn không hết việc. Những người tham công tiếc việc, làm việc đến 18 tiếng một ngày họ vẫn cảm thấy chưa đủ, đôi khi họ ao ước “phải chi 1 ngày có 25 tiếng, 1 tuần có 8 ngày và 1 năm có 266 ngày...” và họ luôn phạm phải một tội là “lấy cắp thời gian của gia đình”.

Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngời giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì hoàn toàn có thể chấp nhận được với sự quá tải về công việc và luôn phải làm thêm rất nhiều tiếng trong một ngày đối với người lãnh đạo. Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, mấu chốt đầu tiên là người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, tiếp theo là xây dựng ngay đội ngũ kế cận. Tiếp đến là phân quyền cho nhân viên thì đòi hỏi phải thật rõ ràng cụ thể, phải đặt niềm tin vào người được giao việc và hãy lùi lại phía sau để nhân viện có sự chủ động trong giải quyết công việc. Nếu các cấp quản lý bên dưới giải quyết các sự vụ tốt thì người lãnh đạo sẽ yên tâm làm những việc “khó” đúng vai trò của mình. Vì thế, điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên.

Ở khía cạnh nhân viên, để thời gian làm việc đạt hiệu quả cao nhất, nhân viên phải xác định được mục tiêu của mình, biết lồng ghép mục tiêu cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp để lên kế hoạch công việc của bản thân. Người quản lý nên hướng dẫn nhân viên xây dựng một mục tiêu Smart, sau đó cùng thống nhất nhau về mục tiêu đó. Khi đã có được sự đồng thuận giưa nhân viên và cấp quản lý thì việc còn lại chỉ là lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. Việc phân biệt cái Important và cái Urgent đối với nhân viên không quan trọng như với người quản lý vì công việc của nhân viên thường theo chuyên môn cụ thể và ít những vấn đề phát sinh. Thay vào đó, tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu.

Cánh đồng kim cương

Hafiz là một người nông dân châu Phi, anh sống vui vẻ và bằng lòng với cuộc sống của mình. Một ngày kia, có người đàn ông lịch duyệt ghé qua nhà anh và kể chuyện về kim cương, về sự giàu sang và quyền lực mà nó mang lại. Người đàn ông nọ cho anh biết rằng: “Chỉ cần viên kim cương to bằng ngón tay cái thôi là anh đủ sức mua nguyên một thành phố. Còn nếu kim cương lớn như nắm tay, chắc chắn anh sẽ làm chủ cả một vương quốc”.

Đêm đó, Hafiz không tài nào chợp mắt. Anh buồn rầu và bất mãn – buồn vì không có được thứ mình muốn và bất mãn vì biết mình không thể vui vẻ như trước.
Sáng hôm sau Hafiz thu xếp bán nông trại, nhờ người chăm lo gia đình rồi lên đường tìm kiếm kim cương. Anh đi khắp châu Phi nhưng tuyệt nhiên không thấy có. Sang châu Âu cũng vậy. Khi đến Tây Ban Nha, cả tâm hồn lẫn thể xác và tiền bạc của anh đều kiệt quệ. Anh nản lòng gieo mình xuống sông Barcelona tự vẫn.
 
Ở quê nhà, người mua lại trang trại của Hafiz thường dẫn lũ lạc đà ra tắm ở dòng suối chảy ngang trước nhà. Phía bờ đối diện, ánh mặt trời chiếu vào một viên đá sáng long lanh như cầu vồng bảy sắc. Anh nghĩ để viên đá ấy trang trí phòng khách cũng hay. Thế là anh đem về nhà và đặt bên bệ lò sưởi. Chiều đó, người đàn ông từng trải năm xưa lại ghé qua và thấy viên đá lấp lánh. Ông hỏi: “Hafiz về rồi à?”. Người chủ mới đáp: “Không, sao bác lại hỏi vậy?”. Ông đáp: “Vì đây là kim cương chứ sao nữa. Mới nhìn là ta nhận ra ngay”. Anh nông dân thật thà bảo: “Không phải, đó chỉ là hòn đá cháu nhặt ở bờ suối thôi mà. Để cháu chỉ bác xem. Còn nhiều lắm”. Họ cùng ra suối nhặt vài viên rồi gửi lại đi phân tích. Đương nhiên, chúng là kim cương. Cuối cùng họ phát hiện trang trại quả thật là một mỏ kim cương.
