Bão Sa Mạc
Hãy đứng vững trên đôi chân của mình ,dù cho bạn không thể thực hiện nổi những bước nhảy thì ít ra bạn cũng bước được những bước chậm rãi......
Tìm kiếm
Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012
........................................
buồn.thật sự buồn.dường như mình càng cố gắng bao nhiêu thì thành quả đạt được lại càng chán bấy nhiêu............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011
Hoang đường
Nguyễn Ngọc Tư
Một ngày tháng Mười buồn tẻ. Gió lao rao lạnh, mưa lay phay, buông xuống giữa trời chiếc rèm mỏng tang, ướt sũng. Thêm những tiếng gà eo óc xa xa... Bữa đó, Chín gặp ma.
Những người đang sống bên mình, đang cười đang nói đang đẹp đang yêu, có thể họ là ma, phát hiện đó không đáng thảng thốt, hết hồn sao. Mắc cười, lúc đầu Chín còn tưởng con nhỏ vừa đến trọ cùng phòng là người. Bởi cô ta giống hệt như những đứa con gái Chín thường hay gặp trên đường. Tóc nhuộm vàng pha nâu, từng lọn uốn loăn quăn như sợi mì ăn liền, gương mặt xinh đẹp được trang điểm tỉ mỉ, chiếc áo mỏng tang, hai dây gá hờ lên đôi vai trần, hở nhiều chỗ thịt da tái xanh vì lạnh.
Mùi nước hoa cũng ướt đẫm thành vệt khi cô gái đi qua chỗ Chín ngồi lặt rau lang. Bà chủ nhà đon đả đi trước vẹt đường cho mớ hành lý kềnh càng. Con nhỏ lướt ánh mắt giễu cợt, phủi lên những vật dụng đơn sơ trong phòng, rồi dừng lại chỗ cái áo sơ mi Sở treo trên móc, cô ta ngó Chín, bĩu môi cười.
Chín thấy tuyệt vọng. Chỗ trú thân của Chín, thế giới riêng của Chín đã bị chia sẻ, kể từ bây giờ. Ngay lúc này, Chín ước gì mình có một món tiền, vừa đủ trả cho bà chủ khu nhà trọ, để đá con nhỏ đó văng ra đường. Tưởng tượng cái cảnh cô ta lếch thếch ngoi ngóp ngoài sân Chín thấy hể hả. Nhưng cảm giác ấy kéo dài không được bao lâu, thực tế là con nhỏ đang đứng đây, và tối nay sẽ nằm ngủ trên giường của Chín.
Phải, cả chiếc giường cũng không của riêng Chín nữa. Đứa con gái xa lạ mà Chín còn chưa biết tên đã chiếm giữ nó từ chạng vạng, cô ta nằm xoãi tay, dạng chân dồn Chín ở rìa giường. Phờ phạc nghe cô ta thở đều, Chín trằn trọc, cứ nhắm mắt lại thấy mình phập phều như sắp rớt xuống đất. Nửa đêm, Chín lấn vô, vừa chạm vào con nhỏ thì bỗng nghe một cảm giác lạnh buốt nhói thấu tận chân tóc. Dường như cô ta rỗng không trong chiếc áo phập phều, đến nỗi Chín có thể nằm chồng lên.
Chín vọt khỏi giường. Chín bỏ chạy. Không, chính xác là Chín lết đi. Một nỗi sợ hãi nghẹn ứ trong cổ họng. Ra đến sàn nước, chỗ tắm giặt chung của khu trọ, Chín ngoái lại thấy căn nhà mình như lung linh trong sương, muốn khóc, buột miệng kêu Sở ơi, Sở!
Không ai đón đỡ nên tiếng gọi giãy đành đạc giữa thinh không, vọng lại lòng. Tình yêu làm Chín bình tĩnh lại. Trời ơi, mình đâu có thể bỏ nhà mà đi được, mình phải trở về để chờ Sở, lạc nhau giữa biển người, giờ chỉ còn chút giềng mối này. Sống chung với ma hả, chơi luôn.
So với nỗi đau phải trốn chạy, từ bỏ gia đình, thì những biến cố còn lại, Chín coi thường. Cứ nhìn cái vẻ ngoài rất - người của con nhỏ thì biết, còn nhiều con ma khác đang long rong giữa đời này, lâu rày, có ai hay gì đâu. Thí dụ mình cũng chẳng biết gì đi.
o O o
Viên giả đò ngủ say khi chị ta trở vào nhà. Nghe hơi thở ngập ngừng, lâu lâu lại có một quãng lặng, đờ đẫn, Viên đoán chị ta cũng đang sợ hãi, giống như mình. Khi chị đặt thân mình trong suốt lên người Viên, lưng chị ta chạm chiếu, Viên giật mình thức giấc vì cảm giác như mình nằm trên tảng đá đầy rêu, nhảo nhớt. Rồi chị ta bỏ chạy ngay lúc Viên định thét lên. Buồn cười, chắc là chị ta tưởng Viên là ma.
Viên muốn cười ha ha ha, vui quá, bữa nay đúng là ngày vui, cho cha, cho mình.
o O o
Những ngày sau đó là những ngày rất dài, phần vì phải dòm chừng con nhỏ ma, phần vì cuộc chờ đợi đã bước sang tháng thứ ba, ngày thứ sáu mươi mốt. Mỗi tối, nhìn áo khăn của Sở treo trên vách, Chín luôn hy vọng, ngày mai là kết thúc. Sở bước qua cửa, và Chín ngấu nghiến ôm lấy anh. Chị Ba ve chai sát bên nhà chì chiết, “Ngu vừa thôi, rõ ràng là thằng Sở bỏ mầy rồi, chờ chi nữa, mắc công”... Chín không tin, hôm cuối cùng bên nhau, Sở còn hứa tháng Mười này, ngay dịp ở nhà có đám giỗ, Sở sẽ theo Chín về chịu tội với má, với họ hàng. Sở đã thề năm bảy bận, là sẽ yêu thương Chín suốt đời. Chị Ba tức quá hỏi lại:
- Con mèo chạy qua, thằng Sở nói con chó, mầy nhắm tin hôn...
Chín cười:
- Tin. Miễn ảnh vui...
Chị kêu trời. Tánh Chín vậy, yêu hết, tin hết, rút ruột ra để yêu, quăng nguyên con vào yêu, chắt cạn cả mình. Biết là lửa, nhưng con thiêu thân vẫn muốn lao vào cháy hết một lần. Yêu mà để dành, dè chừng, phòng hờ thì vui gì, Chín thường hay nói vậy.
Mỗi ngày qua, Chín lại thấy mình xanh xao thêm một chút. Chín mất việc ở công trường, vì nhiều khi, Chín không nâng nổi cây sắt hay cục gạch chút xíu. Hàng xóm thắc mắc, “Có bầu sao mà ốm nhom xanh ẻo vậy, mậy?”. Chín giãy, “Trời, bây giờ mà có em bé anh Sở giận chết, ảnh nói, hai đứa còn nghèo...” Nhưng sâu thẳm trong lòng, Chín thèm khát trẻ con, có nó, chắc Chín không đến nỗi thắt thẻo vì thương nhớ Sở như vầy.
May, có con nhỏ ma, nhịp sống của Chín thay đổi chút ít. Nó đi cả đêm, có bữa về tới nhà đã rựng sáng, say mèm, son phấn chảy xuống mặt, coi xinh đẹp não nề. Suốt ngày sau nó nằm ngủ vùi, mặc kệ điện thoại di động reo như bị ai cắt cổ. Nhiều lúc nghĩ nó đói, Chín kêu dậy ăn cơm. Nó không mở mắt, lắc đầu, nói cảm ơn rồi lại thở đều.