Ý nghĩa của câu chuyện:
  • Khi có thái độ đúng, ta sẽ thấy mình đang đi trên cánh đồng kim cương. Cơ hội luôn ngay đâu đó bên cạnh ta, chẳng cần tìm kiếm đâu xa.
  • Người ta thường đứng núi này trông núi nọ. Khi ta ngắm nhìn ngọn núi bên cạnh, cũng có người thèm thuồng chỗ đứng của ta và sẵn sàng đổi chỗ.
  • Người không biết cách nhận ra cơ hội thường hay than phiền về tiếng ồn khi cơ hội gõ cửa.
  • Thường con người chỉ nhận thấy cơ hội khi chúng đã rời bỏ mình hơn khi chúng tìm đến.
  • Cơ hội chỉ gõ cửa một lần. Cơ hội tiếp theo có thể tốt hoặc xấu hơn, nhưng không có cơ hội nào như nhau cả. Vì vậy cần biết lựa chọn đúng lúc. Quyết định hợp lý tại thời điểm không thích hợp sẽ trở thành quyết định sai.

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Văn hóa ứng xử của cư dân Châu Âu,châu Á và châu Mỹ

1. Cư dân Âu - Mỹ
Giữa cư dân châu Âu và châu Mỹ có những sự khác biệt trong văn hóa ứng xử, song họ cũng có những điều chung trong lĩnh vực này.
• Khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội.
Trong công việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự đặt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công. Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ.
• Họ luôn có ý thức và coi trọng quyền công dân của mỗi người. Họ luôn tin vào qui định của luật pháp để thực hiện công lý trong xã hội và luôn coi trọng, bảo đảm cho quyền sở hữu cá nhân. Vì thế, những câu hỏi tỏ sự ân cần quá mức về cuộc sống riêng tư không được ưa chuộng như với ngưòi châu Á. Tính độc lập này còn thể hiện trong cả sinh hoạt gia đình (kể cả khi đi du lịch). Họ thường nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và khả năng sống tự lập. Nói chung họ thích có nơi ngủ riêng biệt để được hoàn toàn tự do.
Họ ít coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Á. Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh.
• Người Âu – Mỹ rất coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên muốn mọi việc phải được sắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan niệm, cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, nên họ rất quý và coi trọng thời gian. Họ thường sắp đặt công việc theo thời gian chính xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải được sử dụng một cách hợp lý, các công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đối với họ, thời gian là tiền bạc và cái gì đã trôi qua là thuộc về quá khứ, ít lưu luyến.
Tuy vậy, những người ở vùng Nam Mỹ và Địa Trung Hải thường ít khắt khe về thời gian hơn.
2. Cư dân châu Á
• Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Họ luôn luôn tôn kính người lớn tuổi hoặng những người có địa vị xã hội cao hơn. Thái độ biểu cảm và cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp của họ cũng cụ thể.
• Trong công việc, người châu Á thường bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm và trung thành với cấp trên, sẵn sàng thích ứng với công việc do yêu cầu của cấp trên hay người chủ đề ra. Họ coi trọng truyền thống gia đình, địa vị xã hội và học vấn. Phần lớn trong số họ thường tự bằng lòng với những gì sẵn được sắp đặt trong cuộc sống. Họ bằng lòng với số phận và thường có ý thức về việc thực hiện vai trò của mình trong cuộc sống một cách hài hòa với môi trường xã hội.
• Người châu Á thường ít tin vào pháp luật, mà coi đó như sự áp đặt từ bên ngoài vào cuộc sống và lợi ích của họ. Vì vậy mức độ tôn trọng luật pháp của họ phụ thuộc vào địa vị xã hội, học vấn, truyền thống và danh dự của gia đình. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân cư sống ở nông thôn châu Á, mức độ hiểu biết và tin tưởng luật pháp còn hạn chế và thường có xu hướng ứng xử theo tập quán truyền thống.
Cũng vì vậy, trong quan hệ, họ coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau. Gia đình rất được coi trọng và đôi khi có ba, bốn thế hệ chung sống trong một ngôi nhà. Người châu Á thường coi trọng việc đón tiếp khách và trân trọng tình thân hữu với láng giềng. Con cái của họ được giáo dục về tính cộng đồng từ sớm, để có thể thích hợp với các mối quan hệ ứng xử trong công việc, đời sống.
• Mặc dù cũng coi trọng thời gian theo lịch trình, song người châu Á chịu ảnh hưởng tôn giáo khá đậm, họ quan niệm thời gian là vòng luân hồi và có sự gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Họ có thái độ ứng xử hài hòa với nhau và với giới tự nhiên. Cũng vì vậy, nhịp thời gian thường có sự co giãn theo thời vụ nông nghiệp và lễ hội. Trong việc sắp xếp thời gian, đôi khi có sự xen kẽ hay lẫn lộn giữa chơi và làm việc. Người châu Á nhiều khi sử dụng thời gian theo cảm hứng trong cả hoạt động khoa học, sản xuất và đi du lịch. Họ thích sự ngẫu hứng và tin vào sự may rủi, số phận và sự ngẫu nhiên.
Đó là những vấn đề chung, hướng dẫn viên cần chú ý tới tập quán văn hóa của mội dân tộc, mỗi quốc gia.
3. Một số tập quán, nghi lễ của các dân tộc
a. Châu Âu
• Người Anh, người Scotland và người Ailen
- Tránh nói về vấn đề độc lập dân tộc vì đây là vấn đề chính trị nhạy cảm. Những người này đều có chung ngôn ngữ: tiếng Anh. Họ thận trọng trong giao tiếp, ăn mặc và chú ý đến địa vị xã hội, danh tiếng, luôn đúng giờ và có thói quen luôn bắt tay khi làm quen. Nam giới thường thích đeo cavát kẻ sọc. Những chủ đề ưa thích: lịch sử, văn chương, kiến trúc, vườn tược. Những vấn đề cần tránh là: tôn giáo, tiền nong. Khi thân mật họ gọi tên, khi ăn có mời nhau…
• Người Pháp
- Họ luôn chú ý đến tính trang trọng và lễ nghi trong các cuộc gặp gỡ giao dịch và rất ít khi dùng tên thân mật. Họ có thói quen bắt tay nhanh và nhẹ. Họ sử dụng các bữa ăn tối để đàm đạo về những vấn đề quan trọng và cân nhắc khá kỹ trước khi quyết định một vấn đề. Người Pháp rất tự hào về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, thành tựu nghệ thuật của đất nước. Họ có yêu cầu khá cao về chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ, bữa chính thường là bữa ăn trưa. Chủ đề ưa thích của họ là: món ăn, thể thao, văn hóa nghệ thuật. Họ tránh các chủ đề về tiền bạc, giá cả, đời tư, chính trị…
• Người Nga
- Họ rất niềm nở và trân trọng khi giao tiếp. Khi chào nhau, họ thường bắt tay và xưng danh, trừ khi gặp bạn bè họ ôm hôn ở má. Người Nga ưa thích các chủ đề: nghệ thuật, văn chương, tình bạn, hòa bình. Họ ưa thích các món quà là một cuốn sách, album nhạc, bút… Ít người nói được tiếng Anh (trừ các nhà khoa học).
• Người Đức
- Họ có thói quen bắt tay chặt khi làm quen, chào hỏi và chỉ gọi tên thân mật khi đã quen. Họ có tác phong đúng giờ và khá sòng phẳng. Khi giao tiếp, họ không đút tay vào túi và không xỏ tay vào vạt áo khi ăn, và xưng danh đầy đủ khi trả lời điện thoại. Họ thường bàn luận công việc vào sau bữa ăn. Chủ đề ưa thích là: ôtô, bóng đá, món ăn và tránh các chủ đề về chiến tranh, về thể thao Mỹ.