Có vẻ như con nhỏ vẫn tưởng mình là người. Mà Chín không đành, nói “nhỏ ơi, mầy chết ngắc rồi” không phải phủ phàng lắm sao... Sở hay bảo, yêu nhất là tánh Chín thương người. Bây giờ mới biết, ma Chín cũng thương. Dù nhiều khi, con nhỏ làm Chín giận run. Một bữa, ngủ dậy, bỗng dưng con nhỏ ma đùng đùng lôi áo của Sở xuống, dẫm giày lên rồi đá thốc về phía Chín, “tui không thích dấu vết của tụi đàn ông ở trong nhà nầy”. Chín chạy lại ôm cái áo lấm lem vào lòng, chực khóc. Con nhỏ ma dịu giọng:
- Của bồ hả...
Chín ngoay ngoắt bỏ ra sàn giặt. Nó hỏi vói theo:
- Thằng đó đâu rồi...
Ôi! Ước gì Chín biết Sở đang ở đâu. Một bữa, hai đứa đi coi hội chợ về, lúc qua đường, Chín bị xe máy tông vào. Chín ngất đi, lúc tỉnh, lồm cồm bò dậy chiếc xe gây tai nạn mất tiêu. Cũng không thấy Sở. Tưởng anh chạy đâu đó để mua bông băng cho mình, Chín ngồi bên vệ đường chờ đến khuya xa xắc. Tưởng Sở về nhà, nhưng ở nhà trống hoác. Tưởng Sở đi đâu một chút thôi, ai dè biền biệt đến giờ. Sở nghĩ Chín chết nên không quay lại nơi đau thương này... Hay Sở không thể chịu được khi nhìn thấy Chín đau... Hoặc Sở tự dằn vặt, không mặt mũi nào mà gặp lại người yêu, vì anh mà tai nạn đến với Chín (lẽ ra anh nên đi trước, lẽ ra anh nên nắm tay để kéo Chín lại với mình)... Chín loay hoay, mê mải với những giả thuyết rối nùi, không manh mối.
o O o
Nhưng có một giả thuyết mà chị ta chưa nghĩ tới, là chị thật sự chết rồi. Viên cố tình không chạm vào cơ thể chị, bởi biết cái chết, bản thân nó là một nỗi đau.
Thế mình sống thì sao, thì không đau, thì sung sướng... Viên tự hỏi, và cười rủ rượi trên giường.
o O o
Con nhỏ ma dựng quanh nó đầy những bức tường nghi hoặc. Những câu hỏi bỏ lửng... Nó mở ti vi, nhăn nhở chỉ một ông sang trọng nói “ba tui kìa” rồi im lặng khi Chín nhổm lên hỏi thiệt hôn. Bữa khác nó thản nhiên bảo cái nhà ba bốn tầng (cũng trong ti vi) là nhà mình, trong khi nó đang ở trọ. Nhiều tiền mà ở trọ. Ở trọ mà chạy Dylan, chiếc xe trăm ngoài triệu chớ giỡn sao. Cứ vậy, ở con nhỏ ma, không có gì là hợp lý. Coi bộ nó ghét đàn ông, lại có vẻ như đang yêu, đang hẹn hò dù không biết với người nào, vì mới ngọt ngào cùng một người tên Dũng nào đó, cú điện thoại sau lại ngoay ngoắt bảo nhớ Hùng quá, anh ơi.
Khó hiểu, nhưng không ghê rợn như những gì người già hay kể. Nào là ma biết bay, ma lưỡi dài, xoã tóc, ma xanh lét hay ma rút ruột. Rốt cuộc, người ta dựng chuyện khơi khơi vậy thôi, có ai tới được chỗ đó đâu, có đến cũng không trở lại, để kể.
o O o
Những buổi chiều nhìn người con gái gội đầu bên hồ nước đầy rêu, những tia nắng cuối cùng nhảy nhót trên cổ trên áo chị, Viên thường thảng thốt. Không thể phân biệt được chị ta với người, bằng mắt thường, đến nỗi lúc ra đường, Viên nhìn ai cũng gợn lên ý nghĩ, không biết người hay ma đây.
Không có ranh giới nào, vì chất - người trong người con gái ấy vẫn lung linh, những lần chị thức giấc kéo mền lại cho Viên, những khuya chị mở cửa cho Viên, không quên cằn nhằn, “đi đâu mà gà gáy mới về”, những khi chờ Viên dậy để cùng ăn cơm. Rau luộc chấm chao thôi, Viên cầm đũa, mà cảm giác mắt mình ướt như vừa khóc.
Mười ba năm, Viên chưa từng có cảm giác này.
o O o
Một bữa nắng nhiều, con nhỏ ma nhờ Chín khui mấy thùng đồ ra phơi cho đỡ mốc. Thùng Một, có vài con búp bê đắt tiền, vài lọ nước hoa còn mới nguyên, mấy cái áo len. Và những khung hình đã cũ. Chín tần ngần trải chúng ra dưới nắng, thấy long lanh những nụ cười.
- Mẹ tôi nè, đẹp hen - Con nhỏ ma chìa tấm ảnh một người phụ nữ trước mặt Chín, rồi lạnh lùng cụp lại - Lấy chồng rồi, đẻ một bầy con bên Mỹ.
Chín ngộp thở, chưng hửng... Con nhỏ cười, cái cười kêu lóc cóc, khô như những hòn đá lăn vào nhau, “Thấy ngộ lắm hả... Nhằm gì, cha tôi cũng vừa mới đám cưới tưng bừng...”.
Chín cảm giác con nhỏ đang chết thêm lần nữa khi nhắc lại một hai đám cưới đã dự trong đời. Thế giới của ma, cũng đầy đau xót, thiệt ngộ, tưởng chết là khoẻ trân chớ (về điều này, mấy bà già lại lừa mị, ai nói chết là hết đâu).
Thùng Hai, đầy nhóc sách vở, có cả thẻ sinh viên. Trời, vậy là con ma này lê la tận trường học. Chín hỏi “Ủa, sinh viên sao không thấy đi học gì hết vậy?” Con nhỏ cố gắng nắn miệng mình thành nụ cười trên khuôn mặt bất cần, rắn câng, “Không học cũng đậu, cũng có chỗ làm ngon lành, học chi cho mệt...”
Thùng Ba, lổn ngổn những gói quà nhỏ chưa từng được mở ra. Phía trên cùng là quyển sổ dày, bìa có “Ghi tình” cùng hình mấy con bướm chết tả tơi vẽ bằng bút bi trên nền xanh lam, đã quăn mép. Thấy Chín tần ngần, con nhỏ ma biểu cứ lật coi đi. Mỗi trang là tên một người tình, với vài chi tiết như nơi gặp lần đầu, đặc điểm (thí dụ như “ngày mai cưới vợ” hay “buồn chán cuộc sống hôn nhân”...). Còn có mục “nơi ngủ cùng nhau” (chữ ngủ này bao gồm nhiều hành động khác chứ không đơn thuần chỉ nhắm mắt và ngáy khò khò), cuối cùng là thời gian kết thúc, có khi gọn lỏn trong một ngày đêm.
- Sổ của tụi bạn tôi còn dày hơn nhiều.
Chín ngó sững vào khuôn mặt đẹp như được đúc bằng men sứ, lại ngộp thở. Con nhỏ chưa từng biết yêu, thứ tình - yêu - của - người. Nếu có quyển sổ cho mình, Chín sẽ ghi dày đặc tên Sở, và dằng dặc những chữ “em yêu anh”.
o O o
Những tờ lịch cuối cùng của tháng Mười nặng nề rụng xuống, người đàn ông tên Sở vẫn chưa về. Viên nổi quạu thấy người con gái ra cửa ngó mong, và buông đũa nghe ngóng mỗi khi bước chân ai đó loẹt xoẹt qua nhà.
Một bữa, chị thở dài, Viên càu nhàu, sao không ngủ. Chị bảo, sớm mai là gói bánh đám giỗ nội. Phải ở nhà, giác này chị đang ngồi lau lá, xắt khoai môn thật mịn để làm gân bánh ít mình ngọt, rồi nạo mấy chục trái dừa. Giọng chị nghe đượm nồng mùi khói bếp ung.
Viên trợn trạo nuốt cục nghẹn, tình yêu không đáng đánh đổi với cái mùi khói đó.
o O o
Một bữa dọn dẹp nhà, Chín thấy cuốn “ghi tình” hôm trước rơi hớ hênh dưới bàn. Gió vô tình lật những trang gần cuối. Tên Sở ở đó. Chín hơi sững sờ, thấy cuốn sổ lọt tuốt qua tay mình. Như những trang khác, con nhỏ ma không quên mục “đặc điểm”: “Người yêu vừa qua đời hai ngày. Anh ta vẫn mạnh mẽ, không có gì khác lạ...”
Mắc cười, con nhỏ định dùng cách này để Chín không chờ Sở nữa. Vô lý ở chỗ, nó ám chỉ Chín chết rồi. Nhiều khi con nhỏ cũng vô duyên hết sức nói...
o O o
Viên nhận ra không dễ gì dập tắt lửa trong chị. Giả như nhìn thấy người đàn ông chị yêu cắp tay một cô gái khác, ngay trước mặt, chị cũng nghĩ hắn ta có nỗi khổ gì đó, không thể nói ra. Và nếu Sở ngã lòng, chắc Viên đã dùng những trò ma mị để quyến rủ. Viên điên cuồng tìm cách chứng minh với chị ta không có thứ gọi là tình yêu. Chị ta thì chẳng làm gì, cứ chờ đợi một mối tình thăm thẳm.
Cho đến một bữa, Viên thật sự tin chị ta đang sống, vì vẫn hừng hực tin, yêu.
Còn mình thì chết rồi. Chết mỗi ngày. Liệu có còn sống lại được không...
NGỌN ĐÈN KHÔNG TẮT _ NGUYỄN NGỌC TƯ
Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề "Kính gởi ông Hai Tương". Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi, thấy có người nhắc lại chồng, bà cụ Hai Tương nhớ quá ứa nước mắt. Khui lá thơ ra, thì ra là thơ mời nói chuyện khởi nghĩa.
Con Tươi ngồi chắt nước cơm ngoài sau bếp than trong bụng: "Mấy chuyện đó kể muốn thuộc lòng rồi, bắt kể hoài, bộ mấy ổng hổng chán sao".
Cái khởi nghĩa đó xảy ra đã lâu lắm rồi. Dân xứ này có người nhớ, người không. Cái người không nhớ thì cũng nhớ được hai ngày. Ngày thứ nhất là ngày giỗ chung những người khởi nghĩa bị giặc bắn ngoài chợ. Ngày thứ hai là cái ngày kỷ niệm khởi nghĩa. Xã tưng bừng dựng cờ đỏ chói, chạy xuồng máy rước mấy cụ lão thành lại đằng chỗ ủy ban ngồi uống nước trà, ôn lại chuyện cũ. Những chuyện mà các cụ cất vô trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ. Ông cụ Hai Tương - nội con Tươi - cũng được mời hoài. Dạo ông cụ già yếu, Tươi được đặc phái đi theo chăm sóc ông nên không khí hội họp nó biết chút đỉnh, chuyện mà cái hội họp nói, Tươi cũng thuộc lòng. Nói chung là không có gì mới. Con Tươi ngồi kế ông nội, có khi nó nhắc:
- Còn chuyện nội với thầy lên Hòn bắn chim bằng nạng thun đó nội.
Ông nội nó đang nói, gật gù:
- Ờ, đúng là tôi còn quên cái chuyện - nội nói - với thầy xách nạng thun lên Hòn bắn chim.
Tươi hài lòng, chành miệng ra cười, thấy mình quan trọng hẳn lên. Quan trọng ngay cả trong cuộc khởi nghĩa đã diễn ra mấy chục năm trước.
Hồi còn sống, ông nội thương con Tươi nhất. Tươi cũng thương ông nội, quấn quít bên ông. Công việc của nó là nấu cơm, chở nước, quét dọn nhà cửa. Thời gian rảnh ngồi nghe ông nội kể chuyện xưa, nghe bà nội kể chuyện còn xưa hơn nữa. Thằng Sáng suốt ngày chạy nhảy, ăn chực ở nhà hàng xóm trề môi như đưa đò:
- Ông nội khó thấy mồ.
Tươi không nghĩ ông nội khó, nhưng ông nội hơi lạ lùng. Ông nội dắt Tươi ra biển đứng sục chân trong bùn, nghe nước biển lấp liếm đầu gối, nội chỉ hướng Hòn.
- Bây coi kìa, Hòn đó.
- Dạ, xa quá hen nội.
- Bây ơi - nội đột nhiên nghẹn ngào - tao nhớ Hòn quá.
Tươi an ủi:
- Thì bữa nào nội biểu ba lấy ghe chở nội đi. Mà phải con lội hay con lội cõng nội ra ngoài. Gần thí mồ chớ gì, nội.
Vậy mà Hòn xa lắm. Có đi mới biết trời rộng, biển rộng mênh mông. Người ta đứng một chỗ nào đó nhìn bầu trời nhỏ xíu, cái Hòn nhỏ xíu, xanh mù mù rồi thấy mình cũng không cần đi đâu, không cần làm gì nữa, thế giới có bi nhiêu đây thôi mà. Tươi rút ra một chân lý, nó nói với nội:
- Cô con dạy "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là vậy đó nội.
Má Tươi bảo: "Con Tươi đi theo ông nội riết nó... khùng". Nó không khùng nhưng nó già trước tuổi, nó già theo những câu chuyện xưa. Ông nội ngộ lắm. Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của thầy, của mấy anh em khởi nghĩa. Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng tuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa. Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ ghi nhớ những gì mà ông nội nói. Vì ba má nó lo làm ăn không có ở đây để nghe, vì thằng Sáng không muốn nghe. Rồi một bữa khác, ông nội nó ra bãi ngồi tới chạng vạng không chịu vô nhà. Ngồi coi biển đục ngầu, ngồi coi mặt trời lặn. Tươi năn nỉ ông vô nhà để ở ngoài này gió máy cảm chết. Ông nội nó không chịu vô, vò đầu nó than:
- Tao thương thầy quá. Nhớ thầy quá. Tao thèm gặp thầy, gặp anh em.
Ðâu ngờ cái lần nội nói đó, nội đi gặp thầy thiệt. Xóm Rạch vắng một người già cỗi cằn ngồi hát sử hận, mấy ông làm phim, viết sử tiếc đứt ruột ông già sống qua những tháng năm biến động và nhứt là đã trải qua cuộc khởi nghĩa trên Hòn. Con Tươi qua sông, chở nước ngọt về uống trượt chân té xuống sình. Té nhẹ phau mà không hiểu vì sao nó dầm mình vậy, nó khóc mướt.
Vậy mà kỷ niệm năm nào người ta cũng gởi thơ mời ông Hai. Không hiểu người ta vô tình quên rằng ông đã khuất hay cố ý nhớ đã từng có một con người như thế trên cõi đời này. Năm rồi thì ông Tư Lai đi thay, năm nay thơ tới trễ ông Tư đi biển ngày họp không về kịp. Cán bộ xã đút mũi xuồng lại rước. Bà cụ Hai rầu rĩ như mình đã ruồng rẫy, phũ phàng ai vậy, chép miệng than:
- Thiệt rầu hết sức, nhà tui tưởng còn ai đi kể chuyện khởi nghĩa. Hổng ấy cho con Tươi đi, chịu hôn?