• Người Thụy Điển
- Họ bắt tay khi giao tiếp và rất nghiêm túc. Họ ưa chuẩn xác về giờ giấc và thận trọng trong công việc, và không thích nắm tay hay vỗ sau lưng. Họ có thói quen chúc tụng nhau trong bữa ăn. Người Thụy Điển luôn tự hào về lịch sử, văn hóa, xã hội của mình và di sản của bộ tộc Viking. Chủ đề yêu thích của họ: mức sống, cảnh quan thiên nhiên, thể thao. Họ tránh các chủ đề: tuổi tác, nghề nghiệp, ăn uống, gia đình.
• Người Thụy Sỹ
- Họ là dân tộc có sự giao thoa của văn hóa Pháp, Đức và Italia, sử dụng thông thạo cả ba ngôn ngữ này. Nhiều người biết tiếng Anh. Họ rất đúng giờ và kín đáo. Họ luôn tự hào về nền độc lập, trung lập, mức sống, lịch sử, cảnh quan của đất nước. Họ thường chúc nhau về sức khỏe và có thói quen tặng hoa, quả. Chủ đề ưa thích là thể thao, di sản và cảnh quan Thụy Sỹ, du lịch, chính trị, đồng thời tránh các chủ đề về: tuổi tác, nghề nghiệp, ăn uống, gia đình.
• Người Áo
- Họ có thói quen bắt tay chặt khi giao tiếp và rất đúng giờ, trang trọng trong việc xưng hô, ít khi dùng tên thân mật. Họ có thói quen tặng hoa hay sô cô la khi được mời tới nhà, và rất không thích bị nhầm là người Đức dù sử dụng tiếng Đức. Chủ đề ưa thích là nhạc, thể thao, nghệ thuật, lịch sử, các loại rượu. Họ tránh các chủ đề: tiền bạc, tôn giáo, chính trị.
• Người Bỉ
- Họ có thói quen bắt tay khi chào hỏi và tiễn biệt, không dùng tên thân mật trừ khi là bạn bè. Khi ôm hôn, họ hôn đều lên cả hai bên má ba lần. Họ rất đúng giờ. Người Bỉ sử dụng tiếng Pháp và tiếng Hà Lan, nấu ăn khá sành điệu, hay bông đùa về người Hà Lan. Đối với họ, khi đi mà xỏ tay vào túi hay nắm tay nhau là thiếu lịch sự. Chủ đề ưa thích: bóng đá, lịch sử, dạo chơi bằng xe đạp. Họ tránh né những vấn đề chính trị, và không thích bị nhầm là người Pháp.
• Người Bungari
- Họ thường bắt tay khi giao tiếp, và hầu hết đều biết nói tiếng Nga và tiếng Đức. Họ có thói quen hẹn trước và rất đúng giờ. Điều đáng chú ý nhất trong phong cách của họ là: lắc đầu là đồng ý và gật đầu là không đồng ý. Họ thường mang tặng hoa, kẹo, rượu khi được mời. Bữa tối của họ hay có bánh mì với nước xốt thịt. Chủ đề ưa thích là gia đình, cuộc sống riêng tư, nghề nghiệp. Họ tránh các chủ đề: chính trị, tôn giáo.
• Người Hà Lan
- Họ có thói quen tự giới thiệu, và cũng muốn người đối thoại tự giới thiệu, sau đó bắt tay với tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Họ không xoay người khi giao tiếp và không phô trương. Người Hà Lan thông thạo tiếng Anh và một số tiếng châu Au khác. Họ thường đưa ra những ý kiến chính xác và không nói quá sự thật. Họ rất đúng giờ và khi tặng quà thường gói theo kiểu truyền thống dân tộc. Người Hà Lan tự hào về việc lấn biển và lịch sử đất nước, về thương mại. Chủ đề ưa thích là chính trị, du lịch, thể thao và đánh giá cao sự chân thực trong thương mại
• Người Italia
- Họ có thói quen bắt tay và nắm khuỷu tay khi giao tiếp. Họ có thể biểu lộ thái độ, tình cảm qua các cử chỉ, điệu bộ nhưng ít khi xưng hô bằng tên thân mật. Tuy vậy, các cuộc tiếp xúc xã giao họ luôn chú ý tới giờ giấc và không ưa kéo dài, không nói chuyện kinh doanh trong buổi gặp gỡ xã giao, họ ăn bữa chính vào buổi trưa. Chủ đề ưa thích là sự kiện thế giới, bóng đá và gia đình. Họ tránh các chủ đề về Maphia, chính trị, tôn giáo, thuế má.