- Nó nhỏ xíu hà biết không?
- Nó tuổi con gà gần hai chục rồi, nó lanh lắm.
- Thôi kệ, đi đại đi.
Vậy là lần đầu tiên Tươi một mình đi kể chuyện. Ðò chạy một mạch lên huyện, nó ngồi kế bên ông chú Chín bạn của ông nội, nghe ông chú Chín bệu bạo kể kỷ niệm hồi xưa với ông nội, những kỷ niệm tưởng đã đầy rêu, Tươi nhớ nội quá. Nội bây giờ chắc bay ra Hòn gặp thầy, gặp các bạn của nội. Họ lại cùng nhau uống trà, leo núi, đẽo nạng thun bắn chim. Họ lại lên rẫy Thuồng Luồng cuốc đất trồng khoai lang, khoai rạng. Họ không bao giờ già. Họ không bao giờ mệt. Họ không bao giờ mất. Nên người ta tổ chức họp để nhắc họ hoài hoài.
Nghe nói lần này có người trên tỉnh xuống viết sử, Tươi cũng nghe hồi hộp lắm. Nó sợ mình kể không hay bằng ông nội, thiếu những chuyện quan trọng mà người ta cần. Ông nội để lại cho nó một trọng trách nặng nề. Nó vừa đưa tay vịn tấm cao-su che nước mặn khỏi tạt vào mặt, vừa suy nghĩ lung lắm. Nó nhìn đăm đắm ra sông Lớn, những con sóng chạy rượt nhau mê mải tới bạc mái đầu. Có con sóng nào trẻ không mà lượn nào cũng trắng.
Tới cuối buổi họp thì cô gái nhỏ xíu trẻ măng ngồi cuối bàn đằng này được phát biểu: Cũng tại cô ngồi khuất sau cây phát tài nhựa nên khó thấy cô. Cô có nước da đen giòn miền biển, đôi mắt mở lớn bẽn lẽn:
- Dạ, con xin nói thêm về khởi nghĩa đó.
- Ủa, cô có tham gia hả?
- Dạ, ông nội con.
- Dà, sao cô biết?
- Dạ...
Cô gái miết tay lên cạnh bàn có vẻ bối rối. Có nhiều người ngồi quanh đây cô không quen.
- Dạ, ông nội con kể, ông nội con là ông Hai Tương. Nội con còn viết tuồng Sử hận nữa, mấy chú có nghe hát tuồng đó chưa?
- Ờ, Bác Hai Tương tôi thương lắm nghen. Ổng kể chuyện mê ly mà chính xác lắm. Còn tuồng thì nghe nói thôi, thiệt thì chưa.
- Con hát nghen?
- Thôi đừng hát, kể sử đi.
- Dạ thưa ông bác Ba, ông bác Chín, thưa mấy chú, con nói hơi dài được không?
Ông chủ tọa coi đồng hồ cười:
- Bây giờ cũng còn sớm. Chuyện của cô dài cỡ bao nhiêu? Cô mà kể hay, tới chiều tôi cũng nghe.
- Dạ - cô đằng hắng - Thầy được Ðảng phân công về xóm Rạch năm một ngàn...
Ðó là câu chuyện của cô, của ông nội cô, của những người xóm Rạch. Họ kể chuyện đó bao nhiêu lần rồi? Các nhà viết sử nghe bao nhiêu lần rồi? Nhiều lắm, nhiều không kể được. Cô gái nói lời của ba cô năm trước, nói lời của ông nội cô năm trước, năm trước nữa. Cô nói lời của lịch sử. Mà lịch sử là thứ không thay đổi. Nhưng trong lời của cô có cái nhiệt tình tuổi trẻ, trong mắt cô có mầu đen sẫm của vốc đất bãi bùn, và cô dựng xương thịt cho cuộc khởi nghĩa bằng nét mềm mại của người con gái nên câu chuyện của cô rất sâu sắc và thu hút người khác.
- Mấy chú coi con kể có sai chỗ nào không?
- À, không, hay lắm, rất hay. Cô học tới lớp mấy?
- Dạ, lớp 9, xã con dạy tới bao nhiêu đó thôi.
- Cô tên gì nhỉ?
- Dạ Tươi. Ông nội con tên Tương, ba con là Lai, hai chị em con là Tươi, Sáng.
- Tên cũng hay lắm. Tươi có biết thầy không?
- Biết. Con thương thầy như nội con vậy.
- Tôi ngạc nhiên đó. Cuộc khởi nghĩa với cô cực kỳ mơ hồ vậy mà cô nói chuyện như thể đã từng sống với thầy vậy. Thầy rất đẹp phải không?
- Dạ, bà nội con nói thầy đẹp trai lắm. Con trai xóm Rạch bây giờ không ai bằng. Thầy là đàn ông mà thầy còn biết thêu.
- Thêu à? Ôi chuyện đó tôi chưa nghe nói bao giờ, mấy chú có nghe không?
- Không.
- Có.
- Ờ hình như có.
- Tôi gặp ông nội cô ba lần, chưa lần nào ổng kể tôi nghe. Tại sao cô biết?
- Bà nội con kể. Bà nội con là đàn bà nên mới nhớ lâu chuyện đó. Bà nội con đã có lần thêu chung áo gối với thầy.
- Chung à? Thêu gì?
- Uyên ương. Chú có coi Tô ánh Nguyệt không? Trong đó có hát vầy nè: "Uyên ương có bạn có đôi...", cái áo gối đó tới giờ bà nội con vẫn còn giữ, nó hơi cũ. Nhưng ông nội con nói tội nghiệp bà nội bây, uyên ương gãy cánh giữa trời dông...
- Cháu làm chúng tôi xúc động đây. Thôi cháu kể sử tiếp. Tới đoạn đêm khởi nghĩa.
- Dạ nội con nói sau khi giết xong chúa đảo (đêm đó trăng sáng như ban ngày), bắt hai má con cô Ðầm xuống bãi, thầy biểu mấy chú, à không mấy ông chú giữ đèn hải đăng cho nó đừng tắt. Và khi chiếc tàu chạy vào xóm Rạch rồi, ngọn hải đăng vẫn với nhìn theo cháy hoài, cháy hoài, cháy hoài.
Giao Thừa
Đã thấy mấy vạt hoa vàng lòe xòe, đã thấy những trái dưa hấu bóng mẫy thẫm xanh chất tầng tầng trên chợ. Thế là Tết thật rồi. Tết cứ làm người ta nao lên nôn nóng ngóng chờ, rồi lại nuối tiếc cho tuổi xuân quạ Chợ Tết chạy dọc theo các vỉa hè quanh ngã năm, bán toàn dưa với hoa. Vô tình chỗ Đậm bán đối diện với khu nhà đẹp nhất, cao nhất và sầm uất nhất thị xã. Sau lưng, cách một lớp chì gai oặt quẹo là một bãi cát trống, cỏ xanh theo gió chạy líu ríu từng triền, từng triền mải miết. Cánh bán dưa ra chợ từ 20 tháng chạp, chở từ sáng tới khuya, hịch hụi. Lúc nghỉ mệt tay chống hông ngó quạ Những ngôi nhà cao. Những bảng hiệu sặc sỡ. Đèn đủ thứ mầu. Sang quá. Người ta đợi tết để trang hoàng cho thật đẹp, mà càng đẹp thì cánh bán dưa trong ruộng ra càng buồn. " Biết chừng nào mình xây được cái nhà cỡ đó hen?" . " Bán dưa, làm ruộng cỡ 40 năm" . " Giỡn hoài, cỡ đó thì xuống lỗ rồi còn gì" . " ừ" ...
Chỗ Đậm ngồi dưới tán cây còng bị tỉa nhánh chỏng chơ như bàn tay cụt. Bên trái là vạt bông của ông Chín từ miệt Sa Đéc xuống. Và chỉ Đậm là ngồi bán một mình chứ người ta chồng vợ đùm đề, xoong nồi lủ khủ. Ngày đầu cô chất dưa chưa khéo, dưa cứ ỷ mình tròn, lăn long lóc ra đường. Dưa lăn, người hì hục đuổi theo. Xe cộ giáp Tết đông nghẹt, người ta cười, người ta cằn nhằn. Tủi cực trào lên như người ta nhận cái thùng vô lu nước đầy. Đậm lầm lũi khóc nghẹn. Đậm 29 tuổi, hơi đen, trên khuôn mặt lam lũ còn sót lại chút duyên ngầm. Chưa thấy chanh chua như đã từng quen chợ. Lúc chở dưa ra, có anh chàng trẻ tuổi cao lỏng khỏng, nước da đen lùi, lúc cười chỉ thấy hơi hới hàm răng, chạy tới làm giúp. Kéo tấm ni-lông che nắng, chặt mấy cây chuối đem ra bao lại cho dưa khỏi lăn, anh chàng cũng giúp. Đậm nằng nặc bảo thôi đi, anh chàng cãi cố: " Tôi tiếp cho, có sao đâu" . Quần anh chàng lấm nhớt, tóc bù xù đỏ quạch như rễ vú sữa. Già Chín bán bông thắc mắc:
- Con gái ơi! Bác thấy thằng đó hiền khô hà, ai vậy?
Đậm bảo:
- Tên Quí, chạy xe lam, ở xóm thôi, bác à.
- Chà, giỏi, tốt thiệt. Làm hăng vậy tính kiếm tiền để cưới vợ hả?
Anh chàng nghe lóm, cười chéo mắt:
- Có ai đâu mà cưới, bác.
Ông Chín cười khà khà, vuốt chòm râu cụt ngủn.
Cái nắng xuân kỳ lạ, không gay gắt đỏ, không nhàn nhạt như nắng chiều hè mà vàng thắm thiết như mầu bông sao nhái. Bấc lồng lộng lẫy qua từng ngọn cỏ sau chợ, mang theo mù mịt cát. Mặt mũi đầu tóc Đậm lúc nào cũng nham nhám như hột me rang cát. Người ta quần là áo lượt kìn kìn chạy qua mà chợ dưa với hoa vẫn chưa sôi động. Năm nay dưa trúng mùa cả núi vầy ăn gì cho hết. Người ta nán đợi tới ngày rước ông bà, lúc đó coi dưa có rẻ hơn bây giờ không. Những người bán ngồi chéo queo, buồn teo. Bông vạn thọ, bông cúc trái nết nở bung từng khóm, lái bông than như bọng: " Năm nay chắc thua rồi" .
Đậm bắt chước cánh lái dưa xóm Vàm Xáng, đi chợ mua xấp liễn dán dưa cho bắt mắt khách, tiện thể mua cho bé Lý bộ đồ. Mứt gừng, mứt dừa ở nhà má làm rồi để coi mua gì thêm. Má thì thích bánh ngọt. Con út thích cắn hột dưa, Đậm mua mỗi thứ vài trăm gam. Về khui ra thấy bộ đồ bé Lý hơi lớn, nhưng không sao, lớn thì mặc tới năm sau. Già Chín hỏi: " Đồ ai mà bây ôm ấp vậy?" . Đậm bảo của con gái con. Hỏi thêm một chút về ba của đứa nhỏ, Đậm cúi mặt thưa: " Không có" . Nghĩa là không có. Ông Chín không
phăng tới nữa. Ông già rồi, lăn lộn trên đời, ông biết chắc có chi lầm lỡ. " Con lầm lỡ tới mức phải bỏ nhà đi luôn đó, bác Chín à. Tới lúc ba con buồn rồi chết, má mới rước con về. Bây giờ, có cực khổ thế nào con cũng ráng chịu, miễn sao năm tháng cuối đời má con vui. Mà, chắc bù bi nhiêu cũng không đủ" . Sau này, Đậm mở lời. Giọng Đậm khao khao. Cô thấy mình giống như cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đi lại đạp vẫn ngoi lên sống, sống cỗi cằn.
Những mùa lam lũ. Những mùa cực nhọc. Một mình chống chọi. Đàn ông con trai coi được một chút mới lòng vòng ở ngoài đã nghe thiên hạ rần lên: " Thứ gái hư đâm đầu vô làm gì" . Ai mà muốn, chỉ tại còn nhỏ, thấy gió yêu gió, thấy hoa yêu hoa, đam mê bồng bột. Nghĩ mình học chưa tới đâu nhưng là học những bài học bự nhất, đắt nhất. Đếm đi đếm lại chỉ còn Quí, khi biết được còn mỗi Qúi thì Đậm đã sắp 30. Nhà Qúi ở Lung Giữa, Qúi gửi xe sân nhà cộ Làm một vài chuyện nhỏ như chở Đậm đi chợ không lấy tiền, tiếp Đậm cất cái nhà củi... thì cho là có qua có lại đi. Nhưng ánh mắt Qúi ngày càng nồng nàn trói buộc, bắt Đậm phải day dứt giữa nỗi khát khao và tủi hổ. Qúi trai tơ, chưa vợ, lại nhỏ hơn Đậm gần 4 tuổi. Nhưng Qúi tốt quá, rất tốt. Má Qúi già rồi, than với Đậm hoài, có một mối trong Nhà Phấn Ngọn, coi được lắm, vậy mà biểu thằng Qúi cưới vợ mà nó hổng nghe, làm như nó còn chờ ai đâu.
Thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi. Khiếp, mới đó đã 29 Tết. Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là một thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm. Tết này không có 30, 29 rồi tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu một ngày. Những khóm vàng hoa của ông Chín nở sớm từ 24, 25 đã ngả mầu vàng sậm. 4 giờ sáng, ông đi qua bên kia đường gánh nước về tưới, than: " Thời tiết năm nay kỳ cục quá" ông vấn điếu thuốc, phà khói bảo: " Con biết không, nghề bán bông tết cũng như bán lồng đèn Trung thu, qua rằm tháng 8 có cho người ta cũng không thèm lấy. Buôn bán kiểu vậy như con gái có thì, qua rồi, khó lắm... " Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu ngó sao muộn, ông thôi không nói nữa. Đậm nhớ con gái quá. Nghe Qúi đem đồ về lại đem tin ra bảo: " Bộ đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó đòi ra với Đậm. Buôn bán như vầy cực quá, chở nó ra đây, tội nghiệp... " . Rồi Qúi bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo sao mà khéo quá, bông đỏ bông vàng trổ ngay Tết.
Đó là lúc chờ sáng, còn rỗi rãi xẻ dưa mời nhau, chứ ngày 29 là một ngày tất bật, nói theo dân đá banh là thắng với thuạ Người mua xúm xa xúm xít. Mới một buổi đã lử lả, Đậm một mình phải coi trước coi sau. Tưởng dưa hấu đắp đập ngăn sông mà đã vợi đi quá nửa. Nhưng chắc phải đợi cho tới giao thừa. Người ta chờ tới đó sẽ rẻ nữa. Chạy xong mấy chuyến xe buổi sáng, chiều Qúi lại giúp. Từ bến xe lam lại đằng chợ chừng 100 m. Qúi kêu: " Có ai mua nhiều, Đậm hứa đi, tôi chở tới nhà cho" . Đậm thấy vui, phần thì bớt lo dưa ế, phần thấy nao nao trong lòng. Cái không khí đẹp thế này, ấm thế này, không vui sao được. Qúi hỏi: " Nhà Đậm có gói bánh tét không?" . Đậm hỏi lại: " Có, mà chỉ" . " Tôi cho, má tôi gói nhiều lắm" . Qúi mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ráp nắng. Trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời.