• Người Ba Lan
- Khi tiếp đón và tạm biệt, nam giới có thói quen hôn tay phụ nữ và chỉ dùng tên thân mật khi nói với bạn. Họ thường tặng quà cho nữ chủ nhà khi được mời và chúc tụng nhau vào bữa tối, bữa tiệc. Họ theo Thiên chúa giáo và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của mình. Chủ đề ưa thích là lịch sử, văn hóa, phong trào đoàn kết. Họ tránh các chủ đề: mối quan hệ với Liên Xô (cũ), Đông Đức (cũ)…
• Người Tây Ban Nha
- Họ khá nồng nhiệt trong giao tiếp , và nếu thân mật thường hay ôm hôn khi gặp và chia tay. Trong tiếp xúc, họ hay nói chuyện vui trước khi vào công việc chính. Họ cần thông tin về địa chỉ rất ngắn gọn. Người Tây Ban Nha ăn tối muộn: từ 10 giờ tối trở đi và bữa chính là buổi trưa, thường từ 13h00 tới 16h30. họ kiêng kỵ hoa cúc. Khi giao tiếp đôi khi họ chen ngang hoặc ngắt lời để thể hiện sự nhiệt tình. Chủ đề ưa thích là thể thao, du lịch, lịch sử. Họ tránh các chủ đề về chính trị, tôn giáo, gia đình, nghề nghiệp.
b. Châu Á
• Người Trung Quốc
Khi gặp nhau, họ thường khom người hoặc cúi đầu để chào hỏi, đôi khi bắt tay, họ chú ý đến địa vị xã hội và tuổi tác của người đối thoại. Họ không có thói quen vỗ lưng và ôm người khi gặp nhau. Họ có thể hỏi những câu về địa vị của cá nhân (thu nhập, nhà cửa, con cái…).Họ rất chú ý đến mối quan hệ cá nhân khi quan hệ thương mại. Khi tặng quà, họ chỉ giới hạn ở mức rất khiêm tốn và có thể chỉ cần một món quà chung. Chủ đề ưa thích là lịch sử, văn hóa, gia đình, sự tiến bộ của Trung Quốc. Họ tránh các chủ đề về Đài Loan, Cách mạng văn hoá,sex, sức khoẻ, chính trị.
Người Trung Quốc ở Hồng Kông và Đài Loan có người mang họ người Châu Âu, nhiều người nói được tiếng Anh. Họ đánh giá cao lòng kiên trì và sự tôn trọng. Các chủ đề ưa thích là gia đình, du lịch, đồ cổ và tránh chủ chính trị, buôn lậu.
• Người Nhật
Khi tiếp xúc họ trao danh thiếp rồi cúi người thấp để chào hoặc bắt tay một cách nhẹ nhàng và không nhìn chằm chằm vào mắt khách. Họ rất chú ý tới tác phong và đánh gía cao đức tính kiên nhẫn, lịch sự, khiêm nhường. Ít khi họ xưng hô bằng tên thân mật. Họ cũng tiếp thu văn hóa ứng xử phương Tây, song ít khi dùng từ “không” trong đối thoại. Họ đánh gía cao vai trò cá nhân trong kinh doanh thương mại. Chủ đề chủ yếu là: Lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Họ tránh các đề tài chiến tranh thế giới, những tranh luận gay gắt.
• Người Thái Lan
Họ thường chắp hai tay trước ngực và hơi cúi khi tiếp đón với một thái độ khiêm nhường. Người Thái Lan thường gọi nhau bằng tên thân mật.Riêng vùng Tây Bắc Thái Lan, người ta có thói quen bắt tay khi đón và tiễn khách. Người Thái Lan cũng ít khi sử dụng lối hài hước kiểu phương Tây, Vì sợ bị hiểu lầm. Họ tỏ ra rất kiên nhẫn và chân thực, thận trọng. Cử chỉ tối kỵ là hất hàm hay dùng chân, cũng như việc vỗ tay lên đầu người khác. Chủ đề ưa thích là : văn hóa, lịch sử, món ăn Thái. Chủ đề cần tránh là: chính trị. Hoàng gia, tôn giáo.