Lúc ngẩng lên được đã năm mới mất rồi. Nghe được tiếng trống giao thừa vọng về từ trung tâm thị xã. Ở đó có một lễ hội thật tưng bừng. Ông Chín đốt 6 nén nhang, chia cho Đậm nửa, biểu: " Con cúng giao thừa đi. Cầu an khang, sức khỏe, cầu năm tới giàu hơn năm nay" . Mùi nhang thơm trong gió sực lên mũi Đậm một nỗi nhớ nhà. Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe. Ở chợ, người muốn về trước giao thừa thì đã bán thốc tháo để về. Những người còn lại cũng cố dọn dẹp làm sao mùng một có mặt ở nhà, pha bình trà
- Dạ, bác về mạnh giỏi, ăn Tết cho thiệt vui.
Đậm vén tóc, cười, thấy thương ông quá. Ông Chín leo lên xe còn ngoắc Qúi lại nói thì thào: " Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu: Ra đường thấy cánh hoa rơi. Hai tay nâng lấy, cũ người mới tạ Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng" . Nói rồi xe vọt đi, mấy người nữa lên xe vỗ vào thùng xe thùm thùm như gửi lại lời chào tạm biệt. Khói xe xoắn ra từng ngọn tròn tròn như con cúi. Đậm lui cui quét dọn chỗ của mình, hỏi:
- Ông Chín nói gì vậy?
- Đâu có gì - Qúi cười bối rối.
- Về nghen, chạy xe chất đồ chở về. Biểu Qúi đứng chờ mà không nghe, vì tôi mà ngày nay Qúi bỏ mấy mối xe, uổng quá.
- Đâu có gì còn 31 trái dưa...
- Tôi tặng Qúi chục trái ăn dài dài.
Qúi cười :
- Nhà tôi đơn chiếc, có mấy người đâu, ăn gì nhiều vậy.
Những chiếc xe vẫn nối đuôi nhau chạy về phía đại lộ. Lễ hội giao thừa vẫn chưa tan, chưa muốn tan. Người ta vẫn muốn cùng nhau đi hết Tết này. Một vài anh bạn trẻ chạy xe qua, gọi Đậm: " Nhanh lên chế ơi, trễ rồi. Tết đâu có đợi" . Lúc Đậm lên xe thì đã qua lâu giao thừa, Đậm ngồi đằng trước ngang với Quí. Xe ra khỏi thị xã, con đường nhỏ lại, vắng hoẹ Đậm ngoái lại nơi cô từng nếm sương, nếm nắng, nghe gió. Những đóa cúc sau sàn xe rung rinh những sắc mầu rực rỡ. Qúi bảo:
- Đậm biết cúc đẹp gì không?
Đậm lắc đầu. Qúi cười:
- Lòng chung thủy. " Diệp bất ly chi, hoa bất ly đài" .
- Ai nói với Qúi vậy?
- Bác Chín. Năm tới, tôi trồng cúc đi bán với Đậm nghen.
Đậm muốn cười, rất muốn cười mà sao nghẹn lại. Làm sao vượt qua những trở ngại trong lòng người. Hai bên đường rập rờn hoa dại. Những đống lửa rơm còn nghi ngút khói, bọn trẻ cơi lên khoe áo mới rồi mỏi mòn đi ngủ.
Qúi cho xe chạy thật chậm, nghe gió thổi qua lỗ tai lạnh quánh. Lạnh như khoảng chiếu nửa đêm Qúi chạm tay vào, tượng lên một nỗi nhớ rờn rờn lúc mờ lúc tỏ. Những nỗi nhớ phơ phất mái tóc một người, đôi mắt một người, dáng dấp một người. Đến tỉnh dậy vẫn còn bồng bềnh như khói. Qúi nhìn Đậm, ánh nhìn rất lạ. Anh không biết vì một nỗi gì mà tới bây giờ anh chưa nói lời thương với người tạ Anh không ngại đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm xưa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ đến. Cô luống cuống khi thấy chiếc xe chạy chậm dần:
- à... Ờ... Tết này nữa, Qúi bao nhiều tuổi rồi ha?
Qúi im lặng, dừng xe hẳn. Lúc này anh thấy cần nắm lấy bàn tay lạnh tái của Đậm, rất cần. Khi ấy giao thừa đã đi qua lâu, lâu lắm rồi nhưng rõ ràng vẫn chưa hết Tết. Mai là mùng một.
Truyện ngắn: Củi mục trôi về
Những đám mây tối thẫm, trĩu nước sà thấp, ậm è như đang cố
ấn ngôi chùa lún vào khoảng vườn ngập lút đầu ngọn cỏ. Những cái bọng mưa sắp
bục vỡ ra. Hối hả kê bộ ván ngựa trước chánh điện – một chỗ ngồi cho bữa tụng
niệm chiều, thầy bỗng ngó ra ngoài trời, bảo “đường sá gì mà vắng hoe, buồn
quá, ông”.
Từng lời của thầy vừa thốt ra khỏi đầu môi đã bị thinh lặng
đóng băng. Thầy chờ đợi gì ở gã, một kẻ – đã – chết thì buồn vui có ăn nhập gì.
Gã, khúc củi mục trôi giạt về Thổ Sầu, ghé qua ngôi chùa
nghèo này. Nghèo đến mức người xa về không biết gọi là nhà hay chùa. Tuềnh
toàng đến mức không cửa, không rào, đến nỗi xưng hô với người kinh kệ trong
chùa thế nào cũng ngại. Gọi thầy như những bậc chân tu thấy không được, gọi tao
mày như người thế tục cũng không xong. Đành lúng búng hỏi
– … Quên tôi rồi, phải không?
– Nói chơi hoài! – thầy trợn mắt – tôi đâu có tệ vậy.
Thầy là người đầu tiên ở Thổ Sầu, nhận ra gã ngay cái nhìn
đầu tiên. Những ngón tay xương xẩu của thầy níu lấy vai gã, run run, “Chịu trồi
đầu về rồi hả? Ngon! Tôi tưởng ông bỏ xứ đi luôn chớ”.
Gã nhìn bên kinh, nơi tre mọc xanh rì là nền nhà cũ. Gã
cũng tưởng mình vĩnh viễn không quay lại nơi này. Gã vật vờ hết đất này đến đất
khác, làm lụng mưu sinh, vắt mình kiệt như tìm chút nước trong chày. Hết ngày,
trở về nhà trọ, gã thường bàng hoàng, cảm giác những đốt xương mình khô đi, rơi
ra từng lóng, từng lóng một. Gã bỗng thèm trở lại Thổ Sầu. Chẳng làm gì cả.
Chẳng ai chờ đợi gã. Cả nhà gã đã bỏ xứ đi vì không dám ngẩng đầu nhìn chòm
xóm, bởi nỗi ô nhục mà đứa con trai gây nên. Vậy thì phải về, cho người Thổ Sầu
thấy gã bây giờ sống tử tế như thế nào. Về để tìm lại cảm giác thanh thản đã bị
đánh mất. Hay về để nhìn lại cọng cỏ mình đã giẫm nát, cái cây mình đã vặt trụi
ngọn, con lạch trong lẻo đã bị mình sục đến đục ngầu bùn, gã không biết nữa.
Chỉ cảm giác thèm về da diết.
– Tôi muốn té chỗ nào thì đứng lên ngay chỗ ấy – gã cười,
và cảm giác nụ cười thật kỳ dị, một xác chết mà nhoẻn cười thử hỏi có khó coi
không?
Thầy trợn mắt, môi lật phật ở chỗ hai cái răng gãy, rồi
phụt ra một bụm cười, “Trời, nói chuyện văn hoa triết lý quá cha nội? Chắc gặp
nhà văn nào ở trong tù hả?”