• Người Triều Tiên (Hàn Quốc)
Khi tiếp xúc, người Triều Tiên có thói quen bắt tay, cúi người khi gặp nam giới, song với nữ giới ít khi có động tác bắt tay. Trong xưng hô, họ gọi tên trước và gọi họ sau. Những đức tính chủ yếu là khiêm nhường, kiên trì và tôn trọng tuổi tác. Họ tránh há to miệng và không nói chen ngang. Chủ đề ưa thích của họ là văn hóa, thể thao. Chủ đề họ tránh né là chính trị, vai trò của phụ nữ.
• Người Mã Lai
Đây là những người cư trú chủ yếu trên bán đảo Mã Lai, liên bang Malaixia. Họ có thói quen gặp gỡ là giơ hai bàn tay chào và bắt tay song rất ít khi cầm tay nhau và không dùng ngón tay trỏ ra hiệu với người khác. Trong khi đang ăn uống, họ tránh hắng giọng hoặc xịt mũi. Họ khá thận trọng và chậm rãi trong việc quyết định những vấn đề làm ăn, buôn bán. Chủ đề ưa thích của họ là : Vă hóa, thể thao, cảnh quan thiên nhiên. Chủ đề tránh đề cập là chính trị, tôn giáo.
• Người Singapore
Singapo nguyên là thuộc địa của Anh, và giao lưu văn hóa với châu Âu sớm lên người Singapo có phong cách giao tiếp gần với châu Âu. Họ bắt tay theo phong cách Âu, trao danh thiếp bằng hai tay, tác phong rất đúng giờ, có tính thực tiễn và thẳng thắn. Họ có thể nói thông thạo tiếnh Anh và tiếng Trung Quốc. Họ ít khi tặng qùa trong quan hệ làm ăn. Bữa sáng được coi là bữa chính của người Singapo, và bữa trưa thường kéo dài song không có nghi lễ. Rất ít người Singapo hút thuốc lá. Họ coi trọng tính thực dụng của người Mỹ, có quan niệm bình đẳng với phụ nữ trong công việc. Chủ đề ưa thích của họ là: môi trường sinh thái, kinh tế (cả tiền bạc) sức khoẻ. Chủ đề họ tránh là sự chênh lệch thành thị và nông thôn.
• Người Indônêxia
Họ có tập quán đón tiếp là bắt tay và gật đầu. Họ rất coi trọng cá nhân, rất đúng giờ. Tuy vậy, trong quan hệ thương mại họ thường chậm chạp và thận trọng. Họ coi việc từ chối các món quà tặng là bất lịch sự. Chủ đề ưa thích là lịch sử văn hoá, truyền thống. Họ tránh các chủ đề về chính trị, viện trợ nước ngoài.
Đa số dân Indônêxia theo đạo Hồi nên còn có những tập tục của đạo này.
• Người Philippin
Họ khá hồ hởi trong giao tiếp nên khi gặp bắt tay và có thể còn vỗ nhẹ vào lưng. Nói chung họ có thái độ cởi mở, nhiệt tình và dễ tạo sự thân mật. Ngôn ngữ trong giáo dục, kinh doanh hành chính là tiếng Anh. Họ thích tặng những món quà nhỏ cho bà chủ sau bữa tối. Chủ đề ưa thích của họ là gia đình, văn hoá, lịch sử, thương mại. Họ tránh các chủ đề chính trị, tôn giáo, viện trợ nước ngoài, sự suy đồi.
• Người Ả Rập
Thấm đượm tinh thần đạo Islam, người Ả Rập rất coi trọng các nghi thức trong giao tiếp. Sau khi giới thiệu, chào hỏi họ thường bắt tay, nắm chặt khuỷu tay hoặc vai. Khi đã quen thân, các cuộc gặp gỡ có thể ôm hôn, nhưng chỉ với nam giới. Họ thích tặng những món quà đắt tiền. Họ tuân thủ rất chặt chẽ chế độ ăn kiêng và các lễ nghi tôn giáo. Khi ra nước ngoài họ được mang theo vợ và không chỉ có một vợ (luật hồi giáo cho phép có bốn vợ). Họ tôn trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, chặt chẽ, nghiêm túc. Chử đề ưa thích của họ là lịch sử văn hoá, sự tôn sùng đạo Hồi, tinh thần thượng võ. Họ tránh các chủ đề về các tôn giáo khác, về Irrael, vai trò và địa vị phụ nữ, các trò đùa cợt nhả.
c. Châu Mỹ
Người Bắc Mỹ có thói quen bắt tay nắm chặt, mắt nhìn thẳng khi giao tiếp nhưng tránh những va chạm, ôm ấp trừ khi là hai người nam đã thân quen. Họ có tính thực tiễn cao, đúng giờ và luôn tiết kiệm thời gian trong sản xuất và kinh doanh. Họ coi trọng việc kiếm tiền. Bữa chính của họ là bữa tối. Họ có thể sùng xen tiếng lóng Mỹ trong khi đàm thoại. Họ nhận quà tặng xong có thể trao lại hoặc trao cho người khác ngay.
Họ cũng thích tiếp khách tại nhà. Chủ đề ưa thích là thể thao gia đình, buôn bán, văn hoá. Họ tránh các chủ đề về siêu cường Mỹ, về chiến tranh.
Với người Mỹ La Tinh, ngoài những ảnh hưởng văn hoá chung, họ còn chịu ảnh hưởng của văn hoá Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Họ rất tôn trọng thời gian và sở thích cá nhân, tránh các chủ đề về chính trị tôn giáo.
d. Châu Phi
• Người Nam Phi
Người da trắng có gốc Anh và Hà Lan (người Boers) chiếm khoảng 17% dân số nhưng có phong cách giao tiếp châu Au. Người Phi da đen chiếm đa số, có tính cởi mở, hồn nhiên khi giao tiếp. Người Nam Phi nói chung luôn đúng giờ. Họ sử dụng thông thạo tiếng Anh và ngôn ngữ bộ lạc. Họ thích các chủ đề về thể thao, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên, văn hóa châu Phi. Họ tránh các chủ đề về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo.
• Những người Nam Phi ở các quốc gia khác
Nói chung, họ rất hồn nhiên, cởi mở trong giao tiếp và có thói quen nhìn thẳng, bắt tay nhau. Trong công việc làm ăn họ thích tặng quà. Họ tiếp thu văn hóa châu Âu và sử dụng các ngôn ngữ châu Âu thành thạo. Họ ưa thích chủ đề về văn hóa châu Phi, thể thao, cảnh quan thiên nhiên, săn bắn và tránh các chủ đề về chính trị, tôn giáo, sắc tộc.
e. Nam Thái Bình Dương
• Người Úc
Tiếp thu văn hóa Anh và Mỹ, họ có thái độ giao tiếp niềm nở, tình cảm, thân mật nhưng không khách sáo. Họ thường bắt tay chặt và thích nói trực tiếp vào vấn đề, thẳng thắn. Họ rất tôn trọng tình bạn bè, đồng nghiệp và cư xử một cách bình đẳng giữa người với người. Họ chính xác về giờ giấc nhưng không chặt chẽ như người Mỹ. Khi thân quen, họ hay dùng tên thân mật và rất thích sự hài hước ngay cả khi có những vấn đề phức tạp. Họ ưa thích các chủ đề về văn hóa, món ăn, phong cảnh, thể thao. Chủ đề họ tránh là chính trị đảng phái, chiến tranh.
• Người Niu Di Lân
Họ có thói quen bắt tay khi giao tiếp và coi trọng hình thức ban đầu. Khi thân quen, việc giao tiếp rất cởi mở, thân ái. Họ không thích nhầm với người Uc. Trong giao tiếp và làm ăn buôn bán, họ coi trọng chất lượng công việc và sự thẳng thắn, chân thành. Chủ đề ưa thích là đất nước, cành quan, con người, văn hóa Niu Di Lân, biển khơi. Chủ đề cần tránh: đời tư, tôn giáo, năng lượng nguyên tử.
• Các nước khác ở Nam Thái Bình Dương:
Dân ít, nước nhỏ, ảnh hưởng của văn hóa Anh hoặc Pháp khá sâu đậm.