Bất giác, thầy cũng ngó bên kinh, chỗ ngày xưa gã hay ra
đứng đái, và thầy hồi ấy là chú tiểu con con cầm nạng thun rình bắn cho bỏ tội
chĩa chim trước chùa. Tiểu bắn không tệ, có bữa thằng nhóc bụm tay giữa hai đùi
nhảy cà nhót, chửi thề ỏm tỏi. Bờ đất đó giờ rối nùi cỏ dại, thầy ngậm ngùi, “Ở
chùa với tôi, đắp đổi cháo rau qua ngày…”
Thêm một người cũng không làm chùa vui hơn. Gã cũng trầm
mặc, cũ kỹ như mấy bức tượng, nhưng không có được cái an nhiên, thanh thản của
thần Phật kia. Trên gương mặt chỉ hiện lên sự nhàu úa. Nhiều khi thầy nói
chuyện gì đó và phát hiện có con cóc trong góc nhà cọt kẹt trả lời mình. Chỉ
lúc thầy giả bộ bâng quơ, “con nhỏ đó vẫn chưa ai cưới”, thấy gã tái đi. Con
nhỏ mà thầy nói, vẫn thường ghé chùa chơi, mấy hôm rày không biết đau ốm chi mà
không thấy.
Gã ở chùa, người đến chùa bỗng đông. Họ cúi đầu lạy Phật mà
mắt láo liên tìm gã, hớn hở, nườm nượp như hồi nhà văn hoá huyện triển lãm heo
ba mắt, ngựa hai đuôi và những thai nhi dị dạng ngâm trong mấy chậu thuỷ tinh
hoá chất. Gã hay tránh ở vườn thuốc phía sau mỗi khi có bóng người xấp xãi rẽ
vào sân trước. Loáng thoáng nghe hỏi dồn, Nó về rồi hả? Thằng đó đâu? Sao thầy
chứa nó trong chùa? Nghe thầy cười nhẹ, nói thấy về thì biết về nhưng chưa về
đâu. Ủa, vậy là sao? Thầy niệm mấy tiếng a di đà. Gã hình dung được ánh mắt hấp
háy, tinh quái.
Thầy nhờ gã tiếp một tay làm hàng rào sân trước. Thầy buộc
gã phải từ giã việc chui lủi bên những pho tượng. Hì hụi trên sân, vần nhau với
những khúc cây ngâm nước lâu ngày tanh tưởi mùi bùn, gã gặp lại nhiều người
quen cũ. Bối rối không giấu được, họ nhận ra đã quên gã rồi, từng chi tiết một,
nên chẳng thể căm thù, xua đuổi, càng không thể đối xử mặn nồng như một người
xa xứ trở về. Không biết phải đối xử thế nào với cái thằng người đã từng là thú
vật.
Những cây son mọc hoang ngoài đường bắt đầu trổ bông, một
bữa, gã bê bức tượng Đức Di Lặc ra sơn lại, thì một cô gái già xộc vào. Cô định
đạp xe đâm thẳng vô gã, nhưng nhác thấy bức tượng, sợ vỡ, nên cô dùng thân mình
nhảy chồm trên đất ghìm trớn xe đang nhanh. Mặt đỏ lựng, bết mồ hôi, cô hét:
“Ê… !”
Tiếng kêu gọn lỏn. Như người ta vẫn thường ê xe vua, ê xe
lôi, ê hủ tíu bò kho… Nhưng sau tiếng “ê” ấy thì mọi ngôn ngữ tắc nghẹn. Cô
cũng rơi vào bi kịch của sự không đủ nhớ để nhảy xổ vào cào cấu, băm vằm gã đàn
ông ấy cho hả giận. Chỉ biết chơi vơi nhìn mối thù lớn của đời mình tơi tả như
con bù nhìn rơm giữa gió trời. Những ngày qua, lúc buồn, lúc những gã trai
trong xóm rước cô dâu mới về, lúc… đạp phải đinh, lúc… ho, cô đều bới tên gã ra
chì chiết, để hả hê, để sống tiếp. Nhưng giờ điều đó chẳng có ý nghĩa gì hết.
Cô quày quả bỏ đi, mặc kệ gã đàn ông đang chết sững. Sau
này, cô cũng chỉ kêu mỗi tiếng “Ê!” khi ghé lại. Có bữa nghe da diết, như bảo
tôi đây nè, tôi ra nông nổi vầy nè, ông sáng mắt chưa. Có bữa chất chứa tủi
hờn, tôi nè, đã nông nổi vầy rồi, hết hy vọng rồi. Bữa khác trong âm nghe hằn
học, tôi đây, tôi đã ra nông nổi này, tại ai tại ai tại ai. Và đợi gã ngước
nhìn cô sẽ quay đi. Những bữa không thấy gã, cô day qua hỏi thầy:
– … Đâu rồi?
Thầy thấy bụng mình hơi quặn chuyện thế tục.
Những bông son nở bung từng chùm trắng xoá. Son ra bông
trắng, báo hiệu mùa mưa rất dài, trời lạnh lẽo. Người già trong Thổ Sầu rủ nhau
chết, thầy đi tụng kinh siêu độ suốt, chùa vắng tanh. Dù gã ở đó, dù cô có ghé
kêu “Ê”. Nhưng cuộc gặp gỡ chỉ là của một – người – đã – chết ngồi nhìn một –
người – đã – chết.
Chết từ cái lúc thằng con trai mười bảy tuổi dìm đứa bé gái
xuống mé ao. Đứa bé mỏng manh ấy đã la hét hãi hùng vì đau, gã choáng váng nghĩ
rằng tiếng kêu đó xuyên thấu vào đầu từng người trong xóm Thổ Sầu, đến với bà
mẹ già ốm o của hắn đang ngồi câu. Gã muốn bịt kín tiếng hét cho đến khi con bé
kiệt sức đến mức không còn giãy giụa. Nước trong, gã nhìn thấy da con bé tím
dần, ngực nó thôi phập phồng, tóc nó trôi lều bều quyện vào đám rong nhớt.
Xuyên qua làn nước, đôi mắt đen buốt của con bé nghẹn ứ những câu hỏi về sự tha
hoá, man rợ của con người. Trong khoảnh khắc, gã thấy mình chỉ còn là một cái
xác. Gã chết rồi. Vì những ly rượu đầu đời, những bộ phim tục tĩu đầu đời. Vì
gã đang rạo rực không kiềm chế nổi, và con bé đi học một mình trên đường trưa
thưa vắng người.
Năm đó, son trổ bông đỏ như đang cháy. Nhà chức trách dẫn
kẻ phạm tội ra khỏi đầu kinh xáng, ngoái lại bông son rực như ai đó vãi lửa lên
trời. Gã nửa sợ nửa như nhẹ nhõm khi nghe tin đứa bé gái đã được cứu.
Được cứu, cũng không có nghĩa là sống lại, gã tin điều đó,
khi trông vào mình. Trông vào cô, cũng vật vờ, chao chát, khác thường. Buồn lại
cười, lúc vui vùi đầu vô góc bếp khóc. Buồn, vui đều thái quá, như cơm quá lửa
khét, canh quá muối mặn lè. Cả xóm ngậm ngùi, “con nhỏ chết hụt mà, bây giờ không
tưng tưng mới là lạ”. Người ta chỉ nhớ biến cố đó, và vì mãi nhớ nó nên cô vẫn
không lấy được chồng. Thầy thì không nhớ, nhưng phải kinh kệ giữ chùa. Những
lúc Thổ Sầu có đám cưới, cô hay mua rượu về, uống một mình. Qua chùa, cô ghé
vào than, gần như là câu kinh điển, “Thầy ơi, tui ế chồng thiệt rồi, thầy tính
sao đi chớ!” Thầy day mãi cuốn kinh Phật trong tay, tụng niệm maÌ�i mê để át
ý nghĩ vừa loé lên thảng thốt, nếu mình không theo Phật nữa? Mà cô ta không lấy
được chồng liên quan gì tới mình?
Thầy luôn ám ảnh câu hỏi đó. Thầy nghĩ, nếu mình trút áo
nâu rồi, ít nhất có một người sẽ thôi say, khi mùa cưới đến. Ba tuổi, cả nhà
chết vì chìm ghe, thầy lon ton vào chùa, theo sư bà Tư Huệ học đạo. Rồi sư bà
buông tay lúc thầy vẫn còn lơ ngơ, không còn ai dắt thầy đi trên con đường đạo
sâu thẳm. Nên gần bốn mươi năm sau thầy vẫn chưa đủ hạnh, cũng giận, cũng buồn.
Giận vẫn chửi, có điều chửi chay, kiểu như rầy đám con nít hái trộm bông trang
trong vườn chùa: “Mấy đứa bây kiếp sau sẽ biến thành cỏ... cứt heo”. Có lúc,
hứng chí quá uống chút rượu, về tụng kinh sám hối suốt đêm, mà thầy bảo là “bù
đắp cho hạnh bị hót mất một lỗ”. Mấy bà già quen lối nghĩ người tu hành thường
nghiêm trang, từ tốn, gặp thầy lần nào cũng buột miệng rầy, “thầy chùa mà không
nên nết”. Thầy cười xuề xoà, nhìn cái áo thì không biết được ai là bậc chân tu
đâu.
Thầy chỉ cãi cố vậy thôi chứ không ám chỉ mình. Thầy vẫn
phân vân, hay ngoái lại nẻo đời, vẫn loay hoay với ý nghĩ có những số phận mà
trăm ngàn quyển kinh kệ cũng bó tay, không cứu chuộc được. Đó là lúc bông son
rụng trụi cành, người ta nườm nượp cưới xin, cô say nhiều hơn, ghé chùa thường
hơn, gục gặc bên mấy pho tượng Phật. Gã bạn thầy chỉ biết nhìn cô vơ vất, không
biết nói gì, làm gì, bản thân gã chết rồi làm sao cứu được người chết khác.
Gã lao vào học Phật. Chùa cũng không còn mấy quyển kinh, gã
thuộc mau, tụng niệm mê mỏi. Gã còn đòi xuống tóc. Thầy cười buồn, không còn
tóc thì tâm vẫn chẳng an, có nghĩa gì đâu. Và để chứng minh điều đó, thầy cũng
làm cái lễ xuống tóc nho nhỏ. Cô trông thấy cái đầu trọc bóng của gã, kêu “Ê!
Sao ai cũng bỏ tui đi tu hết vậy?”, chới với như té cầu khỉ. Bữa sau, mở cửa
thấy cô nằm bẹp trước sân, người vương vất sương, thầy nổi quạu, ôm mấy cuốn
kinh quăng phẹp trước mặt gã, chửi mặn:
– Ông là thứ cỏ chỉ vô dụng. Tối ngày chỉ biết làm chuyện
bá láp, may vô đất thì có ý nghĩa gì? Người ta té sông, ông đọc kinh sám hối
thì tự dưng người ta nổi lên sao? Phải lấy tay mình kéo họ kìa, ông ơi.
Thầy nắm tay, dứ trước mặt gã, như níu lấy một cái gì đó, không
rõ ràng. Gã lúi húi nhặt nhạnh, như nỗi khổ tâm đang rơi ra, lúc nhúc bò trên
đất. Vì lời của thầy, vì màu da dưới áo cô nhiễm lạnh ngã tím, như bị dìm lâu
trong nước. Khi cô tỉnh giấc, ra về, gã nói vói theo, “chừng nào buồn, lại rủ
tôi uống rượu với”.
Cô hơi khựng lại, có lẽ giọng nói của gã rất khó nghe, nó
đã quánh đặc, đông thành khối trong lòng, từng từ rắn như đá, lục cục lăn qua
đầu môi. Thầy nghe còn lạ, bấy lâu gã không nói với thầy bằng lời như vừa rồi,
ngộ ở chỗ thầy lại thấu điều gã sợ, điều gã đau.
Mình cũng giỏi thiệt, nhiều khi nghĩ lại, thầy mắc cười. Gã
đã chịu ngồi chơi với cô, đôi khi còn uống chút rượu. Dù mùi men rượu gạo của
năm mười bảy tuổi thốc lên làm gã sợ đến tê dại, đến mụ mẫm. Sau cơn chuếnh
choáng gã đầm đìa mồ hôi như vừa xông nồi lá thuốc. Người nhẹ hẫng, vì ngó vào
lòng, thấy dục vọng trống không. Gã có thể nhìn thẳng vào cô, bàng hoàng vì
trên gương mặt của cô gái chớm già đã xuất hiện những đốm tàn nhang. Cô nạt:
– Ê!
“Ê” có nghĩa “nhìn gì mà nhìn”. Mặt cô hơi đỏ, như máu đang
mon men quay lại chảy trên những cái mạch đã cũ. Có gã giữ chai rượu, cô không
còn cơ hội để say, bớt xơ xác. Kinh Phật không làm được điều này, nghĩ tới đó,
gã hoang mang. Thầy ngó cái lưng của bạn, nghĩ, hình như gã đã ngộ ra được điều
gì rồi.
Và điều đó hẳn rất quan trọng, lớn lao khi thầy thấy gã từ
trốn chạy nhớn nhác chuyển qua chịu trận đương đầu. Gã thôi bỏ chạy khi có việc
ngang qua bờ chuối cũ. Những tay chuối rối tung. Nơi đứa bé gái giãy khóc ằng
ặc, đòi méc má trong bàn tay thô bạo cuống cuồng của gã. Gã chịu trận những ánh
nhìn nghiệt ngã lúc theo thầy đến những đám tang, thức thâu đêm, giữ đều từng
hồi trống, phụ gia chủ phần trà nước.
Giữa hai mùa son, gã đã dựng được cái hàng rào, tôn nền mộ
của sư bà lên cao, trồng bốn luống mỏ quạ, thuộc được mấy bản kinh, cạo đầu một
lần. Một lần được cô gái buồn nhất Thổ Sầu, đề nghị, “Anh cưới tui đi” sau khi
trút cạn chai rượu vào đất. “Không là tui chết đó”, cô giơ cái chai không dấm
dứ thêm. Gã đứng chết trân.
Gã bỏ Thổ Sầu đi. Chuyện đi ở của gã như khúc củi mục linh
đinh dưới sông, thầy đã cố vớt lên, nhưng rồi con nước dâng, củi lại trôi rồi.
Gã cần thời gian để đương đầu với nỗi sợ khi bóc tách lớp áo của cô ra, sẽ hiện
ra hình ảnh đứa bé gái gầy gò, tóc dài, mắt chong chong ngơ ngác trước sự tàn
nhẫn của con người.
Chùa nhớ gã, sáp đèn cầy chảy ròng như nước mắt. Cô nhớ gã,
ghé chùa dáo dác, “Đi luôn rồi hả? Không cưới tui thì thôi, mắc gì phải trốn
đi?” Thầy nhẹ nhàng nói, đừng lo, tới nắng gã lại về.
Thầy đoán trúng. Chỉ không biết mình lại chơi vơi khi thấy
đôi người ấy đi cạnh nhau trên con đường xóm, như hai con số 11, hai cây tre
miễu lêu đêu, bóng soi xuống sông dài nhằng, vặn vẹo… Thầy chỉ không hiểu sao
mình lại nghe rười rượi lúc nhìn khói bếp bọc lấy ngôi nhà nhỏ vừa dựng trên vườn
cũ bên sông. Vì cái buồn vơ vẩn đó, thầy nghĩ chắc mình phải đi tu chùa xa quá.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)